Acid uric bao nhiêu là cao là thắc mắc của nhiều người bệnh. Acid uric trong máu tăng cao sẽ gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh như bị gout, bị bệnh thận. Vậy acid uric bao nhiêu là nguy hiểm? 

Acid uric là gì?

Acid uric được định nghĩa chuyên môn là công thức hóa học C5H4N4O3. Đây là một hợp chất dị vòng bao gồm các chất như oxy, nito, hidro, cacbon được hình thành trong cơ thể do quá trình phân hủy các purin. Acid uric tạo thành các ion muối, còn được gọi là axit urat.

Thông thường, acid uric sẽ bị enzym uricase biến đổi thành chất Allantoin. Chất này sẽ hòa tan trong máu và đưa đến thận. Sau đó cơ thể sẽ đào thải thông qua đường tiết niệu. Một số ít sẽ đưa đưa ra ngoài qua mồ hôi, hệ tiêu hóa và chỉ một lượng nhỏ axit uric còn trong máu.

Acid uric được hình thành do phân hủy purin
Acid uric được hình thành do phân hủy purin

Nguồn gốc sản sinh acid uric trong máu bao gồm 2 đường chính:

  • Ngoại sinh: Từ các loại thực phẩm mà con người nạp vào cơ thể mỗi ngày. Trung bình, các loại thực phẩm cung cấp lượng purin khoảng 100 – 200mg/ngày. Nhóm thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, rượu bia…
  • Nội sinh: Do quá trình chuyển hóa chất acid nucleic trong cơ thể, khoảng 600mg/ngày. Quá trình này diễn ra âm thầm ở gan, một ít niêm mạc ruột…

Tìm hiểu ý nghĩa các chỉ số acid uric – Acid uric bao nhiêu là cao?

Chỉ số acid uric trong máu phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Vậy kỹ thuật xét nghiệm máu acid uric là gì? Đây là một kỹ thuật y học để biết được nồng độ acid uric trong máu cao hay thấp. Nếu chỉ số acid uric cao trong máu chứng tỏ sức khỏe bạn đang có vấn đề. Vậy định lượng acid uric bao nhiêu là cao?

Chỉ số acid uric thấp

Nồng độ acid uric trong máu dưới mức 3mg/dl là chỉ số acid uric thấp. Tuy nhiên, rất hiếm có trường hợp acid uric thấp, thường chỉ chiếm khoảng 2% trên tổng số trường hợp.

Những nguyên nhân khiến nồng độ acid uric thấp như mắc bệnh xanthine niệu, bệnh to đầu chi, hội chứng Fanconi, bệnh Celiac… Hơn nữa, việc nâng cao chỉ số acid uric cho những trường hợp này qua ăn uống, sinh hoạt là rất khó. Bởi nguyên nhân là do bệnh lý và di truyền nên điều trị rất phức tạp.

Xét nghiệm acid uric bao nhiêu là bình thường?

Mức acid uric bình thường có chỉ số trong khoảng 3 – 7mg/dl. Tuy nhiên, chỉ số này còn phụ thuộc vào các yếu tố như chiều cao, cân nặng, thể trạng, sức khỏe. Vì thế chỉ số này không có tính đồng nhất tuyệt đối ở tất cả các đối tượng. 

Theo đó, giới hạn bình thường của acid uric cho từng đối tượng như sau:

  • Trẻ em 3 – 4mg/dl
  • Nữ giới 1,9 – 7,5mg/dl
  • Nam giới 2,5 – 8mg/dl

Nếu chỉ số acid uric của bạn dao động ở mức trên thì chứng tỏ cơ thể bạn đang khỏe mạnh và không mắc các bệnh lý nghiêm trọng.

Xét nghiệm chỉ số acid uric bao nhiêu là cao?

Vậy acid uric trong máu bao nhiêu là cao? Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ acid uric cao hơn 6 – 7mg/dl chứng tỏ bạn bị dư acid uric. Lúc này, số lượng tinh thể urat được hình thành càng nhiều. Chúng sẽ lắng đọng tại các cơ quan nội tạng, khớp gây các bệnh lý nguy hiểm.

Chỉ số acid uric cao gây ra nhiều bệnh lý trong cơ thể
Chỉ số acid uric cao gây ra nhiều bệnh lý trong cơ thể

Nhóm những người có chỉ số acid cao được chia làm hai dạng:

  • Chỉ số acid uric cao hơn 6 – 7mg/dl nhưng không vượt quá 9mg/dl thì không quá nguy hiểm. Người bệnh có thể khắc phục qua việc điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt.
  • Chỉ số acid uric cao hơn 10mg/dl thì báo động cơ thể có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý. Người bệnh cần đến bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh sớm nhất.

Nguyên nhân làm tăng chỉ số acid uric

Sau khi tìm hiểu hàm lượng acid uric trong máu bao nhiêu là cao, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này. Có nhiều nguyên nhân làm tăng chỉ số acid uric, bao gồm các nguyên nhân như sau:

Di truyền

Theo nghiên cứu, các trường hợp mắc hội chứng Lesch-Nyhan là nguyên nhân khiến cơ thể khiếm khuyết một loại protein quan trọng. Protein này có nhiệm vụ loại bỏ acid uric. Lúc này, người bệnh sẽ có chỉ số acid uric cao bẩm sinh và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Tăng sản xuất acid uric trong máu

Có đến 80% trường hợp tăng acid uric trong máu do tổng hợp purin, tăng thoái hóa ATP, tăng thoái biến nucloeit. Các nguyên nhân làm tăng sản sinh acid uric như:

  • Chế độ ăn uống: Ăn quá nhiều chất đạm, thực phẩm chứa nhiều purin như hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ, đồ ăn chiên xào, uống nhiều rượu bia…
  • Tổ chức mạch máu bị phá hủy: Xảy ra sau khi người bệnh thực hiện hóa trị liệu, xạ trị các khối u ác tính.
  • Tăng chuyển hóa các tế bào: Người bệnh mắc bệnh u lympho, bệnh lơ-xê-mi cấp…
  • Nguyên nhân khác: Những người bị thừa cân, béo phì, nhịn đói thường xuyên cũng là nguyên nhân gây tăng acid uric.

Giảm đào thải acid uric qua thận

Giảm đào thải acid uric qua thận xảy ra bởi những nguyên nhân:

  • Người mắc bệnh lý suy thận, ống thận xa bị tổn thương.
  • Sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, thuốc Aspirin liều thấp…
  • Những người uống rượu bia thường xuyên sẽ làm suy giảm bài tiết acid uric qua thận. Đồng thời làm tăng khả năng giữ purin từ thức ăn trong cơ thể.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác làm tăng acid uric như phụ nữ bị nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật, suy thận giáp, ngộ độc chì…

Chỉ số acid uric cao có nguy hiểm hay không? Gây bệnh gì?

Acid uric cao là nguyên nhân gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm cho con người như:

  • Gout: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh gout. Acid uric tăng cao sẽ hình thành nhiều urat lắng đọng tại các khớp. Từ đó các cơn gout cấp sẽ bộc phát và chuyển biến nặng hơn.
  • Sỏi thận: Sỏi thận là một trong những biến chứng của bệnh gout ở giai đoạn mãn tính. Một số triệu chứng nhận biết sỏi thận có thể kể đến như đau lưng, máu trong nước tiểu…
  • Suy thận mạn tính: Đặc điểm chung của những bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn tính đó là có nồng độ acid uric trong máu cao ngất ngưởng. 
  • Một số bệnh di truyền: Nồng độ acid uric cao cũng có liên quan đến bệnh di truyền. Điển hình như hội chứng Lesch-Nyhan, bệnh Gipke…

Cách khắc phục tình trạng acid uric trong máu cao

Để khắc phục tình trạng axit uric trong máu, người bệnh có thể điều trị theo những cách sau:

Bài thuốc chữa bệnh bằng Đông y

Tăng axit uric trong máu diễn ra trong âm thầm trước khi cơn gout cấp bùng phát. Theo Đông y, gout xảy ra do trúng phong thấp, ngoại tà xâm nhập, huyết ứ. Từ đó gây ra các cơn đau nhức ở khớp và ảnh hưởng đến can thận.

Hiện nay, các bài thuốc Đông y có tác dụng cân bằng nồng độ acid uric trong máu bằng cách tăng đào thải acid uric. Đồng thời giúp lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, giảm đau nhức xương khớp.

Các bài thuốc Đông y giúp cân bằng axit uric và hạn chế mắc bệnh gout, sỏi thận
Các bài thuốc Đông y giúp cân bằng axit uric và hạn chế mắc bệnh gout, sỏi thận

Bài thuốc số 1

  • Nguyên liệu: 12g chỉ xác, 12g bạch truật, 3 quả táo, 4g cam thảo, 10g thanh bì, 12g cát căn, 12g sinh địa, 12g bạch thược.
  • Cách thực hiện: Bạn cho tất cả các thảo dược vào nồi sắc với 5 bát nước. Đun sôi nước cho đến khi cạn còn 3 bát nước là được. Bạn phân thuốc thành 3 lần uống hết trong ngày. 

Bài thuốc số 2

  • Nguyên liệu: 20g thổ phục linh, 12g mộc qua, 12g cát căn, 12g sinh địa, 12g uy linh tiên, 10g phòng phong, 4g cam thảo, 3 quả táo,  20g cốt khí, 12g hoàng bá.
  • Cách thực hiện: Bạn cho các nguyên liệu trên vào nồi sắc thuốc với 5 bát nước. Đun sôi đến khi còn 3 bát nước là được. Người bệnh lấy thuốc này uống hết trong ngày.

Cân bằng axit uric bằng Tây y

Acid uric bao nhiêu là cao, cách khắc phục thế nào? Các loại thuốc Tây y chuyên dụng có tác dụng làm giảm lượng acid uric dư thừa trong máu, nước tiểu. Những trường hợp có nồng độ acid uric cao hơn 12mg/dl và có các biến chứng xấu mới được chỉ định dùng thuốc Tây y.

Hiện nay, có các nhóm thuốc làm giảm acid uric như sau:

  • Thuốc ức chế quá trình tổng hợp acid uric: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase. Từ đó giúp ngăn chặn quá trình tổng hợp acid uric trong máu. Các loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm Allopurinol. Febuxostat, Topiroxostat…
  • Thuốc tăng đào thải acid uric: Sử dụng thuốc tăng đào thải nồng độ acid uric là cách tốt nhất để giảm acid uric dư thừa trong cơ thể. Một số loại thuốc được chỉ định sử dụng phổ biến như Probenecid, Lesinurad…
  • Thuốc phân hủy acid uric:  Thuốc có tác dụng cung cấp enzyme urease ở dạng tái tổ hợp. Từ đó làm tăng khả năng phân hủy acid uric thành chất allantoin tan trong nước và đào thảo qua thận. 

Cách cân bằng acid uric tự nhiên tại nhà

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể cân bằng acid uric bằng một số giải pháp tại nhà như:

  • Hạn chế ăn muối: Sử dụng muối quá nhiều có thể khiến nồng độ acid uric tăng cao. Về lâu dài, tình trạng này sẽ ức chế quá trình đào thải acid uric qua thận và gây ra các bệnh lý nguy hiểm. Ngoài ra, ăn thực phẩm chứa nhiều muối mặn còn gây ra bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang…
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: Những người có nồng độ acid uric cao nên tăng cường bổ sung nhiều loại trái cây như cam, bưởi, kiwi, quả anh đào…
Bổ sung vitamin C để cân bằng axit uric trong máu
Bổ sung vitamin C để cân bằng axit uric trong máu
  • Ăn nhiều rau xanh: Thực đơn ăn uống hàng ngày của những người có chỉ số acid uric trong máu cao không được thiếu rau xanh. Nhóm thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất. Vì thế chúng có thể kiểm soát cân nặng, tăng khả năng đào thải acid uric trong máu. 
  • Vận động thường xuyên: Dù là người khỏe mạnh hay người bệnh thì vận động là thói quen không thể bỏ qua. Đặc biệt, người có acid uric cao nên rèn luyện thể thao 15 – 30 phút mỗi ngày. Thói quen này sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, kiểm soát cân nặng, kích thích thận đào thải…

Nồng độ acid uric cao nên đi khám và chữa ở đâu tốt?

Nồng độ acid uric vượt ngưỡng cho phép cảnh báo bạn đang mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên đi xét nghiệm và điều trị acid uric cao ở đâu là tốt?

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai có một đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm hàng đầu. Đồng thời, bệnh viện có một hệ thống máy móc y khoa hiện đại, tiên tiến. Khi đến đây, người bệnh sẽ được xét nghiệm lấy máu, kiểm tra nồng độ acid uric. 

Khi nồng độ acid uric tăng cao, bác sĩ sẽ xem xét và kê toa các loại thuốc phù hợp. Trong trường hợp, bệnh nhân mắc gout bệnh học, sỏi thận, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm liên quan, chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bệnh viện Bạch Mai nằm ở số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện lâu đời và hàng đầu tại TPHCM và các tỉnh phía nam. Bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, nhiều năm kinh nghiệm. Đây là một trong những địa chỉ bạn có thể lựa chọn để xét nghiệm acid uric trong máu và điều trị khi có chỉ số cao.

Bệnh viện nằm tại số 201B đường Nguyễn Chí Thanh, quận 5, Tp. Hồ Chí Minh

Bệnh viện YHCT Quân dân 102

Nhắc đến những địa chỉ điều trị tình trạng acid uric trong máu tăng hiệu quả thì người bệnh nên tìm đến Bệnh viện YHCT Quân dân 102. Bệnh viện sở hữu các trang thiết bị xét nghiệm hiện đại cùng với phương pháp điều trị bằng Đông y có biện chứng. Khi đến đây, bệnh nhân sẽ được thăm khám tận tình và sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh hiệu quả.

Địa chỉ bệnh viện ở số 7 ngách 8/11, Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hoặc ở TPHCM với địa chỉ 179, Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Bình Thạnh, TPHCM

Thời gian hoạt động từ 8 giờ đến 17 giờ 20, thứ 2 đến chủ nhật.

Acid uric bao nhiêu là cao? Bài viết trên đã giúp bạn có câu trả lời chi tiết. Khi nồng độ acid uric tăng cao, người bệnh nên đến bác sĩ điều trị kịp thời. Vì đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh phải bệnh gout, bệnh sỏi thận


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan