Bà bầu bị viêm amidan – tình trạng bệnh lý hô hấp phổ biến gây ra do sự giảm hệ miễn dịch ở người mẹ. Bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng cũng cần cảnh giác khi gặp ở phụ nữ mang thai. Chủ động tìm hiểu và nhận biết triệu chứng bệnh, tìm biện pháp điều trị từ sớm sẽ giúp ngăn ngừa được nhiều rủi ro không đáng có.
Bà bầu bị viêm amidan là tình trạng gì?
Bà bầu bị viêm amidan là tình trạng bệnh lý hô hấp đặc trưng với biểu hiện sưng đau, nóng đỏ hai khối amidan, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người mẹ. Tình trạng này diễn ra phổ biến ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Triệu chứng đặc trưng của bà bầu khi bị viêm amidan
Bà bầu bị viêm amidan tương đối nguy hiểm, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu - thời kỳ thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển. Do đó, người mẹ cần lưu ý một số biểu hiện đặc trưng để nhận biết bệnh lý này từ giai đoạn khởi phát và tiến hành điều trị ngay.
Cũng tương tự với các đối tượng khác, ở bà bầu, viêm amidan diễn tiến theo 2 giai đoạn chính: viêm nhiễm cấp tính và mãn tính
Viêm amidan cấp tính ở bà bầu
Các biểu hiện ở giai đoạn này thường xuất hiện đột ngột với tần suất dày đặc, rõ ràng và gây khó chịu. Tuy nhiên, giai đoạn này điều trị tương đối đơn giản nếu phát hiện sớm và chữa trị ngay.
Người bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau khi điều trị liên tục 5-7 ngày. Các biểu hiện đặc trưng ở giai đoạn này như sau:
- Sốt cao (trên 38,5 độ C), người mẹ mệt mỏi, uể oải, chán ăn
- Đau rát họng, ngứa họng, luôn muốn ho
- Ho khan, ho có đờm (dịch nhầy trong suốt hoặc có màu trắng/vàng/xanh). Cần lưu ý nếu dịch nhầy có màu bất thường
- Luôn có cảm giác khô miệng, khô môi, lưỡi có nhiều cặn bẩn màu trắng
- Nhìn thấy hai khối amidan sưng to, tấy đỏ rõ rệt
- Người mẹ bị sưng đau khối hạch bạch huyết dưới hàm
- Tắc mũi, khó thở, đặc biệt khi nằm và khi ngủ về đêm
Viêm amidan mãn tính ở bà bầu
Ở giai đoạn này, các biểu hiện không còn diễn tiến rõ ràng nhưng có xu hướng kéo dài dai dẳng. Cụ thể, có thể thấy ở bà bầu bị viêm amidan mãn tính các dấu hiệu sau:
- Họng sưng đau, luôn cảm thấy nghẹn họng, khó nuốt, há miệng khó khăn
- Ho khan hoặc ho có đờm nhưng tiếng ho nặng hơn, thường xuất hiện vào buổi sáng
- Khạc đờm tương đối nhiều, đờm thường có màu trắng hoặc vàng/xanh
- Người mẹ bị khàn tiếng, nặng hơn có thể bị mất giọng
- Thở khó khăn, tiếng thở nghe rõ, ngáy về đêm
- Biểu hiện sốt ở giai đoạn này không đặc trưng, người bệnh có thể có sốt hoặc không, cơn sốt nhẹ thường xuất hiện vào buổi chiều
- Hơi thở có mùi hôi đặc trưng (do tình trạng xuất tiết từ khối amidan tại cổ họng)
Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm amidan
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh lý này là do cơ thể người mẹ có sự rối loạn nội tiết tố dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu. Khi đó, sức đề kháng của cơ thể suy giảm tạo điều kiện cho các tác nhân xâm nhập thông qua đường hô hấp và gây viêm nhiễm amidan.
Ngoài ra, người mẹ còn mắc viêm amidan do một số yếu tố nguy cơ sau đây:
- Chế độ dinh dưỡng: Trong thời kỳ mang bầu, người mẹ có thể bị ốm nghén, ăn uống không đầy đủ dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Khi đó, hệ miễn dịch cơ thể suy giảm, tạo điều kiện cho các tác nhân xâm nhập và gây bệnh dễ dàng
- Thay đổi thời tiết: Khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là khi chuyển từ nóng sang lạnh đột ngột), cơ thể không kịp thích nghi nên rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh đường hô hấp
- Ô nhiễm môi trường: Nếu người mẹ sinh sống trong điều kiện ô nhiễm không khí, hóa chất (do tính chất công việc hoặc sinh sống gần các khu công nghiệp), khả năng mắc các bệnh lý liên quan đến amidan cũng tăng cao.
- Bà bầu bị các bệnh lý về dạ dày: Người mẹ có tiền sử bị trào ngược dạ dày khiến lượng acid dư thừa đẩy ngược lên vùng thực quản. Cổ họng khi đó bị tác động thường xuyên bởi acid nên suy giảm sức đề kháng, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của virus, vi khuẩn
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Các bệnh lý tai mũi họng nói chung thường liên quan mật thiết đến yếu tố vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, vệ sinh sai cách gây tổn thương niêm mạc cổ họng cũng có thể khiến người bệnh gặp tình trạng viêm nhiễm amidan.
Viêm amidan khi mang bầu có nguy hiểm không?
Các chuyên gia y tế nhận định rằng, thời kỳ 3 tháng đầu là thời kỳ quan trọng nhất với sự hình thành và phát triển của thai nhi. Đồng thời, giai đoạn này cơ thể người mẹ có sự biến đổi về nội tiết tố nên hệ miễn dịch suy giảm, rất dễ bị các tác nhân gây bệnh đường hô hấp tấn công.
Bà bầu bị viêm amidan ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và sự phát triển của bé. Nếu mắc bệnh trong giai đoạn 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng đến thai nhi và sự phát triển về nhận thức của trẻ. Không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến các bệnh lý câm điếc bẩm sinh, thai chết lưu,....`
Đối với người mẹ, tình trạng viêm nhiễm amidan gây sưng đau cổ họng, nghẹn họng, khó nuốt. Khi đó, người mẹ thường chán ăn, ngại ăn dẫn đến không đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Điều này càng ảnh hưởng lên hệ miễn dịch, bà bầu rất dễ mắc các chứng bệnh hô hấp khác như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa,....
Ở 3 tháng cuối thai kỳ, bệnh viêm amidan cũng dễ xảy ra với bà bầu và để lại một số nguy cơ như: đẻ non, nhiễm trùng tử cung, ảnh hưởng đến trí tuệ của thai nhi,...nếu không điều trị sớm. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bà bầu và thai nhi, bác sĩ có thể phải chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn.
Có thể thấy, bà bầu bị viêm amidan tương đối nguy hiểm. Do đó, người nhà và bản thân người mẹ cần chủ động nhận biết các dấu hiệu bất thường và tiến hành điều trị sớm.
Chẩn đoán viêm amidan ở bà bầu
Chẩn đoán viêm amidan ở bà bầu đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác do tính chất nhạy cảm của thai kỳ. Bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán tổng hợp, bao gồm:
Bước 1: Thăm hỏi tiền sử bệnh
- Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về tiền sử bệnh lý của thai phụ, đặc biệt là tiền sử viêm amidan trước đó (nếu có).
- Các câu hỏi thường tập trung vào thời gian khởi phát triệu chứng, tính chất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng (đau họng, sốt, khó nuốt...), tiền sử điều trị viêm amidan trước đây (nếu có) và các yếu tố nguy cơ liên quan (tiếp xúc với người bệnh viêm đường hô hấp, dị ứng...).
Bước 2: Khám thực thể
Đây là bước quan trọng để đánh giá trực tiếp tình trạng viêm amidan. Bác sĩ sẽ sử dụng đèn soi họng để kiểm tra:
- Amidan: Kích thước (có sưng to không), màu sắc (đỏ thẫm, hay bình thường), bề mặt (phẳng mịn hay có nốt viêm, xuất hiện mủ trắng/vàng).
- Niêm mạc họng: Kiểm tra xem niêm mạc họng có đỏ tấy, phù nề, có xuất hiện các nốt viêm hay vết loét không.
- Các hạch bạch huyết vùng cổ: Sờ kiểm tra xem các hạch bạch huyết ở vùng dưới hàm hoặc góc hàm có sưng to, đau ấn không.
Bước 3: Xét nghiệm máu (Trong một số trường hợp)
- Xét nghiệm máu tổng hợp (CBC) giúp đánh giá tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.
- Trường hợp nghi ngờ viêm amidan do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm xét nghiệm CRP (C-reactive protein) để đánh giá mức độ viêm nhiễm.
Bước 4: Chẩn đoán hình ảnh (Ít khi sử dụng)
Trong một số trường hợp hiếm gặp, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang hoặc siêu âm vùng cổ để loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự viêm amidan (ví dụ như áp-xe quanh amidan). Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp này cần được cân nhắc kỹ lưỡng do ảnh hưởng của bức xạ tới thai nhi.
Lưu ý: Bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp chẩn đoán kể trên để đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng viêm amidan ở bà bầu. Việc chẩn đoán chính xác là cần thiết để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Cách phòng ngừa viêm amidan ở bà bầu
Bà bầu bị viêm amidan là bệnh lý tương đối nguy hiểm, đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Do đó, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả người mẹ và thai nhi
- Lưu ý bảo vệ sức khỏe bà bầu kỹ càng, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên trong suốt thai kỳ để ngăn ngừa một số bệnh thông thường
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, tránh dùng bàn chải chà xát khoang miệng quá mạnh dẫn đến viêm nhiễm
- Súc họng và rửa mũi, tai hàng ngày với nước muối sinh lý, có thể dùng nước muối sinh lý có sẵn hoặc tự pha tại nhà
- Bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm cần thiết cho bà bầu, tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin và các khoáng chất cần thiết khác nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
- Bà bầu nên uống nhiều nước. Ngoài nước khoáng, có thể uống các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà gừng,...hàng ngày
- Luyện tập những môn thể thao nhẹ nhàng hàng ngày cũng rất tốt cho sức đề kháng ở bà bầu và sự phát triển của thai nhi
- Không tự ý dùng thuốc, có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe cũng nên đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Khi nào cần gặp bác sĩ
Viêm amidan là một tình trạng phổ biến, tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, việc theo dõi và điều trị bệnh lý này đòi hỏi sự cẩn trọng đặc biệt do những ảnh hưởng tiềm tàng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là những trường hợp cụ thể mà phụ nữ mang thai bị viêm amidan cần gặp bác sĩ:
- Triệu chứng kéo dài hoặc nặng nề: Khi các triệu chứng viêm amidan như đau họng, sốt, sưng amidan kéo dài hơn 48 giờ mà không có dấu hiệu thuyên giảm, cần thăm khám bác sĩ để được đánh giá và điều trị. Triệu chứng kéo dài có thể chỉ ra một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn hoặc một bệnh lý khác cần được can thiệp y tế.
- Khó thở hoặc khó nuốt: Nếu bà bầu gặp phải tình trạng khó thở hoặc khó nuốt, đây có thể là dấu hiệu của viêm amidan nặng hoặc áp xe amidan, một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng cần can thiệp ngay lập tức. Khó thở cũng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi do giảm lượng oxy cung cấp.
- Sốt cao không hạ: Sốt cao liên tục, đặc biệt khi vượt quá 39°C, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Sốt cao kéo dài có thể dẫn đến mất nước, co giật và các biến chứng khác, do đó cần phải điều trị kịp thời và hiệu quả.
- Sưng amidan nghiêm trọng, có mủ: Nếu amidan sưng to và có mủ, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn, như viêm amidan mủ hoặc áp xe quanh amidan. Những tình trạng này cần được điều trị bằng kháng sinh và có thể cần can thiệp phẫu thuật để dẫn lưu mủ.
- Đau tai hoặc đau khi há miệng: Đau tai hoặc đau khi há miệng có thể là dấu hiệu viêm lan rộng hoặc nhiễm trùng nặng. Bác sĩ sẽ cần kiểm tra kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp.
- Không đáp ứng với các biện pháp điều trị tại nhà: Nếu sau khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà như súc miệng nước muối, uống nước ấm với mật ong và chanh, sử dụng thuốc giảm đau mà các triệu chứng không cải thiện, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định liệu pháp điều trị mạnh hơn hoặc khác biệt.
Bà bầu bị viêm amidan phải làm sao? Cách chữa trị hiệu quả
Bà bầu bị viêm amidan phải đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa thích hợp để được hướng dẫn điều trị. Bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng có những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Do đó, người mẹ cần lưu ý điều trị theo đúng chỉ định bác sĩ đưa ra, tránh các tác dụng phụ không mong muốn
Điều trị nội khoa với thuốc Tây y cho bà bầu bị viêm amidan
Trong trường hợp viêm amidan ở bà bầu gây ra bởi tác nhân virus, vi khuẩn, bác sĩ có thể áp dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bác sĩ cần cân nhắc kỹ lưỡng việc dùng thuốc chữa trị cho bà bầu (đặc biệt là kháng sinh). Chỉ dùng khi thật sự cần thiết do các loại thuốc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi
Một số loại kháng sinh an toàn cho bà bầu như sau:
- Kháng sinh nhóm Penicillin: Nhìn chung, nhóm Penicillin là nhóm kháng sinh khá lành tính, an toàn và chi phí thấp. Bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng nhóm kháng sinh này cho người bệnh. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số cơ địa bệnh nhân dị ứng với Penicillin
- Kháng sinh nhóm Macrolid: Kê trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với nhóm Penicillin. Nhóm này có hoạt lực tương đối mạnh nên cần cân nhắc khi sử dụng cho bà bầu. Theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng thuốc ngăn ngừa rủi ro biến chứng có thể xảy ra
- Kháng sinh kết hợp: Một số trường hợp nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể kê một số loại biệt dược kháng sinh kết hợp. Mục đích của loại thuốc này là mở rộng phổ kháng khuẩn, tăng khả năng kìm hãm và diệt khuẩn.
Ngoài các nhóm thuốc kháng sinh, bà bầu bị viêm amidan còn được kê thêm một số thuốc cải thiện triệu chứng như thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, long đờm, giảm ho,...phù hợp.
Để đảm bảo an toàn cho người mẹ và thai nhi, bác sĩ cần hướng dẫn cụ thể cách sử dụng và biện pháp xử lý tác dụng phụ cho bà bầu (nếu có). Trong trường hợp xuất hiện tác dụng phụ của thuốc, tốt nhất bà bầu nên ngừng ngay việc dùng thuốc và đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Chữa viêm amidan cho bà bầu đơn giản tại nhà
Bà bầu bị viêm amidan ở giai đoạn đầu, các biểu hiện mới khởi phát nhẹ chưa nghiêm trọng thì có thể điều trị bằng một số mẹo dân gian tại nhà. Bài thuốc mẹo này được khuyến khích áp dụng cho bà bầu vì tương đối lành tính, không gây nguy hiểm tới người mẹ và cả thai nhi.
Bên cạnh đó, một số mẹo điều trị còn cung cấp hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao nên rất phù hợp để dùng cho phụ nữ có thai
- Súc họng với nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn nhẹ nhàng nên tác dụng làm sạch cổ họng tương đối hiệu quả. Hòa một thìa muối hạt với nước, khuấy đều đến tan hoàn toàn. Dùng để súc họng hàng ngày (2-3 lần/ngày), thao tác nhẹ nhàng tránh kích ứng quá mạnh
- Uống nước mật ong - chanh: Mật ong là hoạt chất dinh dưỡng rất tốt cho cổ họng, làm dịu cảm giác nóng, ngứa và rát họng. Người mẹ chỉ cần hòa 2-3 thìa mật ong với khoảng ½ quả chanh (nước cốt chanh). Thêm nước ấm, khuấy đều và dùng hàng ngày
- Súc họng với nước ép cà rốt: Chuẩn bị khoảng ½ củ cà rốt, nạo vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ. Xay nhuyễn lấy phần nước, trộn thêm 1-2 thìa mật ong và ngậm trong họng, sau đó súc miệng 3-4 lần cho sạch hoàn toàn.
- Uống trà hoa cúc: Hoạt chất trong trà hoa cúc có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tương đối tốt. Đồng thời, dùng trà hoa cúc còn có tác dụng an thần, giúp người mẹ dễ ngủ hơn. Do đó, có thể uống trà hoa cúc hàng ngày hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm amidan nhanh chóng.
Can thiệp ngoại khoa chữa viêm amidan ở bà bầu? Có nên không?
Thông thường, các trường hợp viêm amidan nặng hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa sẽ được chỉ định can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, với bà bầu bị viêm amidan, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng không nên chỉ định phương pháp này.
Mặc dù cắt amidan chỉ là thủ thuật y tế tương đối đơn giản nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro biến chứng. Cụ thể như xuất huyết, nhiễm trùng,... rất nguy hiểm với phụ nữ có thai. Ngoài ra, trước và trong quá trình phẫu thuật, bà bầu cần phải tiêm một số loại thuốc gây mê hoặc giảm đau cần thiết, có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi
Do đó, có thể khẳng định rằng, biện pháp can thiệp ngoại khoa cho bà bầu không nên áp dụng. Tiến hành cải thiện tình trạng bệnh bằng các biện pháp khác, nếu cần thiết có thể tiến hành cắt bỏ sau khi người mẹ sinh nở thành công.
Phương pháp Đông y trị viêm amidan hiệu quả
Bà bầu bị viêm amidan còn có thể sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị hiệu quả tình trạng bệnh. Với phương pháp này, bà bầu nên đi khám ở các trung tâm Đông y uy tín để được thăm khám, bắt mạch và kê thuốc hợp lý với mức độ bệnh.
Điều trị với Đông y cần nhiều thời gian, kiên trì và tuân thủ theo đúng liệu trình của bác sĩ. Chứng viêm amidan trong Đông y được nhận định do sự thiếu cân bằng âm dương khiến các tạng phủ bị thương tổn. Khi đó, tà khí và các yếu tố phong nhiệt dễ dàng tấn công hầu phế từ bên ngoài gây viêm nhiễm.
Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y sau đây:
Bài thuốc số 1:
Chuẩn bị các nguyên liệu gồm kim ngân hoa, bạc hà, dã cúc hoa, bắc sa sâm, thổ phục linh,...Thêm tất cả các nguyên liệu vào nồi với 6 bát nước, đun cô cạn còn khoảng ½ lượng nước thì tắt bếp. Dùng bài thuốc này để ngậm trong họng rồi súc đều trong miệng (thực hiện khoảng 3-4 lần)
Bài thuốc số 2:
Chuẩn bị các nguyên liệu gồm kim ngân cành, bồ công anh, xạ can, ké đầu ngựa, cát cánh với liều lượng thích hợp. Thêm khoảng 1 lít nước và đun cô cạn đến khi còn khoảng ½ lượng nước thì dừng. Uống hàng ngày, chia nhỏ thành nhiều lần để sử dụng và đảm bảo hiệu quả điều trị (Nên uống khoảng 3 lần/ngày)
Dược liệu chữa bệnh
Sử dụng dược liệu Đông y để điều trị viêm amidan cho phụ nữ mang thai thường mang lại hiệu quả lâu dài, mặc dù cần thời gian để thấy rõ kết quả. Tuy nhiên, phương pháp này an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, bà bầu có thể được khuyến nghị dùng thuốc uống, thuốc bôi hoặc ngâm chân phù hợp. Những loại thảo dược thường được áp dụng trong các bài thuốc Đông y để chữa viêm amidan bao gồm:
- Lá húng lủi: Sát khuẩn, tiêu đờm và giảm đau rát họng. Bà bầu có thể pha trà lá húng lủi uống mỗi ngày hoặc ngậm nước sắc lá húng lủi.
- Lá tía tô đất: Có tính kháng viêm, kháng khuẩn và giúp thanh nhiệt. Bà bầu có thể nấu canh lá tía tô với thịt nạc hoặc cá, hoặc pha trà lá tía tô uống mỗi ngày.
- Cây lược vàng: Có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau và hỗ trợ điều trị các bệnh về họng. Bà bầu có thể pha trà cây lược vàng uống mỗi ngày hoặc ngậm nước sắc cây lược vàng.
- Cây cỏ mần trầu: Tác dụng sát khuẩn, tiêu đờm và giảm đau rát họng. Bà bầu có thể pha trà cây cỏ mần trầu uống mỗi ngày hoặc ngậm nước sắc cây cỏ mần trầu.
- Hoa cúc: Hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giảm viêm. Bà bầu có thể pha trà hoa cúc ấm để uống.
Hiệu quả của mỗi vị dược liệu có thể khác nhau tùy thuộc vào liều lượng và cách kết hợp chúng. Để đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu, bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc Đông y.
Bà bầu bị viêm amidan là tình trạng phổ biến do cơ thể người mẹ đang gặp rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt sức đề kháng bảo vệ cơ thể. Để hạn chế tác hại do bệnh lý này gây ra, người mẹ cần chú ý tự bảo vệ sức khỏe và thực hiện các biện pháp phòng ngừa đúng cách. Đi thăm khám ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe trong thai kỳ.
Đừng bỏ lỡ:
Cắt amidan có thể chữa khỏi viêm họng do viêm amidan gây ra, nhưng nếu viêm amidan đã gây biến chứng sang vùng hầu họng thì vẫn có thể bị viêm họng và cần thêm các biện pháp hỗ trợ điều trị.
Viêm amidan thường gây sốt, đặc biệt là viêm amidan cấp tính có thể gây sốt cao từ 38-39 độ C. Viêm amidan mãn tính có thể không gây sốt hoặc sốt nhẹ. Thời gian sốt thường kéo dài từ 1-4 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 7-10 ngày nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm amidan có thể điều trị bằng các loại thuốc sau:
- Kháng sinh: Chỉ dùng khi bị viêm amidan do vi khuẩn, đặc biệt là trường hợp mãn tính hoặc quá phát.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Dùng khi sốt cao hoặc đau nhức.
- Thuốc chống viêm: Giúp giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Thuốc giảm ho: Giảm ho và cải thiện triệu chứng.
- Thuốc chống phù nề: Giảm sưng đau amidan.
Cắt amidan có thể gây đau hoặc không, tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật.
- Phương pháp truyền thống: Gây đau trong 2-3 ngày sau phẫu thuật và có thể chảy máu trong và sau phẫu thuật.
- Phương pháp hiện đại: Không gây đau đớn, chỉ có cảm giác đau râm ran sau vài tiếng phẫu thuật.
Thời gian hết đau cũng tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật:
- Phương pháp truyền thống:Đau âm ỉ 1-2 ngày sau phẫu thuật.
- Phương pháp hiện đại: Đau kéo dài khoảng 3-4 tiếng sau phẫu thuật.
Viêm amidan có thể nổi hạch ở cổ. Nguyên nhân là do vi khuẩn, virus tấn công amidan khiến các hạch bạch huyết phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất bạch cầu lympho chống lại tác nhân gây bệnh. Hạch nổi lên thường có hình tròn và kích thước to nhỏ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Viêm amidan mãn tính có thể cắt, không nguy hiểm và tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần cắt amidan. Chỉ nên cắt amidan trong các trường hợp sau:
- Viêm amidan mãn tính nhiều năm (5-6 năm), triệu chứng nặng và tái phát liên tục.
- Viêm amidan tái phát kèm hạch ở cổ.
- Viêm amidan có biến chứng áp xe quanh amidan.
- Viêm amidan kéo dài kèm hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Viêm amidan có biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang,...
Cắt amidan không nguy hiểm nếu được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín và chất lượng. Thủ thuật này giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm amidan. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc ở cơ sở không đảm bảo, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.
Thông thường, thời gian phục hồi trung bình sau khi cắt amidan dao động từ 10 đến 14 ngày. Tuy nhiên, khả năng hồi phục sau quá trình phẫu thuật của mỗi người bệnh đều khác nhau. Cụ thể còn phụ thuộc vào một số yếu tố như phương pháp phẫu thuật, tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh...
Cắt amidan là một can thiệp ngoại khoa đơn giản, thường được chỉ định trong trường hợp viêm amidan mãn tính hoặc gây ra biến chứng nghiêm trọng. Việc quyết định cắt amidan cho người lớn cần dựa vào tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần thăm khám và tuân thủ hướng dẫn sau phẫu thuật để hồi phục nhanh chóng và hiệu quả.
Neu benh nhan o xa Ha Noi qua thi kham va lay thuoc nhu nao nhi?
Bác liên hệ với số điện thoại/ zalo:(024) 710 99 838 – 0974 026 239 sẽ có bác sỹ khám và tư vấn cho bác cụ thể ạ. Còn thuốc sẽ được chuyển theo đường bưu điện về tận nhà cho bác. Trong quá trình sử dụng thuốc cũng sẽ có y bác sỹ gọi điện để theo dõi tình hình điều trị của bác
Mình cũng muốn đặt thuốc của trung tâm nhưng nhà mình không có ấm sắc thuốc thì trung tâm có sắc hỗ trợ không nhỉ?
Trung tâm có sắc hỗ trợ cho những khách hàng ở gần trung tâm đó chị, thuốc sắc thành các túi nhỏ trong bài viết có hình ảnh đó, mỗi lần uống 1 túi chỉ cần cho vào lò vi sóng hoặc ngâm vào nước nóng là dùng được. Nếu chị ở xa quá thì mua cái ấm hơn trăm về sắc cũng nhanh thôi ấy.
Chị ơi Trung tâm mới có thuốc dạng cao lỏng đó, chị chỉ cần pha với nước ấm là sử dụng được, không cần phải sắc lỉnh kỉnh đâu, kết hợp với thuốc ngậm là hiệu quả lắm.
Em bị viêm amidan mạn lâu rồi, còn có hốc mủ cơ, bác sỹ khuyên nên cắt đi vì giờ bị viêm nhiều nên amidan cũng không còn tác dụng nữa nhưng mà chưa kịp đi cắt thì lại dính bầu nên lại hoãn không cắt nữa. Liệu giờ em dùng thanh hầu bổ phế thang có được không nhỉ?
Bị amidan hốc mủ chữa bằng thanh hầu bố phế thang tốt lắm nhé, em trước cũng được chỉ định cắt mà dùng thuốc xong khỏi nên không nghĩ gì chuyện đi cắt nữa, chị đọc thêm bài viết này này
Em cũng bị amidan mạn có hốc mủ đây, lúc đầu tưởng có thai nên thay đổi khiến mình hôi miệng ai ngờ do hốc mủ nên mới rau mùi như vậy. May dùng thanh hầu mà 2 tháng sau đã hết hẳn mùi hôi khó chịu luôn. Giờ cứ chịu khó ngày ngày súc miệng nước muối ấm là OK luôn không cần phải kháng sinh hay đống thuốc như trước nữa.
Mình thấy mọi người bảo dùng trà hoa cúc là đỡ viêm họng dành cho bà bầu đúng không nhỉ, có mom nào dùng thử chưa share mình với hoặc có cách nào hay hơn thì chỉ giúp mình
Em dùng rồi nhưng cũng không ăn thua mấy đâu chị, chỉ đỡ đau họng thôi chứ hốc mủ không hết được. Tránh tình trạng bệnh nặng mọi người nên có các biện pháp phòng bệnh hợp lý nhé, kiểm tra định kỳ nè, vệ sinh răng miệng đúng cách nè, súc họng bằng nước muối hàng ngày nè, bổ sung các thực phẩm cần thiết cho bà bầu để tăng cường sức đề kháng nè….
Dù sao mấy mẹo này chỉ chữa khi còn nhẹ với dùng hằng ngày để vệ sinh đảm bảo hơn thôi chứ triệt để thì mình nghĩ vẫn cứ phải dùng thuốc mới khỏi được. Khi bị viêm amidan mọi người cũng không cần quá lo lắng đâu, đi khám thì bác sĩ sẽ kê cho thuốc phù hợp với bà bầu
Đọc bài viết thấy có chia sẻ bài thuốc thanh hầu bổ phế thang của trung tâm Đông y Việt Nam thấy hay quá không biết Trung tâm này ở đâu nhỉ? Có ai có thêm thông tin không cho mình xin với mình cũng muốn tìm hiểu chữa theo đông y xem thế nào chứ chữa tây y mãi không khỏi mà dùng nhiều kháng sinh lại hại sức khỏe quá
Thông tin về trung tâm đây chị nhé:
Cơ sở HN:
Tầng 3, số 91 Nguyễn Xiển, P Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
(024) 710 99 838 – 0974 026 239
Cơ sở HCM:
Địa chỉ: Số 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 710 99 838 – 0912 507 855
Có số điện thoại ở cuối từng cơ sở đó, xem ở đâu gần thì liên hệ trước rồi sau qua khám chị nhé!
Cảm ơn bạn nhiều nhé, bạn đã khám ở đây bao giờ chưa, đến khám có phải đặt lịch trước hay gì không nhỉ?
Em trước đưa chị gái em đến khám rồi chị ạ. Chị muốn qua khám thì tốt nhất trước khi đến chị gọi điện để đặt lịch thì sẽ tiện với lịch làm việc của bác sỹ hơn mà cũng chủ động cho mình nữa chị. Ở đây các y bác sỹ đều rất nhiệt tinh và tận tâm chị ạ