Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Corticoid là nhóm hoạt chất dùng cho các trường hợp cần chống viêm nhiễm, dị ứng. Do khả năng làm giảm mụn mủ, cải thiện tình trạng nhờn da nhanh nên chất này cũng được đưa vào mỹ phẩm. Tuy nhiên nếu bị lạm dụng sẽ dẫn đến những hệ quả khôn lường như da nhiễm corticoid và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho người dùng.

Corticoid có trong một số thuốc uống
Corticoid có trong một số thuốc uống

Corticoid là gì? Các dạng thuốc thường dùng

Có tên đầy đủ là glucocorrticoid, Corticoid thuộc nhóm thuốc kháng viêm. Chất này có tác dụng như loại hormone được sản xuất từ tuyến thượng thận tự nhiên. Corticoid được dùng trong điều trị bệnh, ức chế hệ thống miễn dịch và nhiều tác dụng với da.

Chúng được chia thành 4 nhóm chính được xếp từ A đến D. Cụ thể là:

  • Nhóm A là các loại Hydrocortisone gồm những hoạt chất như: Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone, Hydrocortisone axetat…
  • Nhóm B là các loại Acetonides gồm một số hoạt chất như: Desonide, Triamcinolone Acetonide, Amcinonide, Fluocinonide…
  • Nhóm C là các loại Betamethasone gồm những hoạt chất như: Dexamethasone, Fluocortolone, Betamethasone Sodium Phosphate…
  • Nhóm D được chia thành 2 nhóm D1 (Halogenated) và D2 ( tiền dược Esters)

Thuốc corticoid được bào chế thành nhiều dạng khác nhau, dùng theo chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc uống dạng viên.
  • Các thuốc tiêm trực tiếp vào mạch máu, vào cơ hoặc khớp.
  • Dạng thuốc xịt mũi.
  • Các dung dịch.
  • Thuốc hít vào đường miệng.
  • Dạng kem, thuốc bôi ngoài da, gel, nhỏ mắt…

Corticoid có tác dụng gì?

Corticoid có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, dùng để kháng viêm, dị ứng. Người ta dùng chất này để bào chế các thuốc chữa nhiều bệnh.

Một số người còn thêm vào mỹ phẩm để tăng hiệu quả làm đẹp. Tuy nhiên, sử dụng corticoid nên hết sức cẩn trọng. Nếu không dùng đúng cách thì chẳng những không đem lại kết quả mà còn gây phản ứng phụ. Không ít người vì làm đẹp mà làn da bị nhiễm corticoid.

Dùng làm thuốc điều trị

Corticoid được dùng để kết hợp với các loại thuốc chữa các bệnh sau đây:

Trị bệnh viêm da bằng thuốc chứa corticoid
Trị bệnh viêm da bằng thuốc chứa corticoid
  • Vảy nến, mề đay, viêm da dị ứng, tổ đỉa: Thuốc Medrol, kem fucicort, flucinar
  • Phổi tắc nghẽn, hen phế quản: Thuốc Symbicort
  • Thận hư nguyên phát.
  • Bệnh viêm đa khớp và các bệnh về khớp xương khác.
  • Các bệnh lý khác: Bệnh về máu, mắt, đường ruột…

Dùng làm kem trộn, mỹ phẩm

Do đặc tính chống viêm rất hiệu quả nên Corticoid có mặt trong nhiều loại mỹ phẩm, đặc biệt là kem trộn. Thành phần này không chỉ có vai trò trị mụn, viêm, ức chế tạm thời tuyến bã nhờn giúp giảm nhờ da, trị mụn cám mà còn giữ nước… Vì thế, các loại kem trộn chứa nhiều corticoid có khả năng “biến” làn da sần, sẫm màu thành trắng sáng, mịn màng chỉ trong một đến vài ngày.

Tuy nhiên, khi đã sử dụng các sản phẩm này lâu ngày thì da bị “nghiện”. Nếu dừng thoa, bề mặt da nhanh chóng “xuống cấp” và viêm nhiễm tồi tệ hơn lúc đầu.

Cách sử dụng thuốc chứa Corticoid tốt nhất

Thuốc chứa Corticoid nên dùng thế nào thì hiệu quả? Dưới đây là những chỉ dẫn chung từ chuyên gia khi sử dụng dược phẩm chứa Corticoid.

Với thuốc uống

Nên dùng thuốc sau bữa ăn để chống buồn nôn khi thuốc đi xuống dạ dày. Khi uống, bạn cần dùng thêm 1 cốc nước đầy. Nếu bị đau bụng do uống thuốc chứa chất này, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

  • Khi uống thuốc chứa Corticoid dạng viên nén, bạn không nên bóc bỏ vỏ thuốc hoặc nhai vỡ, nghiền nát.
  • Uống các thuốc này theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên uống nhiều hơn hoặc ít hơn.
  • Không sử dụng thuốc chứa Corticoid trong thời gian dài, tránh để cơ thể bị phản ứng.
  • Cần kiểm tra thông tin về thuốc, các nhãn mác cẩn thận trước khi sử dụng.

Với dạng kem bôi

  • Dùng đúng loại kem bôi chứa corticoid mà bác sĩ chỉ định cho trường hợp bệnh lý của mình.
  • Cần rửa vùng da tổn thương trước khi dùng, không bôi khi da ướt hoặc bẩn.
  • Chỉ bôi một lớp mỏng vừa đủ, dùng tối đa 2 lần/ngày, khi bôi nên thoa nhẹ nhàng.
  • Sau khi bôi thuốc có thể băng kín lại khi đi ngủ và mở ra sau đó. Không để băng quá lâu, tránh để da nhiễm khuẩn tụ cầu.
Cách dùng kem bôi chữa bệnh
Kem bôi chữa bệnh ngoài da

Corticoid có tác hại như thế nào?

Corticoid có trong thuốc hoặc kem trộn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Người bệnh và chị em phụ nữ nên chú ý đến các vấn đề sau đây.

Tác dụng phụ của thuốc tây chứa Corticoid với sức khỏe

Thuốc chứa Corticoid có thể khiến người bệnh gặp phải các tình trạng sau đây:

  • Làm giảm khả năng đề kháng với các yếu tố gây nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh uống nhiều thuốc này có thể bị ho, sốt, viêm họng…
  • Khi ngấm vào máu có thể gây loãng xương, loét dạ dày, tăng huyết áp, nghẽn mạch máu…
  • Làm thay đổi công dụng của các loại thuốc khác khi sử dụng cùng lúc.
  • Nếu không được bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc bị ẩm ướt, ánh nắng chiếu vào, thuốc dễ bị biến chất, thay đổi tác dụng.

Tác hại của kem trộn chứa Corticoid với làn da

Khi sử dụng các loại mỹ phẩm, kem trộn chứa nhiều Corticoid, da của bạn sẽ gặp các vấn đề như:

  • Khô và bong vảy, ngứa ngáy: Đây là tình trạng chị em bị nhiễm Corticoid nhẹ.
  • Phồng rộp: Là trường hợp viêm da cấp tính, bề mặt da nổi mụn có nước mọng, phồng rộp. Da bị bào mòn và mất sức đề kháng, dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nếu các mụn và vết phồng vỡ, người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng da.
  • Da tiết nhờn và nổi mụn rất nhiều: Bề mặt da luôn bóng loáng kèm theo các loại mụn đầu đen, mụn mủ, mụn bọc xuất hiện.
  • Giãn tĩnh mạch khiến da bị đỏ: Mạch máu nổi lên bề mặt da, người bệnh cảm thấy rất nóng rát, đặc biệt là khi ra nắng.
  • Nhiễm ký sinh trùng Demodex: Do sức đề kháng yếu nên da bị mất cân bằng giữa các lợi khuẩn và vi khuẩn có hại. Vì vậy, các ký sinh trùng Demodex dễ tấn công, gây viêm da.
  • Kích ứng: Xảy ra khi sử dụng kem trộn chứa Corticoid quá lâu. Da liên tục nổi mẩn đỏ, sần sùi và mọc nhiều mụn gây viêm nhiễm nặng.

Cách nhận biết thuốc có chứa corticoid

Trên các thuốc có thành phần corticoid thường có các ký hiệu nhận biết như sau ở đuôi tên dược phẩm:

  • Đuôi “sone” hoặc “son”.
  • Đuôi “olone” hoặc “olon”.

Tuy nhiên, không phải tất cả các thuốc chứa corticoid đều thêm các đuôi này. Vì vậy, cách tốt nhất để nhận dạng tân dược có chứa nó là xem kỹ thành phần ghi trên bao bì. Đồng thời, để đảm bảo sử dụng thuốc đúng cách, không nên bỏ qua phần công dụng, cách dùng, chỉ định và thời hạn của thuốc.

Cách xác định kem trộn có Corticoid dư

Các loại mỹ phẩm, kem trộn dư Corticoid thường được giới thiệu có công dụng làm đẹp vượt trội chỉ sau vài lần sử dụng. Thông thường, chúng có các đặc điểm nhận dạng dưới đây, chị em có thể tham khảo:

Kem trộn như thế nào là có độc?
Kem trộn như thế nào là có độc?
  • Chất kem mịn, có màu trắng hơi ngả vàng.
  • Được quảng cáo là loại kem làm trắng nhanh và không gây vàng lông.
  • Tên gọi tiếng Việt kèm theo các chữ như “white” hay “snow”…
  • Không được sản xuất chính hãng, thuộc các thương hiệu nổi tiếng.
  • Không có giấy phép, chứng nhận kiểm định chất lượng của Bộ y tế.
  • Khi thấy các sản phẩm làm đẹp có các dấu hiệu như trên, tốt nhất, chị em nên thận trọng. Không nên vì nhu cầu làm đẹp mà bất chấp sử dụng, khiến da bị tổn thương.

Da nhiễm corticoid phải làm sao?

Trường hợp da nhiễm corticoid gây tổn thương bạn cần xử lý theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Xác định loại thuốc hoặc mỹ phẩm khiến da bạn bị nhiễm độc.
  • Bước 2: Xác định thời gian và mức độ nhiễm corticoid hiện tại. Bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng này để biết được cấp độ chính xác.
  • Bước 3: Nếu bạn mới nhiễm corticoid dưới 3 tháng thì ngưng sử dụng sản phẩm ngay và bổ sung vitamin C để bảo vệ da. Nếu bạn đã dùng quá 3 tháng thì tiến hành bước tiếp theo.
  • Bước 4: Cai nghiện cho da và thải độc da. Bạn cần giảm dần tần suất sử dụng sản phẩm dư corticoid rồi ngưng hẳn. Đồng thời, hãy thải độc cho da bằng cách uống nước trà xanh, trà hoa cúc, xông hơi và đắp mặt nạ thải độc.
  • Bước 5: Dùng thuốc uống điều trị tình trạng này theo đơn bác sĩ chỉ định.
  • Bước 6: Phục hồi da bằng cách cung cấp dưỡng chất tái tạo và làm lành tổn thương da.

Chống chỉ định, thận trọng khi dùng Corticoid

Corticoid không nên được sử dụng hoặc cần hạn chế trong các trường hợp sau:

Khi mang thai có nên dùng thuốc có Corticoid?
Khi mang thai có nên dùng thuốc có Corticoid?
  • Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, tốt nhất không nên sử dụng mỹ phẩm nghi chứa Corticoid. Nếu phải dùng các thuốc này, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không sử dụng nếu dị ứng với các thành phần của thuốc chứa Corticoid.
  • Không dùng cùng lúc với các thuốc khác bao gồm cả thực phẩm chức năng, thuốc Đông y, thuốc không kê theo toa…
  • Không nên uống rượu và hút thuốc khi dùng sản phẩm chứa Corticoid.
  • Nếu bị các bệnh AIDS, HIV, lao, đậu mùa, sởi, tiểu đường, giun, nấm, nhiễm trùng ở mắt… cần hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ khi dùng dược phẩm này.
  • Cẩn trọng khi muốn dùng thuốc chứa Corticoid cho trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi.

Lưu ý khi sử dụng các sản phẩm có chứa corticoid

Sử dụng các sản phẩm chứa Corticoid đúng cách sẽ đem lại tác dụng tốt. Tuy nhiên, nếu dùng sai hoặc lạm dụng chất này lại có thể gây hệ quả khó lường.

  • Khi dùng Corticoid quá liều: Cần gọi cấp cứu 115 hoặc đến ngay trung tâm y tế gần nhà.
  • Nếu quên dùng thuốc, hãy sử dụng bù trong thời gian sớm nhất, trường hợp đã gần đến thời gian dùng lần tiếp theo thì bỏ qua liều đã dùng sót.
  • Các thuốc dễ tương tác với Corticoid gây phản ứng phụ: Acemetacin, Clonixin, Droxicam, Etravirine, Indinavir, Ketorolac, Aceclofenac, Choline salicylate, Doxorubicin, Fentanyl, Itraconazole, Ketoconazole, Celecoxib…

Corticoid là một dược phẩm có tính ứng dụng cao trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi dùng các sản phẩm chứa chất này, bạn nên sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả. Nên đến gặp bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường, nhất là khi da nhiễm corticoid để được xử lý sớm tránh hệ lụy về sau.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan