Khi nhắc tới nhung hươu, nhiều người biết ngay rằng đây là một loại dược liệu khá quý hiếm và có nhiều công dụng hữu ích trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, ít người biết rằng nên sử dụng nhung hươu như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về nhung hươu cũng như cách sử dụng loại dược liệu này!
Nhung hươu là gì?
Trong khoa học, nhung hươu có tên là Cervus Nippon Temminck. Nhung hươu còn có các tên gọi khác là Hoàng mao nhung, Lộc nhung, Ban long châu, Quan lộc nhung, Huyết nhung hay Mê nhung.
Nhung hươu chính là phần sừng non, chưa phân nhiều nhánh của con hươu đực. Không ít người nhầm lẫn nhung hươu – phần sừng của hươu với các bộ phận khác của con vật này.
Hàng năm, vào mùa hè, sừng hươu sẽ rụng và vào mùa xuân năm sau sẽ mọc lại. Khi mới mọc lại, sừng non khá mềm, mặt ngoài phủ lông, sờ có cảm giác mịn nên được gọi là nhung hươu. Dưới lớp lông mịn là các mạch máu và mô sụn.
Chất liệu của nhung hươu được đánh giá dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau, tiêu biểu là: Giống hươu, khí hậu, thổ nhưỡng nơi con hươu sinh sống trong tự nhiên và quá trình chăm sóc nếu hươu được nuôi tại trang trại.
Phân loại các loại nhung hươu
Lộc nhung được phân loại rất chi tiết dựa trên thời điểm thu hoạch, độ tuổi của hươu và kích thước sừng thu được. Cụ thể, lộc nhung được phân làm 4 loại chính như sau:
- Nhung gác sào: Sừng hươu đã quá già, thậm chí phân thành nhiều nhánh nhỏ, lông trên sừng cứng, dày. Đây là loại nhung hươu có chất lượng thấp nhất.
- Nhung chìa vôi: Sừng được cắt khi hươu đực dưới 3 tuổi, kích thước sừng còn nhỏ, chất lượng thấp, sau khi sấy khô khối lượng chỉ còn khoảng 50g.
- Nhung yên ngựa: Sừng non được thu hoạch khi bắt đầu phân nhánh nhưng các nhánh chỉ mới nhú lên. Các nhánh mọc dài ngắn nhìn giống như yên ngựa. Đây được đánh giá là loại nhung quý, chưa bị sừng hóa. Tuy nhiên cần canh thời điểm thu hoạch chính xác mới thu được.
- Huyết nhung: Huyết nhung là loại lộc nhung có chất lượng cao cấp nhất vì được cắt ngay khi sừng mọc còn ngắn, chưa phân nhánh, mềm, còn nhiều mạch máu, lớp da hồng hào, lông thưa và mịn. Loại nhung hươu này cũng chính là dược liệu quý hay được sử dụng trong quá trình điều trị các bệnh lý và có giá thành cao nhất.
Ngoài phân loại theo tính chất của lộc nhung, hiện nay người ta còn phân loại dựa trên xuất xứ. Theo đó, có nhung hươu Việt Nam, nhung hươu vùng Siberia (Nga) và nhung hươu New Zealand…
Cách lấy nhung hươu
Để thu được lộc nhung có giá trị, người lấy cũng phải hết sức cẩn thận và có kinh nghiệm cũng như chuyên môn.
Theo đó, vào mùa xuân khi sừng hươu mới nhú thì người ta sẽ tiến hành cắt khi nó lớn đạt tới kích thước chuẩn. Khi cắt nhung phải cắt cách đáy nhung từ 3-4cm.
Trong quá trình cắt sẽ có thể chảy một chút máu từ vị trí cắt. Theo dân gian, có thể sử dụng lượng máu này để pha rượu uống, rất tốt cho sinh lực của nam giới. Để cầm máu, hãy lấy mực tà trộn với than gỗ và bôi vào vết cắt sau đó băng lại bằng vải mềm, sạch.
Đặc biệt cần lưu ý sau khi cắt phải đem lộc nhung đi chế biến ngay vì để lâu có thể dẫn tới thối rữa, không thể sử dụng được nữa. Thông thường, có 2 cách chế biến phổ biến nhất là:
- Cách 1: Nhúng lộc nhung ngập trong rượu mạnh để qua đêm. Lưu ý để mặt cắt hướng lên trên, không tiếp xúc với rượu nhằm ngăn chặn tình trạng các dưỡng chất thôi ra rượu. Hôm sau để lộc nhung vào giữa một ống lớn rồi rang cát hoặc gạo nóng lên đổ vào. Khi gạo hoặc cát nguội thì tiếp tục thay lượt cát/gạo nóng khác vào. Cứ thực hiện lặp đi lặp lại quá trình này cho tới khi lộc nhung khô hẳn thì mới dừng lại.
