Mề đay không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến tinh thần và cuộc sống thường nhật của người bệnh. Để không lạm dụng và phụ thuộc quá vào thuốc Tây, chữa mề đay bằng lá hẹ là giải pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay bởi giá thành rẻ, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả điều trị tương đối tốt.
Công dụng của lá hẹ trong việc điều trị bệnh nổi mề đay
Lá hẹ còn được biết với tên gọi là khởi dương thảo hay cứu thái. Đây là một loại thực vật thuộc họ Hành, tên khoa học là Allium ramosum. Chúng không chỉ là một loại rau gia vị dùng trong nấu ăn mà còn là vị thuốc hỗ trợ nhiều loại bệnh lý trong Đông y, điển hình là bệnh mề đay.
Lá hẹ có vị ngọt, tính ấm, hỗ trợ tốt việc thanh nhiệt giải độc, giảm ngứa và tiêu viêm. Trong lá hẹ có hàm lượng nước lớn cùng nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe như các loại acid amin, vitamin, khoáng chất hoặc quercetin. Đây đều là những hoạt chất tốt cho việc cân bằng ẩm, hỗ trợ và hồi phục làn da bị tổn thương.
Theo đó, những công dụng nổi bật của lá hẹ trong việc chữa bệnh mề đay là:
- Giảm ngứa và sưng: Lá hẹ có tác dụng hành khí, tán ứ, giải độc, nhờ vậy giúp giảm ngứa, sưng hiệu quả do mề đay gây ra.
- Kháng khuẩn, chống viêm: Giàu vitamin và chất kháng khuẩn, giúp chống viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng da do gãi ngứa.
- Thanh nhiệt, giải độc: Có tác dụng lợi tiểu, giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, từ đó góp phần cải thiện tình trạng mề đay.
- Tăng cường sức đề kháng: Nhờ hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất, lá hẹ giúp người bệnh tăng đề kháng, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của khuẩn bệnh, hạn chế nguy cơ tái phát mề đay.
Top cách chữa mề đay bằng lá hẹ dễ làm
Một vài phương pháp dân gian sử dụng lá hẹ chữa mề đay được lưu truyền sau đây, chúng ta hãy tham khảo và áp dụng. Nguyên liệu này có ưu điểm rẻ tiền, dễ kiếm, an toàn cho bất cứ ai kể cả trẻ nhỏ do đó mọi người không nên bỏ qua.
Cách 1: Uống nước lá hẹ trị mề đay
Sử dụng lá hẹ giã lấy nước uống là một trong những cách chữa mề đay vô cùng đơn giản. Cách này dễ dàng, không hề tốn kém. Bên cạnh việc chữa bệnh mề đay còn mang lại một loạt các công dụng khác như giảm đau nhức xương khớp, tốt cho sinh lý đàn ông.
Chuẩn bị
- Lá hẹ khoảng 100g
- Đường phèn: tự ước lượng sao cho phù hợp với khẩu vị
Cách làm
- Bước 1: Lá hẹ mang đi rửa sạch, thái nhỏ thành khúc để dễ chế biến.
- Bước 2: Cho nguyên liệu trên vào nồi sạch, đỏ 1-2 bát nước, đun lửa to đến khi sôi thì vặn nhỏ để khoảng 10-20 phút để các tinh chất trong lá hẹ tan ra trong nước.
- Bước 3: Khi nước còn ấm, bạn cho chút đường phèn vào và uống. Tùy khẩu vị mỗi người mà có thể cho đường hoặc không. Lời khuyên dành cho mọi người đó là không uống đường sẽ tốt nhất.
Chú ý: Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nên áp dụng phương pháp này.
Cách 2: Đắp nước lá hẹ lên vùng da bị mề đay
Cách này đơn giản như cách 1 chúng ta vừa tìm hiểu. Thay vì cho vào nồi đun, bạn sẽ rửa thật sạch lá hẹ, để ráo nước, cắt khúc nhỏ sau đó cho vào máy xay sinh tố hoặc dùng chày giã nát.
