Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Da đỏ, phồng rộp, bong tróc, xuất hiện vảy trắng,… là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh vảy nến thể giọt. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh sẽ tiến triển nặng và gây suy thận, tiểu đường, thậm chí ảnh hưởng tới tim mạch.

Vảy nến thể giọt là gì?

Vảy nến thể giọt hay còn gọi là á vảy nến thể giọt, đây là một dạng của bệnh vảy nến. Khi bệnh xuất hiện, tế bào da tăng tốc độ phát triển, lúc này trên cơ thể  xuất hiện đốm đỏ và phủ một lớp vảy mỏng màu trắng đục hình giọt nước. Lớp vảy này bong tróc và vụn ra như phấn.

Vảy nến dạng giọt có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Một số trường hợp cho thấy bệnh nhân bị viêm họng liên cầu trước khi mắc vảy nến thể giọt.

Vảy nến thể chấm giọt không phải là bệnh truyền nhiễm và không lây truyền từ người này sang người khác.

Vảy nến thể chấm giọt không phải là bệnh truyền nhiễm
Vảy nến thể chấm giọt không phải là bệnh truyền nhiễm

Bệnh thường được chia thành 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1 (khởi phát): Xuất hiện một vài đốm nhỏ trên bề mặt da, mức độ ảnh hưởng chiếm khoảng 3%.
  • Giai đoạn 2: Các triệu chứng dần tiến triển nặng, cơ thể người bệnh xuất hiện nhiều đốm đỏ, gây mất thẩm mỹ và làm giảm chất lượng cuộc sống.
  • Giai đoạn 3: Lúc này vùng da hình thành vảy nến thể giọt đã chiếm trên 10%. Nếu vảy nến xuất hiện khoảng 2% trên tổng diện tích của cơ thể nhưng có tác động tiêu cực đến cuộc sống thì vẫn được xếp vào dạng trung bình - nặng.

Bệnh vảy nến thể giọt có triệu chứng như thế nào?

Tùy vào vùng da bị ảnh hưởng mà triệu chứng của vảy nến thể giọt có thể khác nhau.

  • Xuất hiện mảng da màu đỏ và phồng rộp, có vảy nhỏ màu trắng hoặc bạc.
  • Ngứa và đau tại vùng da bị ảnh hưởng.
  • Da khô, bong tróc, kèm nứt nẻ.
  • Đau khớp và đau ở vùng da bị vảy nến.
  • Da ngày càng trở nên dày và cứng.
  • Cảm giác nóng rát hoặc phát ban tại vùng da bệnh.

Hình ảnh vảy nến thể giọt

Triệu chứng Vảy Nến Thể Giọt phổ biến

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến thể giọt

Hiện tại, vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến thể giọt. Tuy nhiên, cơ chế phát triển bệnh có mối liên quan trực tiếp đến gen ở nhiễm sắc thể số 6 và các  yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Cụ thể:

  • Di truyền: Nếu người thân thế hệ trước đã mắc vảy nến thể giọt, nguy cơ thế hệ sau mắc bệnh cũng tăng cao. Đặc biệt, nếu một phụ nữ mang thai mắc vảy nến thể giọt, thai nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh.
  • Nhiễm khuẩn: Người nhiễm khuẩn có nguy cơ cao phát triển vảy nến thể giọt. Đặc biệt là nhiễm khuẩn liên cầu, viêm tai giữa có thể khiến bệnh vảy nến bùng phát và trở nặng.
  • Dị ứng: Dị ứng thực phẩm, thuốc, thời tiết hoặc hóa chất có thể kích hoạt gen bên trong cơ thể, hình thành bệnh vảy nến thể giọt. Phản ứng dị ứng thường kích thích tế bào thượng bì, gây chấm đỏ và cảm giác ngứa ngáy trên da.
  • Stress: Những người có hệ thần kinh nhạy cảm, thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng, stress và lo âu, có nguy cơ mắc vảy nến thể giọt cao hơn đối tượng khác.
  • Yếu tố khác: Rối loạn nội tiết tố, cảm xúc thất thường, chấn thương cơ học, vật lý và các yếu tố khác cũng là nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh vảy nến.

Biến chứng vảy nến thể giọt

  • Biến chứng lên thận: Nếu không được kiểm soát, các triệu chứng sẽ trở nên nặng nề và gây ảnh hưởng đến thận, thậm chí là hỏng thận và suy giảm chức năng.
  • Gây rối loạn chuyển hóa: Vảy nến tái phát liên tục có thể gây rối loạn chuyển hóa, dẫn đến tăng hoặc tụt huyết áp bất thường và rối loạn chuyển hóa lipid,...
  • Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: Sử dụng thuốc điều trị sai cách có thể khiến cholesterol trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, đột quỵ và suy tim,...
  • Gây bệnh tiểu đường: Đây là căn biến chứng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Vảy nến thể giọt khi biến chứng sẽ khiến làn da tổn thương nghiêm trọng,gây cảm giác tự ti, mặc cảm, ảnh hưởng đến việc giao tiếp, thậm chí đã có trường hợp trầm cảm.

Vảy nến có thể gây suy thận nếu không được điều trị đúng cách
Vảy nến có thể gây suy thận nếu không được điều trị đúng cách

Phương pháp chẩn đoán bệnh vảy nến thể giọt

Chẩn đoán cận lâm sàng

Để phát hiện vảy nến thể giọt, các bác sĩ thường thực hiện kiểm tra da xem có dấu hiệu của bệnh vẩy nến hay không. Vì vùng da nhiễm bệnh thường có hình dạng mảng màu đỏ và dễ bị bong tróc.

Chẩn đoán lâm sàng

  • Xét nghiệm huyết thanh: Các xét nghiệm có thể bao gồm đo nồng độ axit uric trong huyết thanh, đây  là yếu tố góp phần vào phát triển của các triệu chứng của bệnh vảy nến.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang hoặc siêu âm để kiểm tra tình trạng của các khớp.
  • Lấy mẫu tế bào da: Trong một số tình huống, bác sĩ có thể thực hiện lấy mẫu da để tìm kiếm dấu hiệu vảy nến và loại trừ các bệnh khác có triệu chứng tương tự.

Đối tượng dễ mắc vảy nến thể giọt

  • Người có chế độ ăn giàu purin: Purin là chất có trong một số thực phẩm như thức ăn nhanh, thịt mỡ, hải sản và các đồ có đường. Việc tiêu thụ nhiều purin có thể tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
  • Người béo phì: Béo phì có thể làm tăng axit uric và nguy cơ mắc bệnh vảy nến giọt.
  • Người uống rượu/bia: Việc thường xuyên uống rượu/bia có thể dẫn đến tăng cường sản xuất axit uric cùng tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
  • Người mắc bệnh màng hình ống: Những đối tượng này có thể dễ dàng trở thành nạn nhân của bệnh vảy nến thể giọt hơn so với những người khác.

Bệnh thường xảy ra ở người béo phì
Bệnh thường xảy ra ở người béo phì

Biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh vảy nến

  • Sau khi tắm hãy dùng khăn lau khô da nhẹ nhàng và sử dụng kem dưỡng ẩm. Tránh sử dụng sữa tắm hoặc xà phòng có hương liệu.
  • Thiết lập lối sống khoa học, giảm stress, hạn chế hút thuốc lá và uống rượu.
  • Tránh tiếp xúc với chất kích thích da và điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh.
  • Tập yoga hoặc thiền để giúp giảm căng thẳng, cải thiện tinh thần, và giảm triệu chứng của bệnh.
  • Giữ cân nặng ổn định vì đây là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Các triệu chứng của bệnh không giảm sau khi đã sử dụng các phương pháp điều trị, chăm sóc da.
  • Vảy nến gây đau đớn, ngứa ngáy mạnh mẽ, hoặc gây rối loạn về tâm lý.
  • Có triệu chứng viêm nhiễm, sưng, đau, hoặc xuất hiện vùng da mới bị tổn thương.
  • Xuất hiện các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi quá mức.

Cách điều trị vảy nến thể giọt

Mẹo chữa bệnh vảy nến thể giọt tại nhà theo dân gian

Ưu điểm của các mẹo dân gian là an toàn và tiết kiệm chi phí, tuy nhiên chỉ dành cho trường hợp bệnh nhẹ.

  • Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu, hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm, giúp vùng da bị thương trở về trạng thái bình thường. Bạn chỉ cần rửa sạch 15 lá trầu không và đem đun với 2 lít nước. Khi nước chuyển vàng thì thêm muối và tắt bếp, dùng nước này để tắm.
  • Nha đam: Dùng nha đam chữa vảy nến giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, đồng thời bảo vệ da. Bạn chỉ cần lấy lá nha đam, gọt vỏ, thái nhỏ, xay nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị vảy nến.
  • Sử dụng lá khế: Tương tự như lá trầu không, lá khế cũng cho hiệu quả tốt trong việc điều trị chữa vảy nến thể giọt. Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch và đem giã nát cùng 1 ít muối. Sau đó đem hỗn hợp này đắp lên da và cố định trong 15 phút. Sau cùng rửa lại với nước ấm, kiên trì trong khoảng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả tích cực.

Chữa vảy nến thể giọt bằng thuốc Đông y

Việc sử dụng thuốc Đông y để điều trị vảy nến thể giọt không chỉ làm dịu các triệu chứng như ngứa và sưng mà còn giúp cân bằng nội tiết tố, tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc và cách làm cụ thể, các bạn có thể tham khảo thêm:

Đông y trị bệnh cho hiệu quả cao và lành tính
Đông y trị bệnh cho hiệu quả cao và lành tính

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị: Hoa hòe 20g, địa hoàng 20g,thạch cao 20g; thổ phục linh 16g, trôm lay 16g, ké đầu ngựa 16g, cây bù xít 12g
  • Cách làm: Đem tất cả sắc với 5 bát nước rồi uống trong ngày. Chia thành 3 bát, mỗi buổi dùng 1 bát.

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị: Tiêu toan giáp, huyền minh phàn, khô phàn, hoa dã quỳ, mỗi loại 15g.
  • Cách làm: Người bệnh  rửa sạch các dược  liệu rồi cho vào ấm đun cùng với khoảng 2 lít nước để lấy được tinh chất chữa vảy nến chấm giọt. Nước cốt thu được dùng để chấm rửa vùng da bị vảy nến giọt.

Điều trị bằng thuốc Tây

Ưu điểm của việc sử dụng thuốc tân dược là dễ sử dụng, cho hiệu quả nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh vảy nến thể chấm giọt như:

  • Thuốc mỡ acid salicylic: Thuốc giúp giảm bong tróc, chống sừng, cung cấp ẩm, làm mềm da và kích thích quá trình phục hồi tổn thương. Thuốc có khả năng hấp thụ vào cấu trúc cơ thể, vì vậy chỉ nên sử dụng trên khu vực nhỏ của da theo sự hướng dẫn của bác sĩ..
  • Kem bôi chứa corticoid: Corticoid là một thành phần có khả năng giảm viêm và bong tróc, thường được sử dụng cho người bị ngứa ngáy và da châm chích. Hoạt chất corticoid còn có thể ức chế sự tổng hợp DNA, giảm việc tạo ra tế bào bạch cầu và có khả năng chống viêm, diệt khuẩn. Tuy nhiên, thuốc chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn hạn, tối đa 30 ngày, nên dừng sử dụng một thời gian nếu muốn tái sử dụng.

Người bệnh có thể sử dụng kem bôi chứa Corticoid cải thiện triệu chứng
Người bệnh có thể sử dụng kem bôi chứa Corticoid cải thiện triệu chứng

  • Retinoid: Đây là một chất dẫn xuất của vitamin A, thường được sử dụng để điều trị vảy nến thể giọt nặng trên diện rộng. Hoạt chất này kháng nhiễm sừng và ngăn chặn tăng tế bào, giúp giảm triệu chứng và phục hồi tổn thương do bệnh gây ra. Thuốc chỉ nên sử dụng tối đa trong 12 tháng và không được lạm dụng.
  • Corticoid đường uống: Công dụng của thuốc là ngăn ngừa các triệu chứng của vảy nến thể giọt, giảm nhanh hiện tượng ngứa ngáy khó chịu và phục hồi tổn thương trên da. Thuốc có khả năng gây tác dụng phụ nên chỉ dùng trong thời gian ngắn.

Thuốc tân dược mặc dù tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại. Vì vậy bệnh nhân cần có sự cân nhắc và nghe theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp những vấn đề không mong muốn.

Dược liệu trị bệnh vảy nến thể giọt

Việc sử dụng dược liệu để trị bệnh vảy nến thể giọt có thể mang lại một số lợi ích nhất định, bao gồm:

  • Giảm viêm và sưng ở các khớp và mảng da vảy.
  • Giảm axit uric trong cơ thể, giúp kiểm soát nguy cơ tăng cao axit uric gây ra cơn đau và viêm.
  • Hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể đối phó với viêm nhiễm và tác nhân gây bệnh.
  • Giảm đau và khử đau trong trường hợp bệnh vảy nến giọt.
  • Giảm stress và cải thiện tinh thần, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống trong quá trình điều trị bệnh.

Một số loại dược liệu thường dùng trị vảy nến như: Hoa hòe, địa hoàng, thổ phục linh, tiêu toan giáp, ké đầu ngựa…

Tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu tự nhiên cần được các bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia y tế chỉ định để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.

Vảy nến thể giọt là bệnh lý da liễu thường gặp hiện nay và chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Người bệnh nên chủ động thăm khám khi có dấu hiệu bất thường, hạn chế những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Bị vảy nến tắm lá gì và tắm thế nào để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Tạp Chí Đông Y giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không? Bệnh vảy nến...

Vảy nến là bệnh về da liễu thường xuyên xuất hiện và có thể tự khỏi

Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.

Ở da bệnh vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến. Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.

Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường thấy ngứa da, đa số triệu chứng ngứa của vảy nến thường nhẹ. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân triệu chứng ngứa có thể xảy ra dữ dội.

Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,... Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu...
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người đang bị bệnh, khi bị bệnh bạn sẽ bị áp lực về tâm lý khá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những thông tin bổ ích dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất....
Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy vậy so với Tây y hoặc Đông y, cách trị bệnh này có giá thành cao hơn hẳn. Vậy quang hóa trị liệu có gì đặc biệt? bài viết sau đây của Tapchidongy sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu...
Chữa vẩy nến bằng diện chẩn là một phương pháp quen thuộc trong Đông Y. Thế nhưng với nhiều người, thông tin về cách chữa vảy nến này còn khá mơ hồ. Để hiểu rõ hơn, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc khái quát về phương pháp chữa vẩy nến bằng diện chẩn. [caption id="attachment_29312" align="aligncenter" width="730"] Chữa...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Vảy Nến Thể Giọt bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan