Nổi mẩn ngứa ở mông là kiến nhiều người rơi vào trạng thái khổ sở bởi “ngứa cũng không dám gãi”. Bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn tạo nên nhiều bất tiện, phiền toái trong cuộc sống. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tình trạng này qua bài viết dưới đây.
Nổi mẩn ngứa ở mông báo hiệu bệnh gì?
Mông là vùng da kín, gần với các bộ phận bài tiết. Vì vậy, da mông dễ nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng và mắc các bệnh về da gây nên tình trạng mẩn ngứa.
Da mông bị nhiễm nấm
Nhiễm nấm có thể gây nên tình trạng nổi mẩn ngứa ở mông. Khe mông và háng là những vùng da mỏng, ấm và ẩm, là môi trường thích hợp để vi nấm phát triển. Vi nấm sau khi kí sinh lên da, có khả năng phát triển và lan ra các vùng da xung quanh rất nhanh.
Da bị nhiễm nấm thương ngứa, nổi mẩn đỏ, xuất hiện vảy trắng từng mảng. Người bệnh có thể tới cơ sở y tế, lấy mẫu da để được xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm nấm.
Nhiễm giun sán
Ký sinh trùng giun có thể đi vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa, qua da. Sau khi vào cơ thể, giun sẽ phát triển và kí sinh ở ruột non, ruột già, trực tràng, thậm chí là mạch máu. Đến mùa sinh sản, con cái sẽ di chuyển về phía hậu môn để đẻ trứng, gây ngứa vùng mông. Giun đũa là loài tiêu biểu có đặc trưng sinh sản này.
Bệnh vảy nến
Những vùng da bị vảy nến thường sưng đỏ thành mảng, tróc vảy trắng, bên dưới lớp vảy trắng là phần da màu hồng, hơi bóng như sáp nến. Bệnh có thể gây ngứa ở vùng da bị thương tổn.
Bệnh eczema
Eczema (chàm) là bệnh tự miễn, đặc trưng bởi tình trạng da nổi mụn nước, ngứa dai dẳng, chảy dịch và hình thành dày sừng. Eczema thường tái phát thành từng đợt theo mùa, dai dẳng qua nhiều năm, chưa có cách điều trị dứt điểm.
Nếu thấy tình trạng nổi mẩn ngứa ở mông kèm theo dịch mẩn và lớp dày sừng trắng, có thể bạn đã bị eczema.
Bệnh mề đay ở mông
Mề đay là tình trạng nổi mẩn ngứa xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh với tác nhân gây kích thích, sản sinh ra lượng lớn Histamin. Biểu hiện đặc trưng của mề đay là hình thành những mảng sưng phù, màu đỏ, hồng hoặc trắng trên da, gây ngứa ngáy.
Mề đay có thể gây nổi mẩn ngứa ở một số bộ phận trên da, cũng có thể gây mẩn ngứa khắp cơ thể. Mề đay cấp tính thường có thể tự khỏi trong vòng 6 tuần. Qua thời gian này, mề đay đã chuyển sang dạng mãn tính.
Nếu tình trạng sưng phù xảy ra ở đường thở, có thể gây thiếu oxy, hạ huyết áp, trụy tim, thậm chí là sốc phản vệ..
Hăm tã
Khe mông bị ngứa rát là tình trạng thường gặp ở các bé bị hăm tã. Trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng manh trong khi các tư thế nằm, bế đều có sinh ra sự cọ sát với phần mông. Nếu trẻ không được thay bỉm tã thường xuyên, vùng da mông không được giữ không thoáng, trẻ rất dễ bị hăm tã.
Hăm tã khiến da ở mông nổi mẩn đỏ thành mảng lớn, có thể gây ngứa.
Các nguyên nhân sinh lý gây nổi mẩn ngứa ở mông
Ngoài các nguyên nhân về bệnh lý nêu trên, nổi mẩn ngứa ở mông còn có thể là kết quả của do thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học:
Sử dụng giấy vệ sinh không đảm bảo chất lượng
Nhiều loại giấy vệ sinh kém chất lượng dùng nguồn nguyên liệu bẩn, dùng nhiều phụ gia tẩy rửa có thể là nguyên nhân gây mẩn ngứa ở mông. Một số người ở vùng nông thôn còn có thói quen dùng các loại lá để vệ sinh vùng mông, khiến mông nổi mẩn ngứa.
Sử dụng nguồn nước không sạch
Nước ô nhiễm chứa hàm lượng cao các chất độc hại, chứa nhiều vi sinh vật, đá vôi. Khi dùng nguồn nước này vệ sinh cơ thể có thể gây ra kích ứng, làm nổi mẩn ngứa.
Trang phục không phù hợp
Mặc quần quá bó, quần quá chật cọ xát nhiều vào vùng mông, khiến mông bị kích ứng, gây nổi mẩn ngứa.
Không thay quần áo thường xuyên, khiến bụi bẩn, vi khuẩn, vi nấm tiếp xúc với da gây kích ứng.
Mặc quần áo may từ các loại vải bí, ít thấm hút mồ hôi. Mồ hôi ra nhiều, gây ẩm ướt, bít tắc lỗ chân lông cũng có thể là nguyên nhân gây mẩn ngứa.
Tổn thương trong quá trình quan hệ
“Yêu” bằng “cửa hậu” có thể gây tổn thương vùng hậu môn, là con đường lây nhiễm nhiều bệnh xã hội, gây mẩn ngứa hoặc đau đớn vùng mông.
Nổi mẩn ngứa ở mông – Các cách điều trị hiệu quả
Mẩn ngứa ở mông có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.
Với những nguyên nhân và mức độ bệnh khác nhau, bạn có thể lựa chọn hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương án điều trị bạn có thể tham khảo lựa chọn:
Chữa mẩn ngứa ở mông bằng mẹo dân gian
Mông là vị trí kín đáo, nhiều người sẽ cảm thấy không thoải mái khi phải thăm khám ở khu vực này. Bởi vậy, nếu mức độ nổi mẩn và độ ngứa nhẹ, bạn có thể áp dụng các mẹo trị mẩn ngứa dân gian như:
Tắm lá
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá, có thể dùng một trong các loại lá sau: Lá tía tô, lá kinh giới, lá khế, lá ổi, lá trà xanh, lá trầu không.
- Bước 2: Dùng 1 nắm lá rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi rửa lại bằng nước sạch 1 lần nữa.
- Bước 3: Vớt lá ra, để ráo nước rồi đem đun cùng nước sạch.
- Bước 4: Pha nước lá đã đun với nước sạch, thu lấy hỗn hợp nước tắm 32-36 độ C
Uống nước lá
- Bước 1: Dùng khoảng 200g lá rau má, rửa sạch, ngâm qua nước muối, rửa lại rồi vớt ra để ráo.
- Bước 2: Đem lá rau má cùng 1 ít nước xay nhuyễn
- Bước 3: Lọc qua rây cho bớt bã
- Bước 4: Thêm đường vào uống
Đắp lá
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá khế, rửa sạch, ngâm qua nước muối, rửa lại bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo nước.
- Bước 2: Đem lá khế sao vàng rồi để nguội bớt
- Bước 3: Dùng 1 miếng vải mọc lá khế lại rồi chườm lên vùng mông bị mẩn ngứa. Tới khi lá đạt khoảng 36 độ C, có thể bỏ khăn, đắp lá trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa.
Dùng thuốc tân dược chữa mẩn ngứa ở mông
Nếu bạn muốn dứt điểm nhanh những cơn ngứa ngáy ở mông, bạn nên đến gặp bác sĩ. Tiến hành cách xét nghiệm cần thiết giúp xác định chính xác nguyên nhân gây mẩn ngứa ở bạn. Bác sĩ có thể lấy đó làm căn cứ để kê các đơn thuốc điều trị phù hợp.
Các nhóm thuốc thường được các bác sĩ chỉ định để điều trị mẩn ngứa gồm:
- Thuốc kháng Histamin
- Thuốc chứa Corticoid
- Thuốc kháng nấm
- Thuốc kháng sinh
- Kem dưỡng ẩm
Chữa nổi mẩn ngứa bằng thuốc Đông y
Hiện nay, một hướng điều trị mới được nhiều người lựa chọn là điều trị mẩn ngứa bằng Đông y. Các bài thuốc Đông y là sự kết hợp của các vị thuốc từ thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ, an toàn với mọi đối tượng. Không chỉ giúp điều trị triệu chứng mẩn ngứa, Đông y còn giúp cải thiện hoạt động đào thải độc tố của gan, thận, nâng cao sức đề kháng.
Tuy nhiên, phương pháp chữa mẩn ngứa bằng Đông y có tác dụng chậm, người dùng phải kiên trì mới thấy được hiệu quả.
Cách chăm sóc tại nhà giúp phòng tránh mẩn ngứa ở mông
Để phòng tránh mẩn ngứa ở mông, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe vào thực đơn hàng ngày. Hạn chế đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, các loại đồ ăn, thức uống dễ gây dị ứng như hải sản, rượu, bia..
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp giảm sự mẫn cảm, dị ứng ở da.
- Thường xuyên tắm rửa, giữ vệ sinh, đảm bảo vùng mông khô thoáng.
- Mặc quần áo có chất liệu thoáng, thấm hút mồ hôi tránh vùng da mông bị ẩm ướt, hầm bí.
- Lựa chọn giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng, có thể dùng vòi xịt thay thế nếu thấy phù hợp.
- Sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh cho sinh hoạt của bạn và gia đình.
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nổi mẩn ngứa ở mông, bạn cần xác định chính xác được nguyên nhân mới tìm được hướng điều trị hiệu quả nhất. Nếu tình trạng mẩn ngứa của bạn nghiêm trọng hoặc kéo dài không khỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, hãy đi khám để được điều trị dứt điểm bệnh.
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH TẶNG BẠN ĐỌC
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!