Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Bác sĩ CKI Đỗ Thanh Hà | Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Rong kinh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng một trong những cơ nguyên điển hình là do sự rối loạn nội tiết xảy ra ở phụ nữ. Vậy rong kinh rối loạn nội tiết tố là như thế nào? Hiện tượng này có nguy hiểm không? Hãy cùng chuyên trang tìm hiểu chi tiết hơn ở các nội dung sau đây.

Tình trạng rong kinh rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố là sự thay đổi nồng độ các hormone trong cơ thể phụ nữ. Sự mất cân bằng giữa các hormone gây nên những tác động tiêu cực đến sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp của chị em, trong đó có hiện tượng rong kinh.

Rong kinh rối loạn nội tiết tố không phải tình trạng hiếm gặp
Rong kinh rối loạn nội tiết tố không phải tình trạng hiếm gặp

Rong kinh được định nghĩa là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, trong khi đại đa số chu kỳ hành kinh chỉ rơi vào khoảng 3 – 5. Nếu như một người bình thường chỉ mất 50 – 80ml máu cho mỗi chu kỳ thì những người bị rong kinh sẽ mất nhiều hơn, có thể là gấp đôi. Do đó, những đối tượng này thường xuyên bị mệt mỏi kèm theo nhiều vấn đề sức khỏe khác do tình trạng thiếu máu gây nên.

Ở mỗi kỳ kinh nguyệt, 2 loại hormone estrogen và progesterone sẽ kích thích và khiến nội mạc tử cung trở nên dày hơn so với bình thường. Qua một giai đoạn nhất định, không có sự làm tổ của hợp tử trong tử cung, phần niêm mạc này sẽ bong ra, đây chính là kinh nguyệt.

Rong kinh rối loạn nội tiết tố sẽ xảy ra khi 2 loại hormone này bị mất cân bằng, nội mạc tử cung dày hơn nhiều và khiến kinh nguyệt xuất hiện liên tục trong nhiều ngày.

Rong kinh xảy ra do sự mất cân bằng nội tiết tố cơ thể
Rong kinh xảy ra do sự mất cân bằng nội tiết tố cơ thể

Rong kinh thường xuất hiện ở những giai đoạn cơ thể có nhiều sự biến đổi, ví dụ như thời kỳ dậy thì, sau sinh và giai đoạn người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Ở những người lạm dụng thuốc tránh thai cũng thường xuyên xảy ra hiện tượng này.

Chị em có thể nhận biết rối loạn nội tiết tố rong kinh thông qua một vài biểu hiện:

  • Máu kinh ra nhiều trong những ngày hành kinh đầu tiên
  • Xuất hiện kinh nguyệt kéo dài quá 1 tuần
  • Trong máu hành kinh có xuất hiện những cục máu đông
  • Đau bụng kinh dữ dội
  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, khó thở

Rong kinh rối loạn nội tiết nguy hiểm như thế nào?

Rong kinh do rối loạn nội tiết gây nên nhiều ảnh hưởng về mặt sức khỏe đối với người phụ nữ, cụ thể:

  • Gây nên những cơn đau dữ dội: Hiện tượng đau bụng kinh khá bình thường đối với nhiều người. Tuy nhiên, rong kinh sẽ khiến tình trạng đau bụng này trở nên dữ dội hơn rất nhiều. Nhiều trường hợp đau bụng kèm theo nôn mửa, tụt huyết áp, chuột rút,… khiến chị em phải dùng đến thuốc giảm đau hoặc đến bệnh viện để được điều trị.
  • Thiếu máu trầm trọng: Rong kinh thiếu máu là biến chứng thường thấy và nguy hiểm nhất. Mất mấu nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chị em có thể không có đủ sức lực để làm việc, tay chân mất sức, đầu óc kém tập trung, luôn cảm thấy không đủ năng lượng. Những biến chứng của thiếu máu có thể nghiêm trong hơn, ví dụ như gây nên các vấn đề về tim, thiếu máu cấp tính,…
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt: Kinh nguyệt kéo dài khiến cuộc sống của chị em bị mất cân bằng, kèm theo những vấn đề thường thấy trong thời kỳ hành kinh, chị em dễ cáu gắt, nóng giận, khó chịu trong người. Việc ăn uống, ngủ nghỉ và làm việc học tập cũng bị ảnh hưởng kéo theo.

Xem thêm: Androgen là gì và những tác động của androgen lên cơ thể nữ giới

Đau bụng, thiếu máu là những ảnh hưởng dễ thấy nhất của rong kinh
Đau bụng, thiếu máu là những ảnh hưởng dễ thấy nhất của rong kinh

Phương án khắc phục rong kinh rối loạn nội tiết tố

Vấn đề rong kinh có thể không phải do rối loạn nội tiết tố gây nên vì vậy trước khi điều trị cần phải xác định đúng nguyên nhân bệnh. Chị em nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể nhất, trường hợp rong kinh là do rối loạn nội tiết tố gây nên có thể được điều trị bằng các cách sau.

Thay đổi lối sống sinh hoạt

Điều đầu tiên cần nghĩ đến đó là thay đổi lối sống sinh hoạt để đưa cơ thể về trạng thái bình thường, ổn định hormone bên trong cơ thể. Cụ thể:

  • Thay đổi chế độ ăn: Chị em nên có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo duy trì cân nặng ổn định, đầy đủ các chất. Đặc biệt cần giảm thiểu các món ăn quá nhiều gia vị, có nhiều tính cay nóng, các đồ ăn nhiều đường, carbohydrate tinh chế, đồ đóng hộp,…
  • Suy nghĩ tích cực: Việc bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng thường xuyên là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng rối loạn tiết tố. Hãy làm việc và nghỉ ngơi một cách hài hòa, suy nghĩ tích cực để cơ thể thoải mái, nhẹ nhàng hơn.
  • Không quên tập thể dục mỗi ngày: Tập luyện giúp cơ thể khỏe khoắn, dẻo dai, giải phóng năng lượng và ổn định các chỉ số trong cơ thể. Không cần những bài tập quá nặng, chỉ cần lựa chọn các bài tập phù hợp và duy trì nó mỗi ngày điển hình như yoga tăng nội tiết tố.

Dùng thuốc nội tiết điều trị rong kinh

Nếu tình trạng rong kinh rối loạn nội tiết diễn biến phức tạp và liên tục, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc thông dụng như sau:

  • Thuốc thay thế hormone: Sử dụng với mục đích giảm thiểu tạm thời các vấn đề do rối loạn nội tiết tố gây nên.
  • Thuốc kiểm soát nội tiết tố/ kiểm soát sinh sản (thuốc tránh thai): Loại thuốc này có thể sử dụng để điều trị rối loạn nội tiết tố nhưng phải tuân thủ chính xác chỉ định của bác sĩ nếu không tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm chức năng ổn định nội tiết: Đây cũng là một sản phẩm rất được tin tưởng bởi nhiều chị em bởi mang lại hiệu quả cân bằng nội tiết. Hiện có rất nhiều sản phẩm để chị em tin dùng như thuốc nội tiết tố của Nhật, Đức, Úc,…
Thực phẩm chức năng ổn định nội tiết tố nữ
Thực phẩm chức năng ổn định nội tiết tố nữ

Rong kinh rối loạn nội tiết tố là một biểu hiện nghiêm trọng của sự mất cân bằng hormone do vậy chị em tuyệt đối không nên chủ quan. Nếu nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình không đều, hãy nhanh chóng có những sự can thiệp càng sớm càng tốt.

Dành riêng cho bạn:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan