Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến nhất ở nước ta. Nếu không được can thiệp kịp thời nguy cơ bại liệt là rất cao. Việc tìm hiểu bệnh giải pháp điều trị sẽ giúp kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa tối đa rủi ro cho người bệnh.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp tên tiếng anh là Osteoarthritis. Đây là bệnh lý gây ra tổn thương ở phần sụn, xương dưới sụn khiến người bệnh đau đớn, viêm sưng kèm theo các triệu chứng khác ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, công việc.

Ở trạng thái bình thường sụn khớp trơn láng, cấu trúc xương ổn định, cử động trơn tru linh hoạt. Khi khớp bị thoái hóa phần sụn bị bào mòn, xù xì có thể trơ ra đầu xương dưới sụn. Trong quá trình cử động đầu xương sẽ cọ vào nhau gây viêm, sưng và đau đớn.

thoai-hoa-khop
Khớp bị thoái hóa ngày càng phổ biến ở người trẻ

Vị trí khớp dễ bị thoái hóa nhất là: 

  • Thoái hóa khớp gối
  • Thoái hóa khớp cổ tay
  • Thoái hóa khớp háng
  • Thoái hóa khớp ngón tay,...

Bệnh được chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Tổn thương nhẹ, biểu hiện bệnh thường không rõ ràng, người bệnh có thể đi lại bình thường, chỉ thấy khó chịu, đau nhức khi vận động nhiều.
  • Giai đoạn 2: Phần sụn khớp bắt đầu bị bào mòn, thấy hình ảnh gai xương, khe khớp hẹp, các gai xương nhỏ hình thành khi cử động người bệnh sẽ thấy tình trạng đau rõ rệt dần.
  • Giai đoạn 3: Tổn thương phát triển mạnh hơn gai xương kích thước lớn, lớp sụn bị mòn nhiều, phần đầu xương nhô ra thậm chí biến dạng tại bề mặt khớp.
  • Giai đoạn 4: Là giai đoạn tổn thương nghiêm trọng nhất đầu xương bị bào mòn hoàn toàn hoặc còn rất ít, khe khớp hẹp nhiều, gai xương lớn, khớp bị biến dạng.

Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp thường gặp

Tùy vào vị trí khớp bị thoái hóa mà có biểu hiện đặc trưng riêng. Sau đây là một số dấu hiệu chung của bệnh thoái hóa khớp:

  • Đau nhức tại vị trí tổn thương: Khớp bị đau với nhiều mức độ từ âm ỉ đến đau dữ dội. Thời điểm và tần suất đau cũng thay đổi theo giai đoạn nặng nhẹ của bệnh. Đau thường tăng khi vận động nhiều, ngồi lâu chỗ, ban đêm.
  • Khớp bị cứng: Khớp bị cứng khi người bệnh co duỗi, di chuyển. Thời điểm khớp bị cứng phổ biến nhất là sáng sớm khi thức dậy, giữ nguyên tư thế trong thời gian dài khi vận động trở lại sẽ bị co cứng kèm đau đớn.
  • Cử động khó khăn: Đối với khớp háng, gối, cổ chân bị thoái hóa người bệnh sẽ gặp khó khăn trong vấn đề di chuyển, phải đi tập tễnh, không đi lại như bình thường. Trong trường hợp bị thoái hóa các khớp ở chi trên người bệnh sẽ khó co duỗi, cầm nắm vận khó khăn.
  • Có tiếng kêu: Biểu hiện rõ ràng nhất là khi cử động khớp phát ra tiếng kêu lục cục, càng cử động mạnh tiếng kêu càng rõ.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa xương khớp hình thành do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là:

  • Tuổi tác: Đây là yếu tố hàng đầu, bởi tuổi tác càng cao, khớp xương càng dễ bị bào mòn, lão hóa theo thời gian. Không những vậy quá trình mất xương diễn ra nhanh, lượng dịch khớp tiết ra ít từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Yếu tố công việc: Các công việc lao động nặng khiến tăng lực tác động tới khớp xương. Tình trạng này diễn ra liên tục trong thời gian dài sẽ gây tổn thương cho sụn khớp, bào mòn thoái hóa là điều khó tránh.
  • Chấn thương: Tiền sử chấn thương tại khớp sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh. Bởi sau chấn thương không chỉ khớp mà các mô cơ xung quanh cũng bị ảnh hưởng, nếu điều trị không đúng cách sẽ gây viêm, tổn thương mãn tính.
  • Mắc các bệnh lý xương khớp khác: Khớp bị viêm, gout, loãng xương... sẽ thúc đẩy quá trình bào mòn sụn, chức năng xương khớp và tất yếu thoái hóa sẽ nhanh hơn.
  • Vấn đề bẩm sinh ở khớp: Với những người có cấu trúc xương khớp bất thường trong quá trình vận động sẽ khó khăn hơn người bình thường. Bên cạnh đó quá trình thoái hóa khớp, nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp khác cũng tăng cao.
  • Chơi thể thao quá sức: Vận động viên, những người thường chơi các bộ môn đòi hỏi sự vận động liên tục, có sức ép lớn ở khớp như bóng đá, cầu lông, quần vợt, đẩy tạ,... về lâu dài sẽ có chấn thương, khớp giảm dần độ đàn hồi, ma sát
  • Các yếu tố khác: Di truyền, thừa cân, lạm dụng một số loại thuốc điều trị bệnh lý...

thoai-hoa-khop
Chấn thương làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp sớm

Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng thoái hóa khớp nếu không được phát hiện, điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Teo cơ, biến dạng khớp: Đầu sụn bị bào mòn hết, gai xương hình thành, lượng dịch sản sinh ít, lệch trục khớp là các vấn đề xảy ra khiến khớp bị phình to hoặc teo lại lệch với các khớp bình thường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến khả năng vận động bị hạn chế, lâu dài có thể thành tật đi khập khiễng.
  • Liệt, tàn phế: Biến chứng nguy hiểm nhất mà thoái hóa khớp gây ra. Các khớp mất hoàn toàn chức năng, dinh dưỡng và máu không nuôi dưỡng tới khớp. Bệnh nhân sẽ bị liệt một phần hoặc hoàn toàn, không còn cảm giác.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Bệnh trước đây thường gặp ở người cao tuổi nhưng hiện nay nhiều người trẻ trong độ tuổi 20-30 cũng đã được chẩn đoán mắc bệnh.

  • Những người từng bị chấn thương: Chấn thương do tai nạn lao động, chơi thể thao, tai nạn giao thông có tổn thương đến khớp dù nhẹ hay nặng đều tăng tỉ lệ bị thoái hóa.
  • Người bị béo phì: Khi trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây áp lực cho hệ xương khớp trong mọi hoạt động từ đó làm tăng nhanh nguy cơ tổn thương.
  • Những người làm công việc nặng nhọc: Nông dân, công nhân kéo hàng, nhân viên vận chuyển
  • Những người lười vận động, công việc ít di chuyển: Nhân viên văn phòng, tài xế lái xe đường dài, thợ may...

Thoái hóa khớp có chữa được không?

Thoái hóa khớp là bệnh lý mãn tính, xảy ra chủ yếu quá trình lão hóa tự nhiên kết hợp cùng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như chấn thương, công việc, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt... Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp. 

Các phương pháp điều trị hiện nay được áp dụng với mục tiêu: Kiểm soát, làm giảm triệu chứng bệnh, tăng khả năng vận động

  • Ngăn ngừa tiến triển bệnh
  • Chặn nguy cơ biến chứng
  • Tùy theo giai đoạn bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.

Phương pháp chữa thoái hóa khớp

Với bệnh lý thoái hóa khớp hiện có các phương pháp điều trị phổ biến, hiệu quả nhất là:

Cách chữa thoái hóa khớp tại nhà

Đây là cách điều trị bệnh tạm thời, phù hợp với những bệnh nhân mới bị thoái hóa các triệu chứng còn nhẹ. Ưu điểm của cách chữa này là ít tốn kém, dễ thực hiện.

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách nhưng hiệu quả tốt, phổ biến nhất phải kể đến:

  • Giảm đau bằng cách chườm nóng, lạnh: Sử dụng túi chườm nóng, túi lạnh hoặc dùng khăn thấm nước nóng/lạnh đắp trực tiếp lên vùng khớp bị đau do thoái hóa sẽ giúp lưu thông máu, giảm đau nhức tạm thời.
  • Chườm muối ngải cứu nóng: Sử dụng 1 nắm lá ngải cứu cùng ít muối hạt cho vào chảo rang nóng, thơm. Đổ ra 1 miếng vải khô sạch để nguội bớt rồi chườm lên khớp bị thoái hóa.
  • Ngâm rượu gừng xoa bóp: Dùng 1 kg gừng tươi cùng 2 lít rượu trắng. Gừng đem rửa sạch hết bụi đất thái thành từng lát mỏng khoảng 0,5cm cho hết vào bình thủy tinh thêm rượu vào đậy nắp kín ngâm khoảng 15 ngày có thể dùng. Mỗi lần lấy 1 lượng nhỏ xoa bóp trực tiếp vào vị trí khớp bị thoái hóa.
  • Xương rồng: Sử dụng khoảng 2-3 nhánh xương rồng loại bỏ gai đem nướng 2 mặt tới khi có mùi thơm. Cho xương rồng vào miếng vải sạch rồi đắp lên vùng khớp bị đau.