-
Cách 2: Tẩm rượu vào lộc nhung rồi đem đi sấy khô, lặp lại tới khi nào lộc nhung khô kiệt lại thì thôi.
Trong quá trình chế biến, tuyệt đối không được để nhung hươu nứt, rách hoặc chảy máu vì sẽ làm giảm giá trị. Cần khoảng 2-3 ngày để bào chế thành công. Một cặp sừng non có khối lượng từ 800g đến 1kg sau khi chế biến sẽ thu được khoảng 250-300g thành phẩm đạt chuẩn, có thể đem làm dược liệu.
Để đảm bảo chất lượng của lộc nhung, cần để trong hộp kín, có nắp đậy ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời.
Thành phần của nhung hươu
Theo các nghiên cứu khoa học, trong nhung hươu chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe của con người, tiêu biểu là:
- Chondroitin: Đây là thành phần quan trọng cấu tạo nên sụn, khớp, giúp cho hệ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai và hoạt động bền bỉ hơn.
- Pantocrin: Nguyên liệu này thường được sử dụng để điều chế nên các loại thực phẩm chức năng và thuốc hỗ trợ cải thiện sinh lý cho cả nam giới và nữ giới.
- Glycosaminoglycans: Chất này cũng khá quan trọng trong quá trình hình thành các mô liên kết của xương khớp đồng thời còn tạo ra chất bôi trơn, hạn chế sự ma sát của xương khớp mỗi khi vận động từ đó giúp ngăn chặn sự thoái hóa và tổn thương của hệ xương khớp.
- Acid uronic: Cải thiện chức năng sinh hóa, tăng cường sức lực tổng thể, giúp giải tỏa tinh thần, hạn chế stress và tạo cảm giác hưng phấn.
- Hyaluronic: Thúc đẩy quá trình đào thải tế bào cũ, tế bào đã thoái hóa và đẩy mạnh sản sinh tế bào mới. Điều này rất tốt cho hệ xương khớp và làn da. Đặc biệt, Hyaluronic còn cung cấp độ ẩm cho làn da, giúp da mịn màng và tươi trẻ hơn.
- Prostaglandin: Hoạt chất này có khả năng chống viêm, giảm sưng và phục hồi các vùng tổn thương một cách nhanh chóng.
-
Alkaline Phosphatase: Loại bỏ phốt phát từ nhiều loại phân tử như các nút Nucleotide, Protein và Ancaloit.
IGF-1: Đây là một loại protein kích thích sự phát triển của tế bào thần kinh, xương sụn từ đó giúp phát triển trí não và chiều cao. - Bạch cầu trung tính: Bạch cầu được coi là những chiến binh giúp cơ thể ngăn chặn, tiêu diệt và đào thải các tác nhân có hại khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Trong nhung hươu có một lượng bạch cầu trung tính có khả năng cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài các thành phần kể trên, lộc nhung còn chứa một số thành phần hữu ích khác như collagen, các khoáng chất, nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm, đồng, crom, magie, coban…), axit amin, protid, lipid… hỗ trợ cho các hoạt động của cơ thể cũng như làm đẹp da, giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
Công dụng của nhung hươu
Nhung hươu được biết đến là một trong tứ đại danh dược quý hiếm, có công dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, hỗ trợ hoạt động của nội tạng, bổ thận tráng dương, ngăn ngừa lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Cùng tìm hiểu chi tiết những công dụng hữu ích của nhung hươu đối với cơ thể và sức khỏe của con người!
Đối với nam giới
Hoàng mao nhung có những tác dụng tuyệt vời với nam giới, đặc biệt là về sinh lý nam. Theo đó, nhung hươu giúp sản sinh nội tiết tố nam, chữa những bệnh lý nam khoa như chứng liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh và các bệnh lý khác do thận bị suy giảm chức năng.
Ngoài ra, dược liệu quý này còn hỗ trợ điều trị tình trạng vô sinh, hiếm muộn, giúp tăng cường ham muốn, tạo hưng phấn và giúp quý ông dễ đạt được cực khoái hơn mỗi khi lâm trận.
Đối với phụ nữ
Lộc nhung cũng giúp nữ giới trong nhiều vấn đề. Cụ thể, không chỉ giúp chị em nâng cao sức đề kháng, khả năng chống chọi lại với các loại bệnh tật mà lộc nhung còn giúp kích thích sản sinh nội tiết tố nữ từ đó cải thiện sinh lý nữ, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của giai đoạn tiền mãn kinh đồng thời giúp tăng ham muốn, điều hòa kinh nguyệt và một số bệnh lý khó nói của phụ nữ.
Đặc biệt, lộc nhung giúp chị em phòng ngừa và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch và xương khớp khi bước vào giai đoạn mãn kinh.
Đối với trẻ em
Cũng có thể sử dụng nhung hươu cho trẻ em tuy nhiên cần cân nhắc và sử dụng liều lượng theo khuyến cáo vì cơ thể trẻ khá nhạy cảm, có thể xảy ra một số phản ứng phụ không mong muốn.
Theo đó, lộc nhung hỗ trợ quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa từ đó giúp tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn hiệu quả hơn, trẻ ăn ngon miệng, ngủ ngon nhờ vậy cả thể chất và tinh thần của trẻ được phát triển một cách tối ưu.
Đối với người già
Sử dụng lộc nhung hàng ngày sẽ giúp người già bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn khả năng mắc bệnh lý, chống suy nhược cơ thể nhờ vậy người già khỏe mạnh hơn, có thế kéo dài tuổi thọ.
Cụ thể, dược liệu quý này sẽ tăng cường tuần hoàn máu, bổ máu, giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, cải thiện trí nhớ, chữa trị chứng mất ngủ ở người già.
Đối với người lao động nặng, vận động viên
Người lao động nặng nhọc và vận động viên thường phải hoạt động với cường độ mạnh dẫn tới tình trạng suy nhược cơ thể. Bổ sung lộc nhung có thể giúp họ cải thiện sức bền bỉ, tăng cường sức mạnh cho hệ xương khớp, vận động linh hoạt, dẻo dai và bền bỉ hơn.
Ngoài ra, lộc nhung còn giúp giải tỏa tinh thần, tăng cường hưng phấn.
Cách sử dụng nhung hươu để phát huy tác dụng
Có thể thấy nhung hươu có một loạt các tác dụng hữu ích với nhiều đối tượng khác nhau, từ người trẻ tới người cao tuổi, từ nam giới tới nữ giới. Tuy nhiên để dược liệu này phát huy tác dụng tối ưu thì người dùng cần phải tìm hiểu và sử dụng sao cho đúng.
Có hai loại là nhung hươu tươi và nhung hươu khô, mỗi loại lại có cách sử dụng khác nhau.
Cách sử dụng nhung hươu tươi
Để sử dụng nhung tươi, điều quan trọng đầu tiên là phải cạo sạch lớp lông mịn bên ngoài. Nguyên nhân là do lớp lông này có thể gây ra một số hiện tượng nguy hiểm khi đi vào cơ thể như: Viêm đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột…
Theo các chuyên gia, nhung hươu tươi nên dùng để nấu cháo, nấu canh, hấp cùng cơm, ngâm rượu hoặc ngâm mật ong. Cụ thể có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Nấu cháo: Thái nhung hươu thành từng lát mỏng rồi xay nhỏ. Mỗi lần nấu cháo thì cho thêm 1 thìa cà phê bột lộc nhung nấu chung. Ăn cháo khi còn nóng ấm.
- Nấu canh: Sau khi nấu canh, khi canh còn nóng thì cho 1 muỗng cà phê bột lộc nhung đã xay mịn vào, khuấy đều rồi ăn ngay. Lưu ý mỗi lần chỉ được ăn 0,5-3g bột lộc nhung.
- Hấp cơm: Thái nhung hươu thành các lát mỏng rồi hấp cùng cơm ăn hàng ngày.
- Ngâm rượu: Thái lát hoặc chẻ mỏng lộc nhung rồi ngâm với rượu nếp theo tỉ lệ 100g nhung hươu với 650ml rượu trên 45 độ ít nhất 1 tháng. Có thể kết hợp với một số dược liệu khác như: Ba kích, dâm dương hoắc, kỷ tử, nhục thung dung, sơn dược…
- Ngâm mật ong: Cũng tương tự như ngâm với rượu, ngâm lộc nhung với mật ong theo tỉ lệ 100g lộc nhung ngâm với 250ml mật ong nguyên chất. Mỗi ngày lấy nửa chén thành phẩm cho vào bát nước gạo rồi hấp cách thủy và ăn nóng.
Nhung hươu tươi cần dùng ngay để giữ nguyên giá trị. Nếu không dùng hết thì cần bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh hoặc sấy khô để dùng lâu dài.
Cách sử dụng nhung hươu khô
Khi lộc nhung đã được sấy khô, hạn sử dụng cũng sẽ được lâu hơn. Theo đó, chúng ta có thể dùng lộc nhung sấy khô để chế biến thành một số món ăn hàng ngày.
- Nấu cùng cháo: Khi nấu cháo thì cho vào 1 thìa bột nhung hươu khô, khuấy đều. Sau khi cháo chín thì ăn khi còn nóng ấm.
- Ngâm rượu: Nhung đã sấy khô cũng có thể mang ngâm rượu tuy nhiên tỉ lệ ngâm sẽ khác với ngâm rượu với nhung tươi. Cụ thể, người dùng ngâm theo tỉ lệ 100g lộc nhung khô với 1,5 lít rượu trong khoảng 1 tháng.
- Pha trà: Nhung sau khi đã được sấy thì nghiền nhỏ thành bột mịn. Mỗi ngày dùng một muỗng bột này để pha trà uống.
Nhung khô cần được bảo quản trong hộp có nắp đậy kín ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Khi thấy nhung có dấu hiệu mốc thì tuyệt đối không được sử dụng.
Nhung hươu trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh
Lộc nhung được biết đến là một dược liệu vô cùng quý hiếm trong y học cổ truyền. Theo các tài liệu cổ ghi chép lại, nhung hươu có vị ngọt mặn, tính ôn, không độc, rất bổ dưỡng, được quy vào 2 kinh Can và Thận.
Dược liệu này có tác dụng sinh tinh, cường tinh, bổ tủy, ích huyết, ích khí, dưỡng cốt, bổ thận tráng dương, trị các chứng hư lao, tinh thần mê muội. Ngoài ra, lộc nhung còn giúp an thai, hạ khó, sinh xi, phá huyết ứ, bất lão, hạ ác huyết, rất tốt cho những người có cơ thể sợ lạnh.
Trong Đông y, lộc nhung được sử dụng để điều trị các bệnh lý như: Di tinh, mộng tinh, liệt dương, vô sinh ở nam giới; tử cung lạnh, bạch đới, tắc tia sữa ở nữ giới; hỗ trợ hoạt động của xương khớp bền bỉ, dẻo dai và chắc khỏe; điều trị các bệnh lý thấp khớp, mỏi gối, đau lưng, lậu, ung bướu, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, tiểu đêm, đổ mồ hôi, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, sốt rét, sỏi thận, nóng trong…
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh trong Đông y có sử dụng thành phần nhung hươu:
Bài thuốc chữa thận dương bất túc, tinh khí hao tổn
- Thành phần: Lộc nhung, thục địa, nhân sâm, câu kỷ tử và phụ tử với tỉ lệ bằng nhau.
- Cách thực hiện: Tán tất cả các nguyên liệu kể trên thành bột mịn rồi trộn đều với nhau. Thêm một lượng vừa phải mật ong sao cho tạo thành một hỗn hợp sền sệt rồi vo thành từng viên hoàn nhỏ. Mỗi ngày uống khoảng 10g thuốc dạng viên hoàn.
Bài thuốc chữa liệt dương
- Thành phần: Lộc nhung, dâm dương hoắc và rượu trắng.
- Cách thực hiện: Đem lộc nhung sao khô cùng rượu trắng sau đó tán thành bột mịn, đựng trong hộp thủy tinh kín. Sắc dâm dương hoắc rồi lọc lấy phần nước cốt. Mỗi lần dùng lấy 1 thìa cà phê bột pha cùng nước cốt dâm dương hoắc rồi uống.
Bài thuốc kích thích ham muốn tình dục
- Chuẩn bị: Lộc nhung (30g), nhân sâm (10g), địa hoàng (100g), hoàng kỳ (90g), đương quy (45g).
- Cách thực hiện: Lộc nhung và nhân sâm đem nghiền nát thành bột, các thành phần khác đem sắc chung 3 lần, mỗi lần thuốc lọc riêng cuối cùng mới trộn chung tất cả các lần nước thuốc vào với nhau. Hòa bột thuốc vào nước thuốc rồi cho thêm mật ong để tạo thành dạng cao lỏng. Mỗi lần dùng 5ml cao lỏng pha với nước ấm và uống.
Bài thuốc chữa di tinh
- Chuẩn bị: Nhung hươu (50g), hoàng kỳ (250g), bạch thược (250g), dâm dương hoắc (250g), hồng sâm (100g), đương quy (100g).
- Cách thực hiện: Đem ngâm nhung hươu với rượu trắng rồi sấy khô kiệt và tán thành bột. Các nguyên liệu khác chuẩn bị ở dạng khô rồi cũng đem tán thành bột mịn. Trộn đều tất các các thành phần kể trên rồi để vào lọ có nắp đậy kín. Mỗi ngày dùng 5g bột pha với rượu rồi uống.
Bài thuốc chữa tinh huyết thô
- Chuẩn bị: Lộc nhung (40g), phụ tử bào (40g), sinh khương (10 lát) và rượu trắng.
- Cách thực hiện: Lộc nhung chưng với rượu, phụ tử tán thành bột mịn chia thành 4 phần dùng trong 4 ngày liên tiếp. Sinh khương đem sắc thành nước thuốc. Mỗi lần uống pha bột với nước sinh khương.
Bài thuốc chữa tinh huyết suy kiệt
- Chuẩn bị: Nhung hươu và đương quy tỉ lệ bằng nhau và thịt ô mai.
- Cách thực hiện: Tán bột lộc nhung và đương quy rồi trộn với thịt ô mai đã nấu thành cao sau đó vo tròn thành các viên nhỏ. Mỗi ngày uống 8-12g thuốc với nước cơm.
Bài thuốc trị chứng hỏa suy ở phụ nữ
- Chuẩn bị: Lộc nhung, nhục thung dung và ô tặc cốt mỗi vị 40g, thục địa 80g.
- Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu tán thành bột. Mỗi ngày hòa bột thuốc uống đều đặn.
Bài thuốc chữa băng lậu ở nữ giới
- Chuẩn bị: Bồ hoàng, ô tặc cốt mỗi loại 20g; a giao, đương quy mỗi loại 12g; lộc nhung 1g.
- Cách thực hiện: Tán tất cả nguyên liệu thành bột. Mỗi ngày uống 2 lần thuốc, mỗi lần 4g hòa cùng nước ấm.
Bài thuốc chữa còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
- Chuẩn bị: Tán thành bột lộc nhung hoặc mua sẵn lộc nhung dạng bột.
- Cách thực hiện: Mỗi ngày cho trẻ uống 1-2,5g bột thuốc chia làm 2 lần.
Bài thuốc điều trị bệnh thiếu máu
- Chuẩn bị: 200g lộc nhung.
- Cách thực hiện: Nghiền lộc nhung thành bột rồi mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 1-3g bột tùy thuộc vào cân nặng.
Bài thuốc trị chứng hư hàn
- Chuẩn bị: 30g huyết nhung, 500g long nhãn, 150g hoàng kỳ.
- Cách thực hiện: Đem ngâm huyết nhung với rượu qua đêm rồi sấy khô, tán thành bột mịn. Tiếp tục tán thành bột các nguyên liệu còn lại rồi trộn đều với nhau. Thêm mật ong để vo thành các viên tròn nhỏ. Uống 2g thuốc mỗi ngày cùng với nước ấm.
Để sử dụng nhung hươu trong các bài thuốc, người dùng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực y học cổ truyển nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.
Giải đáp một số thắc mắc về nhung hươu
Xung quanh dược liệu nhung hươu, còn khá nhiều thắc mắc khác nhau trong quá trình sử dụng để điều trị bệnh. Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến của người dùng khi sử dụng dược liệu quý này:
Có sử dụng nhung hươu cho trẻ con được không?
Lộc nhung có những tác dụng hữu hiệu với sức khỏe, vậy có sử dụng dược liệu này cho trẻ con được không? Nếu sử dụng được thì liều lượng cụ thể là bao nhiêu? Đây là một trong những câu hỏi được khá nhiều phụ huynh đặt ra khi đang phân vân có nên sử dụng lộc nhung cho con mình hay không.
Trong tài liệu cổ “Bản thảo sơ yếu” có viết rằng, nhung hươu có thể điều trị tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn… ở đối tượng trẻ nhỏ. Như vậy, có thể sử dụng lộc nhung cho trẻ nhỏ.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc hay thực phẩm chức năng có chứa thành phần nhung hươu để giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, tăng cân và tăng chiều cao ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, cha mẹ khi dùng nhung hươu tẩm bổ cho con thì cần lưu ý chỉ nên sử dụng dược liệu quý này cho trẻ nhỏ từ 3 tuổi trở lên, tuyệt đối không sử dụng lộc nhung hoặc các sản phẩm chiết xuất từ lộc nhung cho trẻ sơ sinh.
Trong quá trình sử dụng, phụ huynh cũng cần ghi nhớ chia đều lượng thuốc thành 3 lần uống trong ngày, không dùng quá 5g mỗi ngày.
Những người nào không được sử dụng nhung hươu?
Mặc dù lộc nhung có nhiều tác dụng với cơ thể, phù hợp với nhiều đối tượng nhưng vẫn có những người không nên sử dụng dược liệu này. Cụ thể đó là:
- Trẻ em dưới 3 tuổi.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Người mắc các bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa mạch máu, van tim bị hẹp, viêm thận hoặc gan nóng.
- Người bị béo phì.
- Người có thể hư nhiệt, xuất hiện các triệu chứng nóng sốt về chiều, đổ mồ hôi trộm, tiểu ít, nước tiểu có màu vàng đậm, nước tiểu có lẫn máu, táo bón, nóng trong sinh mụn nhọt, ngứa ngáy kéo dài.
- Người mắc bệnh về đường hô hấp, ho có đờm, viêm họng, viêm phế quản…
- Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng…
- Người đang mắc bệnh truyền nhiễm.
Làm sao để phân biệt nhung hươu thật và giả?
Nhung hươu có nhiều lợi ích với sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau nhưng lại khá khan hiếm do đó giá thành bị đẩy lên cao. Điều này cũng khiến nhiều người trục lợi bằng cách làm giả dược liệu để bán.
Dưới đây là một số hướng dẫn quan trọng giúp bạn phân biệt được lộc nhung thật hay giả, chất lượng hay kém chất lượng:
- Quan sát nhung hươu thật kỹ. Nhung có chất lượng thể hiện qua các đặc điểm như: Mặt cắt sạch, trắng, phẳng, phần rìa bên ngoài không có chất xương, có nhiều lỗ nhỏ, đều như tổ ong; nhung có vị mặn và mùi tanh.
- Khi cầm lộc nhung có cảm giác chắc tay, không lục bục như loại nhung hươu giả được nhiều đối tượng tạo hình bằng cách nhét tiết lợn, xương thỏ băm nhuyễn vào da chó rồi pha phẩm màu để lừa người dùng không tinh ý.
- Người dùng nên tìm mua huyết nhung, nhung yên ngựa – các loại nhung mềm, chưa phân nhánh. Không nên mua nhung gác sào, nhung chìa vôi vì những loại nhung này có chất lượng kém, có nhiều nhánh, thậm chí bị sừng hóa.
Nhung hươu có giá bán bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một thông tin khác mà nhiều người dùng cũng rất quan tâm là nhung hươu có giá bán bao nhiêu, nên mua ở đâu? Hiện nay, trên thị trường dược liệu, lộc nhung có giá dao động từ vài triệu đến vài chục triệu một lạng. Cụ thể:
- Huyết nhung (3-8 lạng nguyên cặp) : 1,3-1,5 triệu đồng/lạng.
- Nhung yên ngựa (5 lạng tới 1 cân nguyên cặp): 1,2-1,4 triệu đồng/lạng.
- Nhung tươi đã phân nhánh: 1,1-1,3 triệu đồng/lạng.
- Nhung phơi khô, đã thái lát: 1,8-2 triệu đồng/lạng.
- Nhung dạng bột mịn: 1,8-2 triệu đồng/lạng.
- Nhung dạng cao: 500 nghìn đồng/lạng.
Để mua được sản phẩm nhung hươu có chất lượng, giá thành ổn định, không bị đội giá, người dùng có thể tìm mua tại Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm. Tại đây, sản phẩm lộc nhung được khai thác từ môi trường tự nhiên nên có thành phần dưỡng chất tốt nhất.
Đặc biệt, sau khi được cắt, lộc nhung được bảo quản và bào chế cẩn thận, đảm bảo giữ nguyên giá trị dưỡng chất khi tới tay người tiêu dùng.
Như vậy, có thể thấy nhung hươu là một dược liệu vô cùng quý hiếm, có nhiều lợi ích với sức khỏe con người nhưng để lựa chọn một địa chỉ uy tín bán sản phẩm này thì người dùng cần phải tìm hiểu cẩn thận và hết sức cân nhắc trước khi đưa ra quyết định.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!