- Bước 1: Lấy nước ép lá hẹ thoa lên vùng da bị kích ứng
- Bước 2: Để trong khoảng 15-20 phút thì rửa lại bằng nước sạch
Chú ý: Với cách này, những người có làn da nhạy cảm bạn có thể pha nước ép lá hẹ với một chút nước ấm và thoa lên da để thấy hiệu quả. Ngoài ra những người có vết thương hở, da bị lở loét, trầy xước do gãi mạnh thì không nên áp dụng cách này.
Cách 3: Tắm nước lá hẹ
Theo chia sẻ trong dân gian, đun nước lá hẹ để tắm có tác dụng làm mát da, giảm thiểu triệu chứng da bị nổi mẩn đỏ, sẩn ngứa, loại bỏ lượng dầu thừa trên da từ đó giúp làm sạch cơ thể.
Chuẩn bị
- Lá hẹ
- Muối trắng hạt to
Cách làm
- Bước 1: Lá hẹ mang đi rửa sạch, thái nhỏ.
- Bước 2: Cho lá hẹ vừa cắt vào nồi, đổ thêm 2-3 lít nước rồi đun trong khoảng 5-10 phút đến khi sôi rồi tắt bếp.
- Bước 3: Cho nước lá hẹ đun đổ vào chậu, pha thêm nước cho ấm
- Bước 4: Cho 1 ít muối trắng hạt to vào chậu nước tắm
- Bước 5: Tiến hành tắm với nước lá hẹ, phần bã bạn có thể đắp lên vùng da bị ngứa, massage nhẹ nhàng
Cách 4: Chườm nóng lá hẹ lên da
Chuẩn bị
- Lá hẹ
- Muối trắng hạt to
- 1 chiếc khăn mỏng, sạch
Cách làm
- Bước 1: Mang lá hẹ đi rửa sạch rồi để cho ráo nước.
- Bước 2: Cắt lá hẹ thành từng khóc nhỏ sau đó đem phơi khô
- Bước 3: Nguyên liệu thu được chúng ta cho vào chảo nóng, cho thêm chút muối trắng hạt to, đảo đều trong khoảng 3-5 phút
- Bước 4: Đổ hỗn hợp lá hẹ và muối trắng sao nóng cho vào khăn sạch và chườm lên vùng da bị ngứa, đến khi nguyên liệu nguội bạn cho vào chảo và rang nóng lại và đắp. Lặp đi lặp lại như vậy khoảng 3-5 lần đến khi cơn ngứa giảm dần.
Ngày nên áp dụng cách này tối thiểu 2 lần để thấy kết quả.
Cách 5: Các món ăn từ lá hẹ
Đông y nhận định lá hẹ có tác dụng giải độc, bổ thận, chống dị ứng vì vậy ngoài việc áp dụng các phương pháp tắm nước lá hẹ hay chườm lá hẹ lên da, bạn nên kết hợp các món ăn được chế biến từ thảo dược này. Công dụng sẽ nhân đôi.
Một vài món ăn từ lá hẹ tốt cho cơ thể mọi người có thể tham khảo và bắt tay vào làm như canh hẹ nấu thịt và đậu hũ non, canh sườn lá hẹ…
Cách 6: Kết hợp lá hẹ và rượu trắng chữa mề đay
Chuẩn bị
- Lá hẹ
- Rượu trắng
Cách làm
- Bước 1: Lá hẹ rửa sạch thái vụn
- Bước 2: Cho nguyên liệu vào chảo đun nóng, đảo đều
- Bước 3: Cho lá hẹ nóng vào một chiếc khăn mỏng, sau đó đổ thêm chút rượu trắng vào và trộn đều
- Bước 4: Đắp hỗn hợp này lên da, cố định lại bằng băng gạc hoặc thoa lên vị trí bị mề đay. Áp dụng 7 ngày liên tiếp để thấy công dụng.
Chữa mề đay bằng lá hẹ thực tế là một bài thuốc dân gian đơn lẻ nên xét về hiệu quả điều trị tận gốc bệnh mề đay không cao, chỉ thích hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, cấp tính. Thậm chí, nếu sử dụng không đúng cách còn có thể khiến tình trạng trở nặng hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!