Sử dụng lá ngải khá an toàn và tiết kiệm chi phí

Thuốc tây y

Sử dụng thuốc tân dược là cách giúp giảm triệu chứng bệnh nhanh nhất. Thuốc sẽ được bác sĩ kê toa, chỉ định khi bệnh nhân tới khám trực tiếp. Sau đây là các nhóm thuốc chính:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol loại thuốc giảm đau thông dụng có thể dùng theo đơn hoặc không theo đơn.
  • Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid: Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen
  • Thuốc corticoid đường tiêm: Gồm các loại thuốc tiêm trực tiếp vào ổ khớp như Methylprednisolone, hydrocortisone... có khả năng chống viêm, giảm đau mạnh.
  • Thuốc chống thoái hóa: Gồm Glucosamine, Diacerein tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa của mô sụn
  • Các loại thuốc khác: Nhóm thuốc giãn cơ, thuốc bôi, vitamin,...

Phẫu thuật

Là phương pháp được áp dụng trong trường hợp các loại thuốc không đáp ứng, khớp bị biến dạng, phát hiện nguy cơ liệt. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao, thiết bị máy móc hiện đại. 

Các phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay:

  • Mổ nội soi khớp
  • Mổ thay thế khớp
  • Cấy ghép tế bào sụn

Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp điều trị không xâm lấn, không dùng thuốc. Nếu áp dụng đúng cơ sở sẽ giúp giảm đau nhức, cải thiện vận động. Các phương pháp trị liệu cho hiệu quả cao, thường được áp dụng gồm:

  • Châm cứu
  • Xoa bóp, bấm huyệt
  • Thủy châm
  • Bài tập trị liệu

thoai-hoa-khop
Vật lý trị liệu giúp giảm đau nhức, cải thiện vận động

Chữa thoái hóa khớp bằng đông y

Dùng thuốc đông y chữa thoái hóa khớp là phương pháp có độ an toàn cao, hiệu quả tốt được kiểm chứng trong nhiều năm. Tuy nhiên dùng thuốc đông y cần kiên trì, tìm đúng cơ sở y học cổ truyền uy tín để khám, lấy thuốc chữa. 

Một số bài thuốc đông y chữa thoái hóa khớp phổ biến hiện nay gồm:

  • Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang: Gồm các vị sinh địa, phòng phong, độc hoạt, tế tân, tang ký sinh, đảng sâm, đương quy, tần giao, xuyên khung, quế chi, bạch thược,...
  • Bài thuốc PT5: Gồm các thành phần hà thủ ô, thiên niên kiện, thổ phục linh, trinh nữ, quế chi, sinh địa, lá lốt, cỏ xước...
  • Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh: Gồm hơn 50 thảo dược như dây đau xương, gối hạc, thiên niên kiện, đỗ trọng, xuyên quy, chi mẫu, tơ hồng xanh, đẳng sâm, độc hoạt... Thuốc được tổng hòa từ 4 bài thuốc nhỏ gia giảm linh hoạt theo thể trạng mỗi người sau khi thăm khám.

Thoái hóa khớp có thể điều trị, phòng ngừa nếu người bệnh chủ động tìm hiểu. Tránh để đến khi chuyển biến nặng mới tìm đến bác sĩ.

Phòng ngừa thoái hóa khớp

Để hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp, ngay khi còn trẻ bạn cần thực hiện theo những điều dưới đây.

  • Thay đổi các tư thế không tốt cho xương khớp: Ngồi thẳng lưng, tránh vắt chéo chân
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, khởi động trước khi tập luyện để tránh chấn thương
  • Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hạn chế mang vác vật nặng, đi lại và nên massage
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể, thực hiện giảm cân lành mạnh nếu câng nặng quá cao.
  • Chú ý đi đứng, làm việc, vận động để tránh các chấn thương
  • Chế độ dinh dưỡng nên bổ sung đầy đủ vitamin, các chất tốt cho cơ thể, xương khớp đồng thời hạn chế các loại thực phẩm giàu purin, đồ chế biến sẵn, đồ muối khô, đồ uống chứa cafein, cồn...

Thoái hóa khớp có thể điều trị, phòng ngừa nếu người bệnh chủ động tìm hiểu. Tránh để đến khi chuyển biến nặng mới tìm đến bác sĩ.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Thoái Hóa Khớp bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan