Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Xuất huyết dạ dày (bao tử) nói lên tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị chảy máu. Người bệnh cần xác định được nguyên nhân gây nên để có hướng chữa bệnh từ bên trong, nguyên căn. Vậy nên bài viết sẽ tổng hợp đầy đủ các thông tin về nguyên nhân, xuất huyết dạ dày có biểu hiện gì cho đến cách xử lý và điều trị phổ biến.

Xuất huyết dạ dày là bệnh gì?

Xuất huyết dạ dày tiếng Anh là Gastrointestinal bleeding. Đây là hiện tượng máu bị chảy ra khỏi lòng mạch của cơ quan dạ dày, một trong những bệnh xuất huyết nội nên việc xử lý và cầm máu là vô cùng khó khăn vậy nên người bệnh cần phải được phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị kịp thời.

Nếu bị chảy máu dạ dày ồ ạt, không có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ thì bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy xuất huyết dạ dày cũng được xếp hạng là biến chứng cấp tính có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến đường tiêu hóa.

Dựa theo số liệu được thống kê Y tế thì nước ta có tỷ lệ nhiễm bệnh từ 5 – 10% dân số cả nước. Bệnh tập trung nhiều ở độ tuổi 40 – 70 tuổi. Nam giới thuốc nhóm có nguy cơ mắc bệnh xuất huyết bao tử cao hơn ở nhóm nữ giới. Bởi một trong những yếu tố gây nên tình trạng này chính là do người bệnh sử dụng thuốc lá, rượu bia và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh.

xuat huyet da day
Xuất huyết dạ dày là máu bị chảy ra khỏi lòng mạch của cơ quan dạ dày

Triệu chứng xuất huyết dạ dày

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những biểu hiện thường thấy và dễ phân biệt được nhất để bạn có được câu trả lời chi tiết về xuất huyết dạ dày có triệu chứng gì?

Dấu hiệu báo trước

Đa phần chảy máu dạ dày đều xảy ra đột ngột, tuy nhiên cũng có một vài dấu hiệu giúp người bệnh xác định được tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:

  • Đau bụng phần thượng vị đột ngột, dữ dội và đau hơn so với bình thường.
  • Ổ bụng có cảm giác căng chướng, nóng rát, cồn cào và khi đói thì bụng lại càng đau hơn.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, nôn.

Biểu hiện điển hình

Mỗi người bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau, nhưng nhìn chung ở đại đa số người bệnh đều có triệu chứng sau:

  • Nôn ra máu: Là biểu hiện thường gặp ở hầu hết bệnh nhân chảy máu dạ dày. Tuy nhiên về số lượng máu bị nôn ra của mỗi người là không giống nhau, dao động từ chục ml đến hàng lít. Về màu sắc thì có thể là nâu sẫm, đỏ tươi đúng màu máu hoặc màu hồng. Tuy nhiên người bệnh không nên nhầm lẫn giữa nôn, ho khạc ra máu.
  • Đi ngoài ra máu (phân đen): Sau khi máu vào ống tiêu hóa sẽ được xuống đại tràng và ra ngoài cùng với phân, do đặc tính của sắc tố trong máu nên khi đại tiện máu sẽ có màu đen. Người bệnh cũng nên lưu ý để không bị nhầm lẫn giữa dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày với các nguyên nhân khác như táo bón, viêm đại tràng… Tuy nhiên đây vẫn là biểu hiện nguy hiểm, người bệnh cần có hướng xử lý và đi khám nhanh nhất có thể.

Một số triệu chứng khác

Bên cạnh những dấu hiệu rõ rệt trên thì người bệnh bị chảy máu bao tử cũng có thể bị: Sôi ruột, đau bụng dữ dội, khát nước, cơ thể mệt lịm, chóng mặt, hô hấp nhanh, bí tiểu, vã mồ hôi dù không nóng,…

Nếu thấy cơ thể có biểu hiện giống như vậy thì bạn nên đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và chữa bệnh sớm nhất có thể.

xuat huyet da day
Bệnh nhân có thể nôn ra máu

Triệu chứng Xuất Huyết Dạ Dày phổ biến

Nguyên nhân chảy máu dạ dày

Đây là bệnh lý có nhiều nguyên do, yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh, cụ thể sẽ được chia sẻ dưới đây:

Do một số bệnh lý

Xuất huyết dạ dày cũng có thể là biến chứng của một số bệnh như:

  • Loét dạ dày – tá tràng: Khi các vết loét của niêm mạc dạ dày ngày càng bị ăn sâu, dần lan sang cơ quan lân cận gây nên tình trạng viêm nhiễm nặng. Nếu người bệnh không điều trị đúng cách thì dần sẽ dẫn đến hiện tượng xuất huyết dạ dày tá tràng.
  • Ung thư dạ dày: Khi thức ăn được đưa vào cơ thể thì có thể sẽ bị ma sát với các khối u ở cơ quan dạ dày có thể gây thương tổn lòng mạch. Gây ra xuất huyết nhẹ, tuy nhiên nó sẽ dai dẳng, âm ỉ và dai dẳng.
  • Hội chứng Mallory Weiss: Mắc bệnh này, người bệnh sẽ phải nôn nhiều, đặc biệt những đối tượng không kiêng khem, vẫn sử dụng thuốc lá sẽ nghiêm trọng hơn. Sau một thời gian sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết bao tử.
  • Bệnh Hemophilia (máu khó đông): Khả năng cầm máu chậm nên nguy cơ bị xuất huyết dạ dày cũng sẽ cao hơn so với người khác.

Do vấn đề sức khỏe

Khi cơ thể gặp phải những vấn đề sau cũng có thể gây nên bệnh chảy máu dạ dày:

  • Giảm tiểu cầu: Tiểu cầu có chức năng cầm máu thông qua cơ chế làm đông máu khi mạch máu bị thương tổn. Khi số lượng tiểu cầu trong máu bị giảm đi ở một ngưỡng  nhiều đáng kể thì có thể sẽ gây xuất huyết dạ dày.
  • Sốt xuất huyết: Có thể gây biến chứng sốt huyết dạ dày cùng với nhiều biến chứng liên quan đến rối loạn máu khác trong đường tiêu hóa.
  • Xơ gan: Bệnh sẽ làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa, nên các áp lực của cơ quan tiêu hóa cũng bị tăng lên. Sau một thời gian không chữa trị bệnh đúng cách, khiến bệnh bị chuyển biến đến giai đoạn cuối thì người bệnh có thể đối mặt với biến chứng chảy máu bao tử.
  • Thiếu vitamin K: Cũng giống như tiểu cầu, vitamin này có chức năng làm đông máu, nếu thiếu hụt một lượng đáng kể thì nguy cơ xuất huyết cũng có thể xảy ra dễ dàng hơn.

Sử dụng thuốc chống đông, thuốc kháng sinh

Nếu người bệnh lạm dụng hoặc sử dụng quá liều sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho dạ dày. Đối với thuốc chống đông có vai trò ngăn ngừa các cục máu đông, nhưng uống nhiều sẽ khiến dạ dày bị chảy máu.

Ngoài ra, uống kháng sinh không đúng cách sẽ gây ra nhờn thuốc và hình thành các vùng trợt ở niêm mạc dạ dày, lâu dần sẽ dẫn đến chảy máu.

xuat huyet da day
Lạm dụng kháng sinh có thể gây chảy máu dạ dày

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những yếu tố trên thì bệnh chảy máu bao tử cũng có thể bị do:

  • Xuất huyết dạ dày vì nhịn ăn sáng: Sau một đêm dài không được nạp năng lượng, thì buổi sáng chúng ta cần ăn thực phẩm bổ dưỡng vừa để bù đắp cho đêm hôm trước, vừa để tăng cường nặng lượng cho ngày dài. Nếu không ăn sáng, lượng axit trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn, không có thức ăn để trung hòa chúng thì sẽ khiến lớp niêm mạc bị tác động, sau một thời gian liên tục sẽ gây biến chứng xuất huyết dạ dày.
  • Nhiễm khuẩn HP.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Sử dụng nhiều thực phẩm chứa cồn, chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…); ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn,…
  • Tinh thần căng thẳng, stress liên tục.

Biến chứng nghiêm trọng khi dạ dày xuất huyết

Nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách, XHDĐ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.

Biến chứng tim nạch:

  • Sốc giảm thể tích: Mất máu nhanh chóng gây tụt huyết áp, mạch nhanh, thậm chí hôn mê, cần xử lý cấp cứu ngay.
  • Suy tim cấp: Mất máu làm giảm lượng máu đến tim, gây khó thở, đau ngực, cần điều trị tích cực.
  • Rối loạn nhịp tim: Mất máu và rối loạn điện giải có thể gây nhịp nhanh thất, rung thất nguy hiểm.

Biến chứng hô hấp:

  • Viêm phổi hít: Hít phải dịch dạ dày và máu gây ho, khó thở, sốt, đau ngực, cần điều trị kháng sinh và hỗ trợ hô hấp.

Biến chứng thần kinh:

  • Bệnh não thiếu máu cục bộ: Thiếu máu não gây yếu liệt, rối loạn ngôn ngữ, lú lẫn, hôn mê.

Biến chứng thận:

  • Suy thận cấp: Giảm tưới máu thận gây tổn thương thận, giảm lượng nước tiểu, tăng creatinin máu.

Biến chứng nhiễm trùng:

  • Nhiễm trùng huyết: Tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng, có thể dẫn đến suy đa tạng.

Biến chứng tiêu hóa:

  • Hẹp môn vị: Sẹo loét gây cản trở thức ăn, nôn ói, đầy bụng.
  • Thủng dạ dày tá tràng: Loét nặng gây thủng dạ dày, cần phẫu thuật khẩn cấp.
  • Tái xuất huyết: Thường gặp trong vòng 72 giờ sau cầm máu ban đầu.

Phương pháp chẩn đoán bệnh xuất huyết bao tử chính xác

Hiện nay có khá nhiều phương pháp chẩn đoán được bác sĩ áp dụng, cụ thể như:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi cần thiết với bệnh nhân về: Tiền sử bệnh lý, triệu chứng bệnh, thời gian xuất hiện dấu hiệu,… để đưa ra kết luận về bệnh lý, chẩn đoán lâm sàng về nguyên nhân và mức độ bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải.
  • Khám nội soi tiêu hóa: Bác sĩ sử dụng ống nội soi có gắn thiết bị camera ở đầu được đưa vào thực quản đến đường tiêu hóa, khi đó bác sĩ sẽ quan sát được bên trong và xác định được vị trí chảy máu dạ dày rồi xử lý ngay. Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn hạn chế, chưa thể xử lý được xuất huyết ẩn.

Chụp X-Quang Baryt giúp bác sĩ sẽ quan sát được toàn bộ đường tiêu hóa
Chụp X-Quang Baryt giúp bác sĩ sẽ quan sát được toàn bộ đường tiêu hóa

  • Chụp X-Quang Baryt: Phương pháp này được kết hợp với chất cản quang, nên bác sĩ sẽ quan sát được toàn bộ đường tiêu hóa thông qua hình chụp lại bằng tia X. Từ đó xác định được nơi xuất huyết là rất dễ dàng.
  • Xét nghiệm máu: Với phương pháp này bác sĩ sẽ biết được mức độ viêm nhiễm của bệnh và có thể tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.
  • Mổ bụng khám trực tiếp: Đối với những người bệnh khó xác định được nguyên nhân, vùng bị xuất huyết thì người bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định mổ bụng.

Đối tượng có nguy cơ cao bị chảy máu dạ dày

  • Người có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa: Loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, ung thư dạ dày, polyp dạ dày
  • Người sử dụng thường xuyên các loại thuốc gây hại dạ dày: Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc chống đông máu, Corticosteroid
  • Người có lối sống không lành mạnh: Lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, stress kéo dài
  • Các đối tượng khác: Người trên 60 tuổi, người nhiễm vi khuẩn H. pylori, bệnh nhân suy gan, suy thận mạn

Cách phòng tránh bệnh xuất huyết dạ dày đúng

Để hạn chế được tối đa những nguy cơ mắc bệnh xuất huyết này thì người bệnh nên thực hiện theo những lời khuyên sau:

  • Giữ vệ sinh trong ăn uống: Luôn bảo quản thực phẩm được tươi ngon, chỉ ăn những món ăn đã được nấu chín kỹ, không ăn thực phẩm ôi thiu hay hết hạn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, giống như lời khuyên được chia sẻ ở trên.
  • Thiết lập thói quen ăn uống khoa học: Không ăn quá no, không để bụng quá đói, ăn xong không nên vận động mạnh hay nằm ngay.

Thiết lập thói quen ăn uống khoa học giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Thiết lập thói quen ăn uống khoa học giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả

  • Tránh lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs).
  • Tạo thói quen vận động cơ thể để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch một cách toàn diện.
  • Quản lý tinh thần tránh căng thẳng, stress quá mức: Theo nghiên cứu, nếu tinh thần không được thoải mái, thường xuyên stress kéo dài sẽ khiến cho não bộ tác động lên chức năng hệ tiêu hóa. Vậy nên, tinh thần không lo âu, không căng thẳng sẽ giúp đường ruột hoạt động tốt hơn.

Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?

Khi gặp các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán sớm và chính xác sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng và tăng khả năng phục hồi.

  • Nôn ra máu, có thể là máu đỏ tươi hoặc máu đen giống bã cà phê. Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của xuất huyết dạ dày.
  • Đi ngoài phân đen, hôi tanh, đôi khi có lẫn máu đỏ tươi.
  • Đau bụng dữ dội, thường xuất hiện ở vùng thượng vị (trên rốn).
  • Choáng váng, chóng mặt.
  • Yếu ớt, mệt mỏi.
  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt.
  • Tim đập nhanh, thở gấp.
  • Ngất xỉu.

Các trường hợp đặc biệt cần lưu ý:

  • Người cao tuổi: Có nguy cơ cao bị biến chứng do xuất huyết dạ dày.
  • Người có bệnh lý nền: Ví dụ như bệnh tim mạch, bệnh gan, bệnh thận,...
  • Người đang sử dụng thuốc chống đông hoặc NSAID: Các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.

Phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày

Bệnh xuất huyết dạ dày và cách điều trị là những kiến thức ai cũng nên biết, để có thể ngăn chặn cũng như phòng ngừa sự nguy hiểm từ những biến chứng của bệnh. Dưới đây sẽ là phương pháp điều trị thông dụng mà bạn có thể tham khảo:

Cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày ngay tại chỗ

Theo chuyên gia tư vấn thì ngay khi bạn hoặc người thân có những dấu hiệu của bệnh thì cần phải làm theo những hướng dẫn sau:

  • Gọi điện thoại cấp cứu để kịp thời đến bệnh viện.
  • Người bệnh cần phải được nằm tại chỗ, không tự ý di chuyển hay vận động để hạn chế việc chảy máu dạ dày. Tốt nhất nên chọn nơi thoáng mát, có lưu thông không khí tốt. Nếu người bệnh cảm thấy choáng váng, hạ huyết áp thì có thể đắp thêm chăn mỏng để giữ nhiệt cho cơ thể.
  • Pha một cốc nước muối loãng với tỷ lệ 100ml nước ấm và 8g muối để người bệnh uống. Như vậy là để người bệnh có thể bổ sung lại nước, chất điện giải cho cơ thể.
  • Sau đó người bệnh sốt huyết dạ dày nằm chờ xe cấp cứu đến để được đưa đến bệnh viện an toàn.

Khi có dấu hiệu chảy máu dạ dày hãy nhanh chóng gọi cấp cứu
Khi có dấu hiệu chảy máu dạ dày hãy nhanh chóng gọi cấp cứu

Cách chữa xuất huyết dạ dày bằng Tây y

Sử dụng thuốc Tây

Xuất huyết dạ dày uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến thường được bác sĩ kê đơn cho người bệnh như:

  • Bệnh nhân đang xuất huyết có thể sẽ được kê uống: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin… với liều lượng tùy vào từng người bệnh khác nhau.
  • Thuốc trung hòa acid và kháng tiết acid: Alusi, Maalox, Gastropulgite… Thời điểm thích hợp uống thuốc là vào sau bữa ăn 1 – 3 tiếng và trước khi đi ngủ.
  • Thuốc kháng H2 và thuốc ức chế bơm proton: Omeprazol, pantoprazol, lansoprazol…
  • Thuốc co mạch: Carbazochrome, Octreotide, Posthypophyse…
  • Thuốc kéo dài thời gian đông máu: Phytomenadione, Menaquinon, Menadione…

Ưu điểm: Những loại thuốc này có thể mang đến công dụng nhanh, dễ mua dễ dùng và giá thành cũng ở mức phù hợp.

Nhược điểm:

  • Thuốc không thể chữa dứt điểm, chỉ mang tính tạm thời và người bệnh vẫn có tiềm ẩn bị chảy máu dạ dày.
  • Sử dụng thuốc nhiều sẽ bị nhờn thuốc và uống không đúng cách có thể gặp phải những tác dụng phụ, biến chứng khác.

xuat huyet da day
Bệnh nhân cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Phẫu thuật

Sau những cách xử lý và chữa trị ở trên mà người bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân có biểu hiện nặng, bác sĩ sẽ nhanh chóng chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật. Điển hình có 2 loại:

  • Phương pháp nội soi dạ dày: Bệnh nhân đã được rửa sạch dạ dày nhưng vẫn còn hiện tượng chảy máu thì sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp này. Bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ y khoa (đầu điện, chất cầm máu xịt, dùng kẹp cầm máu, tia laser) để ngăn chặn việc chảy máu ra ngoài mạch.
  • Phương pháp phẫu thuật mổ hở: Được chỉ định với những bệnh nhân nặng, chảy máu ồ ạt. Với phương pháp này thì bác sĩ sẽ dùng các thiết bị và máy móc y khoa để tiến hành mổ trực tiếp, để kiểm tra và ngăn chặn không để máu chảy nữa.

Chữa bệnh xuất huyết bao tử bằng mẹo dân gian

Các bài thuốc Nam được đánh giá khá an toàn, tuy nhiên hiệu quả đạt được còn tùy từng cơ địa mỗi người.

Bài thuốc số 1: Chè dây

Nhờ vào khả năng gây ức chế và tiêu diệt được vi khuẩn HP; kháng viêm; giải tỏa căng thẳng, giảm đau, thanh lọc cơ thể, chè dây đã được coi là thần dược chữa bệnh dạ dày.  Công thức cần thực hiện cụ thể là:

  • Chuẩn bị: 10g – 15g chè dây đã được phơi khô.
  • Cách làm: Cho chè dây vào ấm đun rồi trần qua với nước sôi, đổ ra. Tiếp tục cho nước vào và đun sôi khoảng 10 phút là có thể uống.

Người bệnh nên uống liên tục từ 15 – 20 ngày để cảm nhận sự hiệu quả của thuốc.

Bài thuốc số 2: Nghệ và riềng

Nghệ từ trước đến nay vẫn được mệnh danh là thần dược, chúng không chỉ có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mà còn có thể cải thiện và làm lành các vết viêm loét, thương tổn hiệu quả.

Kết hợp nghệ và riềng giúp tăng khả năng kháng khuẩn, chống viêm
Kết hợp nghệ và riềng giúp tăng khả năng kháng khuẩn, chống viêm

Về củ riềng, không chỉ được sử dụng làm gia vị cho món ăn mà ông cha ta còn đưa chúng vào những bài thuốc chữa bệnh về tiêu hóa. Bởi chúng vừa có khả năng sát khuẩn, kháng viêm mà còn chống oxy hóa rất tốt cho người bệnh dạ dày.

Vậy nên, chúng đã được kết hợp với nhau để chữa bệnh chảy máu bao tử, công thức cần thực hiện:

Chuẩn bị: Riềng và nghệ mỗi loại 15g, đường phèn 2g, 5ml giấm.

Cách làm:

  • Nếu ở dạng bột: Trộn đều các hỗn hợp trên cùng 1 ít nước rồi đun nhỏ lửa đến khi chín
  • Nếu ở dạng tươi: Thái mỏng nghệ và riềng rồi đảo cùng nguyên liệu trên kèm theo ít nước và đun nhỏ lửa.

Cách dùng: Uống từ 3 – 4 lần/ngày vào thời điểm trước và sau mỗi khi dùng bữa.

Đông y trị bệnh từ căn nguyên

Điều trị xuất huyết dạ dày bằng Đông y là một phương pháp được nhiều người lựa chọn nhờ tính an toàn và hiệu quả cao. Phương pháp này không chỉ tập trung vào việc cầm máu mà còn điều hòa toàn diện cơ thể, giúp phục hồi chức năng dạ dày và tăng cường sức khỏe tổng quát.

Theo quan điểm Đông y, xuất huyết dạ dày thường liên quan đến các yếu tố bất thường như:

  • Hư nhiệt: Thiếu âm, nhiệt độc gây tổn thương dạ dày.
  • Tỳ vị hư yếu: Suy giảm chức năng tiêu hóa và hấp thụ, dẫn đến loét dạ dày và chảy máu.
  • Can uất hóa nhiệt: Căng thẳng, stress gây rối loạn chức năng gan, dẫn đến nhiệt độc và tổn thương dạ dày.

Mục tiêu của Đông y là điều chỉnh các yếu tố bất thường này thông qua việc cân bằng âm dương, bổ tỳ vị, thanh nhiệt giải độc, và thư giãn can khí.

Một số bài thuốc Đông y thường được sử dụng để điều trị xuất huyết dạ dày bao gồm:

  • Bài thuốc cầm máu bổ tỳ: Gồm các vị thuốc như hoàng cầm, bạch thược, sơn thù, bạch linh, phục linh, ý dĩ, hoài sơn, táo nhân, bạch chỉ, đương quy.
  • Bài thuốc thanh nhiệt giải độc: Gồm các vị thuốc như hoàng liên, hoàng cầm, sài hồ, chỉ xác, cam thảo, ké đầu ngựa, diệu cánh, kinh giới.
  • Bài thuốc thư giãn can khí: Gồm các vị thuốc như sài hồ, bạch thược, đương quy, xuyên khung, bạch chỉ, cam thảo, xa tiền tử, chỉ xác.
  • Cách sử dụng: Sắc các vị thuốc với nước, chia thành nhiều phần bằng nhau, uống mỗi ngày một thang.

Dược liệu

Dược liệu Đông y đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày thông qua các tác dụng cầm máu, bổ tỳ vị, thanh nhiệt giải độc và thư giãn can khí. Việc lựa chọn dược liệu phụ thuộc vào nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân.

Tuy nhiên, nó không thay thế được phương pháp điều trị Tây y. Kết hợp Đông y và Tây y có thể giúp tăng cường hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ.

Các nhóm dược liệu chính thường dùng như:

Hoàng cầm là dược liệu có khả năng cầm máu hiệu quả
Hoàng cầm là dược liệu có khả năng cầm máu hiệu quả

  • Dược liệu cầm máu: Co mạch, tăng đông máu, cầm máu nhanh chóng. Ví dụ: c, địa chỉ, ngũ mai tử, cỏ mực, ké đầu ngựa.
  • Dược liệu bổ tỳ vị: Củng cố chức năng tiêu hóa, hấp thu, tăng cường sức đề kháng. Ví dụ: Bạch linh, phục linh, hoài sơn, ý dĩ, sơn dược, táo nhân.
  • Dược liệu thanh nhiệt giải độc: Làm mát, giải nhiệt, chống viêm, giảm đau. Ví dụ: Hoàng liên, sài hồ, chỉ xác, cam thảo, kinh giới, diệu cánh.
  • Dược liệu thư giãn can khí: Giảm căng thẳng, stress, điều hòa khí huyết. Ví dụ: Sài hồ, bạch thược, đương quy, xuyên khung, bạch chỉ, cam thảo, xa tiền tử.

Hy vọng với những kiến thức chia sẻ về bệnh xuất huyết dạ dày, triệu chứng, cách xử lý, điều trị ở trên đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này!

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Nội soi dạ dày là thủ thuật Y khoa được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh thông qua nhiều quy trình và phương pháp khác nhau. Mặc dù thủ thuật rất phổ biến nhưng nhiều bệnh nhân chưa biết thời gian thực hiện mất bao lâu, chi phí bao nhiêu tiền, có lây không? Tham khảo bài...
Thuốc Dạ dày Trần Kim Huyền được nghiên cứu và bào chế theo bài thuốc Đông y gia truyền với công thức từ các loại thảo dược quý hiếm. Thuốc phát huy công dụng tuyệt vời cho người bệnh dạ dày giảm nhanh các triệu chứng. Dạ dày gia truyền Trần Kim Huyền được sự ủng hộ của đông đảo...
Bài thuốc dạ dày của Bệnh viện Quân y 103 Hà Nội là kết quả của sự kế thừa các tinh hoa của bài thuốc dân gian cổ truyền và được cải tiến qua hơn 20 năm điều trị tại viện. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về bài thuốc dạ dày viện 103 trong bài viết...
Bị xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Làm thế nào để chữa? Đây là dấu hỏi chấm mà nhiều người bệnh băn khoăn. Trong bài viết này cung cấp thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ và cách điều trị bệnh hiệu quả. Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Xuất huyết dạ dày hay còn gọi...
Viêm dạ dày ruột cấp là một tình trạng bệnh lý phổ biến gây ra những triệu chứng khó chịu do nhiễm trùng đường tiêu hóa. Hãy tìm hiểu về viêm dạ dày ruột cấp, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả. Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày ruột cấp Dạ dày và...
Được đánh giá là phương pháp an toàn nhưng việc nội soi dạ dày có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn của bác sĩ, trang thiết bị y khoa và sự hợp tác của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ thông tin tới quý độc giả về rủi ro...
Nội soi dạ dày là một phương pháp chẩn đoán bệnh nhanh, chính xác được sử dụng phổ biến ở các cơ sở y tế hiện nay. Tuy nhiên, trước khi chuẩn bị thực hiện nội soi, có rất nhiều bệnh nhân băn khoăn rằng liệu nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không? Bạn đọc tìm hiểu thông...
Nội soi dạ dày có sinh thiết là một kỹ thuật nội soi sử dụng rất nhiều hiện nay. Phương pháp này đảm bảo an toàn, hiệu quả, phát hiện ung thư dạ dạ dày và nguyên nhân gây bệnh sớm. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để nắm rõ nội soi dạ dày có sinh thiết là gì...
Có rất nhiều người bệnh thắc mắc nên uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn? Trong quá trình điều trị bệnh dạ dày cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ với từng loại thuốc và tùy theo nguyên nhân của cơn đau sẽ có những cách uống khác nhau. Bạn cần tìm hiểu và cân...
Nội soi dạ dày xong bị đau họng, đau bụng là tình trạng không hiếm gặp. Đây là những vấn đề thường xảy ra do tác động của ống nội soi và thao tác chưa chuẩn xác của bác sĩ. Tình trạng này có nguy hiểm cho sức khỏe không và nên làm gì để khắc phục? Những thông tin...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Xuất Huyết Dạ Dày bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan