Bị ho có nên ăn trứng vịt không là vấn đề gây nên nhiều tranh cãi khi bàn luận về các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nhất là khi cơ thể nhức mỏi, khó chịu do triệu chứng ho gây nên thì việc bổ sung dinh dưỡng là vấn đề vô cùng cần thiết. Để trả lời cho câu hỏi này, bạn có thể khám phá ngay một số thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Ho có nên ăn trứng vịt không?
Trứng vịt có 2 loại là trứng thường và trứng vịt lộn. Cả 2 loại này đều rất giàu dinh dưỡng, chứa các hoạt chất như canxi, vitamin, protein, sắt… rất tốt cho hệ vận động.
Việc bổ sung trứng vịt trong bữa ăn hàng ngày không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Vậy ho có nên ăn trứng vịt không?
Khi nghiên cứu về các thành phần của trứng vịt, người ta chỉ ra rằng loại trứng này không hề ảnh hưởng đến cổ họng khi mắc bệnh ho có đờm, ho gió, ho khan… Ngược lại trứng vừa bổ dưỡng vừa mang nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên chỉ nên ăn khi không bị sốt.
Trẻ bị ho ăn trứng vịt được không? Câu trả lời là KHÔNG. Trong trứng chứa nhiều protein khi vào cơ thể sinh nhiệt lượng cao. Khi trẻ bị ho, cơ địa khá yếu, ăn vào dễ gây co giật, nguy cơ tạo nên biến chứng cho não bộ.
Vết thương hở có nên ăn trứng vịt lộn? Không nên ăn vì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tái tạo da mới. Vết thương có thể để lại sẹo hoặc tạo thành những vết thâm trên cơ thể.
Song, dù có thế nào thì trứng vịt vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể với các lợi ích như sau:
- Lòng đỏ trứng có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự tổn thương do các tế bào gốc gây nên, giúp da sáng mịn hơn.
- Ăn trứng vịt thường xuyên sẽ ngăn chặn được các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng…
- Các dưỡng chất trong trứng có khả năng duy trì sự ổn định của não bộ, tốt cho hệ vận động.
- Ăn trứng vịt còn giúp cơ thể kháng khuẩn, nấm mốc và các loại virus gây bệnh.
Hướng dẫn sử dụng trứng vịt đúng cách
Trứng dễ chế biến, có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu tạo thành món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên vẫn có nhiều người mắc phải sai lầm khi ăn, mua hay sử dụng trứng. Nhất là đối với trứng vịt lộn.
Trứng vịt lộn phải ăn kèm với rau răm
Trong các loại dược liệu chữa bệnh ho, rau răm vốn thuộc loại có tính ấm, mang trong mình khả năng kháng khuẩn, ngăn chặn tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Rau còn chống say nắng, bổ mắt, bảo vệ gân cốt. Trứng vịt lộn có khả năng cải thiện sinh lý. Khi kết hợp 2 loại thực phẩm với nhau sẽ tránh được các căn bệnh về đường tiêu hóa, giữ cho bụng không bị lạnh.
Trứng vịt lộn nên ăn vào buổi sáng
Bị ho có nên ăn trứng vịt lộn không? Có ăn được nhưng bạn phải xác định được thời điểm sử dụng tốt nhất. Trứng vịt thông thường có thể ăn vào bữa chiều hay bữa tối nhưng trứng vịt lộn lại được khuyến khích dùng vào bữa sáng.
Trứng chứa nhiều protein và khoáng chất, đem lại hiệu quả dinh dưỡng cao, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chính vì vậy khi ăn vào buổi tối, vận động ít, sinh khó tiêu, đầy bụng. Thậm chí, tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể làm tăng cân, béo phì.
Tuyệt đối không ăn trứng luộc để qua đêm
Khi trứng vịt luộc rồi để qua đêm làm hình thành một lớp màng màu xanh xám. Đây là nơi sản sinh ra các vi khuẩn gây hại, tác động xấu đến sức khỏe. Cách tốt nhất là luộc xong, bảo quản trong tủ lạnh. Khi có nhu cầu dùng, bạn bỏ ra luộc lại với nước hoặc cho vào lò vi sóng quay nóng.
Lưu ý đến liều lượng sử dụng
Sau khi lý giải ho có nên ăn trứng vịt không bạn cần phải tìm hiểu thêm về liều lượng sử dụng. Không thể ăn bừa bãi, không ăn quá nhiều cũng không nên ăn ít, chỉ nên ăn vừa phải. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người trưởng thành có thể ăn tối đa 4 quả trứng vịt thường hoặc 2 quả trứng vịt lộn mỗi tuần.
Ăn nhiều trứng vịt sẽ kích thích sự tăng trưởng của các cholesterol, gây ra các căn bệnh về tim mạch, huyết áp, thừa vitamin. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi cũng chỉ nên ăn trứng vịt loại thường, không dùng trứng vịt lộn. Trẻ trên 5 tuổi có thể ăn nhưng tối đa 1 tuần 2 lần và mỗi lần chỉ được ăn ½ quả.
Những món canh làm từ trứng bổ dưỡng cho bệnh nhân ho
Ho ăn trứng vịt lộn được không, có thể ăn nhưng cần phải biết cách nấu sao cho vừa miệng, không tạo sự xung khắc giữa các loại nguyên liệu. Chẳng hạn như món trứng vịt lộn om bầu, canh trứng thịt viên… Công thức nấu nướng được trình bày cụ thể dưới đây.
Trứng vịt lộn om bầu
Món trứng vịt lộn om bầu vốn có nguồn gốc từ các tỉnh Nam Trung Bộ. Bệnh nhân ho có thể sử dụng để bổ sung dinh dưỡng, tránh tình trạng các cơn ho dai dẳng làm bạn mất đi sinh khí.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Trứng vịt lộn: 4 quả
- Bầu: 1 quả
- Hành khô: 2 củ
- Chanh: 1 quả
- Ớt: 2 đến 3 quả
- Hành lá: 50g
- Rau răm: 50g
- Gia vị: Hạt nêm, tiêu, bột canh, bột ngọt.
- Dụng cụ: Nồi, bát, đũa, thìa, muôi múc.
Các bước tiến hành
- Bước 1: Đầu tiên bạn nạo vỏ bầu sau đó rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Hành lá bỏ rễ, rửa với nước và cắt tầm 1cm. Làm tương tự với rau răm. Còn đối với hành khô chỉ cần bóc vỏ, thái mỏng là được.
- Bước 2: Phi thơm hành khô trên bếp bằng dầu ăn. Bạn chỉ cho ít dầu không cho quá nhiều gây ngán. Phi hành xong thì đổ bầu vào xào tầm 3 phút múc ra bát riêng.
- Bước 3: Trứng vịt lộn đập vào nồi vừa dùng để xào bầu trên bếp, đảo nhẹ tránh làm trứng nát. Lưu ý chỉ nên đun với lửa nhỏ và thêm vào nồi 1 thìa bột canh, 1 thìa hạt nêm, ớt, hại tiêu.
- Bước 4: Cho thêm nước vào nồi tiếp tục đun khoảng 10 phút.
- Bước 5: Trứng trong nồi khi chín bạn đổ bầu vào tiếp tục đun khoảng 5 đến 7 phút thì cho hành và rau răm vào.
- Bước 6: Múc vịt lộn om bầu ra bát, thêm chút chanh để gia tăng hương vị. Món canh này vừa tốt cho sức khỏe lại không tốn nhiều thời gian để thực hiện.
Canh trứng thịt viên
Món canh thứ hai mà chúng tôi muốn nhắc đến trong danh sách các món ăn điều trị ho này đó chính là canh trứng thịt viên. Cũng giống như canh trứng om bầu, công thức nấu món này đơn giản vô cùng, chỉ cần chuẩn bị tốt nguyên liệu, trải qua công đoạn chế biến tầm 25 đến 30 phút là hoàn thành.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Trứng vịt: 3 quả
- Thịt heo: 150g
- Cà chua: 2 quả
- Hành lá: 50g
- Hành khô: 2 củ
- Hành tây: ½ củ
- Mùi tàu: 50g
- Xà lách: 100g
- Gia vị: Muối, hạt nêm, mắm, bột ngọt, mắm…
- Dụng cụ: Nồi, bát, muôi múc, bếp…
Ngoài những nguyên liệu ở trên bạn có thể chuẩn bị thêm một số loại rau thơm ăn kèm như rau mùi, rau húng… món ăn sẽ thơm và ngon hơn.
Cách bước thực hiện
- Bước 1: Đầu tiên phải sơ chế và rửa sạch tất cả các loại nguyên liệu đã chuẩn bị. Với cà chua, bỏ đi phần cuống đồng thời cắt thành những múi cau nhỏ. Hành lá bỏ rễ cắt tầm 1cm, khi nhặt để ý phần lá úa thì loại bỏ. Hành tây chỉ cần bóc vỏ, thái mỏng hình lưỡi liềm. Còn đối với các loại rau thơm thì hãy ngâm với muối tầm 15 đến 20 phút rồi mới vớt ra để ráo nước.
- Bước 2: Thịt heo mua về đem đi xay. Ướp thịt với ½ thìa hạt nêm, ½ thìa mắm, bỏ thêm chút tiêu. Hành lá và mùi tàu bỏ vào trộn đều, bọc kín, bỏ tủ lạnh tầm 30 phút mới lấy ra viên tròn. Đây là cách để làm gia tăng độ dẻo, xốp cho viên thịt.
- Bước 3: Đập trứng ra bát, cà chua đem đi xào trên bếp. Trước khi xào nhớ phi thơm hành khô. Khi cà chua mềm, bạn thêm gia vị, đổ nước vào nồi. Nước sôi thì đổ phần thịt đã viên vào. Tiếp tục đun tầm 5 đến 10 phút rồi cho hành tây.
- Bước 4: Đổ trứng vào nồi khuấy đều. Nếm thử xem canh đã vừa chưa, tiếp tục đun thêm khoảng 1 phút thì tắt bếp.
- Bước 5: Cho hành lá, mùi tàu đã chuẩn bị vào nồi sau đó múc ra bát để thưởng thức.
Thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã lý giải giúp bạn ho có nên ăn trứng vịt không, trẻ bị ho có ăn được trứng vịt lộn không. Thực tế chế độ ăn uống cũng quyết định một phần lớn khả năng bình phục cũng như mức độ tái phát của triệu chứng này. Hãy tập thói quen vệ sinh sạch sẽ và sinh hoạt điều độ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!