Nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng với sức khỏe và vẻ ngoài của chị em. Bởi vậy khi bị rối loạn nội tiết tố, phụ nữ có thể mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm đồng thời vẻ đẹp bên ngoài cũng bị tác động.
Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?
Hệ thống nội tiết bao gồm các tuyến sản xuất và giải phóng hormone. Chúng đóng vai trò kiểm soát nhiều chức năng quan trọng của cơ thể trong đó có khả năng chuyển hóa năng lượng cho hoạt động tế bào. Nội tiết cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, trao đổi chất, khả năng tình dục và tâm trạng.
Các tuyến nội tiết tố trong cơ thể gồm có:
- Vùng dưới đồi: Có liên hệ mật thiết qua các mạch máu và hệ thần kinh đến tuyến yên. Hormone theo những đường này đến dữ trứ hoặc tác động kích thích, ức chế chức năng tuyến yên. Những hormone được gọi là TSH-TRH, Prolactin – PIH, ADH, oxytocin, ACTH – CRH, FSH và LH-GnRH.
- Tuyến yên: Tuyến yên nằm ở vị trí đáy não hoặc sau các xoang với tên gọi khác là tuyến chủ. Hoạt động của tuyến này ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong đó có tuyến giáp. Tuyến yên gồm các hormone FSH, LH, Lipoprotein, GH, Prolactin, ACTH, TSH,… Mỗi hormone đều giữ các chức năng khác nhau trong sự tăng trưởng của cơ thể và tuyến sinh dục.
- Tuyến tùng: Ở trung tâm não bộ, sản xuất các nội tiết tố điều chỉnh giấc ngủ.
- Tuyến giáp trạng: Vị trí ở hai bên và trước khí quản, dưới thanh quản. T3 và T4 là 2 hormone ở tuyến này giúp điều hòa trao đổi chất.
- Cận giáp: Sau tuyến giáp, sản sinh hormone PTH-Parathormone tác dụng lên xương, ruột, thận…
- Tuyến ức: Nằm trong lồng ngực, sau xương ức giúp tái tạo miễn dịch, thúc đẩy quá trình phát triển tế bào để bảo vệ cơ thể.
- Tuyến tụy: Nằm sau phúc mạc và có khả năng nội tiết và ngoại tiết.
- Thượng thận: Nằm trên 2 quả thận, sản sinh hormone cân bằng cơ thể gồm cortisol và catecholamin.
Khi nồng độ hormone trong cơ thể ở mức quá cao hay quá thấp sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết tố ở nữ giới. Đồng thời, các vấn đề về sức khỏe sẽ xảy ra khi có lý do nào đó làm mất sự cân bằng trên.
Triệu chứng rối loạn nội tiết tố nữ
Tình trạng nội tiết tố không ổn định thường xảy ra ở giai đoạn sau sinh, tuổi dậy thì, kinh nguyệt, mãn kinh hay tiền mãn kinh, mang thai… Các dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này là:
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, ăn uống khó tiêu, tăng cân mất kiểm soát.
- Ngực căng đau, tóc dễ gãy rụng hơn.
- Âm đạo bị khô, giảm ham muốn tình dục, tăng nguy cơ vô sinh.
- Kinh nguyệt không đều, có hiện tượng xuất huyết âm đạo.
- Giọng nói trở nên trầm hơn, xuất hiện nhiều mụn, da nám sạm, lông tóc mọc bất thường.
- Bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều đặc biệt vào ban đêm, tâm trạng thất thường, dễ mất ngủ.
- Xương trở nên yếu đi, dễ tổn thương do yếu, giòn.
Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết
Tình trạng này có thể xuất hiện do nhiều yếu tố cả nội sinh và ngoại sinh, các thói quen sống, sinh hoạt hàng ngày, môi trường. Theo đó, nguyên nhân phổ biến thường gặp gồm:
- Tăng hoặc giảm cân quá nhanh và đột ngột.
- Ăn uống thiếu chất, chán ăn, mất cân bằng dinh dưỡng.
- Lạm dụng bừa bãi các loại thuốc tránh thai gây tác dụng phụ.
- Căng thẳng kéo dài, làm việc quá sức, thường xuyên thức khuya.
- Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hay tiếp xúc với hóa chất từ môi trường ô nhiễm gây rối loạn nội tiết.
- Tác dụng phụ của các loại thuốc đặc trị, hóa trị hay xạ trị khi bị bệnh.
Bên cạnh đó, các yếu tố bệnh lý nội sinh là nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố là:
- Người mắc các bệnh tiểu đường, khối u ở tuyến yên, bướu cổ hay những vấn đề liên quan đến các bộ phận sản sinh hormone.
- Các phản ứng hay nhiễm trùng nghiêm trọng của cơ thể.
- Cơ thể sau sinh hay đang mang thai có nhiều thay đổi gây rối loạn nội tiết.
- Phụ nữ bước vào tuổi trung niên mãn kinh hay tiền mãn kinh…
Cách điều trị rối loạn nội tiết tố nữ
Rối loạn nội tiết tố nữ phải làm sao, có nhiều phương pháp giúp chị em chăm sóc sức khỏe như sử dụng phương pháp tự nhiên hoặc y học.
Phương pháp y học hiện đại
Tây y có nhiều biện pháp điều trị rối loạn nội tiết tố nữ cho hiệu quả cao, trong đó phổ biến là các cách chữa như sau:
- Kiểm soát nội tiết tố hoặc sinh sản: Cách này dùng cho người chưa có ý định mang thai với việc dùng thuốc tránh thai chứa estrogen và progesterone, giúp bạn làm đều kinh hơn.
- Estrogen đường âm đạo: Kem chứa estrogen bôi ở âm đạo để giảm triệu chứng khô âm đạo do rối loạn nội tiết tố nữ.
- Thay thế hormone: Thay thế hormone dạng thuốc sử dụng để giảm các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ trung niên.
- Kháng androgen: Ngăn chặn sự tăng sinh nội tiết tố nam trong cơ thể nữ giới.
Y học cổ truyền
Y học cổ truyền dùng các thảo dược tác động điều hòa khí huyết, cân bằng nội tiết tố từ bên trong. Bên cạnh việc điều hòa nội tiết, thuốc Đông y còn nâng cao thể trạng, sức đề kháng, an thần cho người bệnh. Nhờ đó, sức khỏe nữ giới được bảo vệ và cải thiện rõ rệt.
Có thể sử dụng những bài thuốc sau:
- Bài thuốc Tứ vật thang: 6gr xuyên khung, 12gr bạch thược, 20gr thục địa sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc Sinh lý nữ Đỗ Minh Đường: Với 2 bài thuốc nhỏ Thuốc Bổ âm Hồi Xuân Hoàn ( đại thục địa, sâm tố nữ, hòai sơn, ngũ vị tử, kỷ tử, đương quy, nhục thung dung, hồ đào, kim anh tử, sa sàng, hạt sen…) và Đại Bổ Thận (dâm dương hoắc, cửu thái tử, nhục thung dung, thạch liên tử, hoài sơn, kim anh tử,…). Bài thuốc dựa trên công thức gia truyền của dòng họ Đỗ Minh, được đánh giá cao về hiệu quả.
- Bài thuốc Đạo đàm thang: Chỉ thực, chế bán hạ, trần bì mỗi vị 10gr, phục linh 12gr, cam thảo 4gr, chế nam tinh 6gr, sắc lấy nước uống trong ngày.
Phương pháp tự nhiên
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, phụ nữ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày nhằm cân bằng nội tiết. Các phương pháp cụ thể như sau:
- Uống đủ nước mỗi ngày, có thể dùng nước lọc hoặc các loại nước ép rau củ tươi.
- Sử dụng các thảo dược thiên nhiên để tăng cường sức khỏe, cân bằng nội tiết như nhân sâm, trinh nữ hoàng cung, dầu dừa hay sữa ong chúa…
- Ăn uống đủ chất để cơ thể có đủ dinh dưỡng cân bằng nội tiết. Phụ nữ nên ưu tiên các thực phẩm như đậu nành, rau diếp cá, bông cải xanh, cà rốt, bơ, dầu olive, cá hồi…
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý tiêu hóa để tránh bệnh ảnh hưởng đến nội tiết tố.
- Tập thể dục thường xuyên để cơ thể dẻo dai, tăng sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa.
- Từ bỏ thói quen sử dụng bia, rượu, thuốc lá hay chất kích thích khác…
- Không lạm dụng thuốc tránh thai, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng thần kinh hay làm việc quá sức.
Bài viết trên đã đưa đến cho bạn đọc thông tin về rối loạn nội tiết tố là gì, bị rối loạn nội tiết tố nữ phải làm sao. Hy vọng qua bài viết, chị em phụ nữ đã có cách chăm sóc bản thân hiệu quả để phòng ngừa và chữa bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!