Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm khớp có nguy hiểm không? là thắc mắc của nhiều người bệnh. Những biến chứng mà người mắc phải đối mặt có thể lấy đi khả năng vận động vĩnh viễn trong trường hợp không được điều trị kịp thời. Để ngăn ngừa tình huống đó, mời độc giả theo dõi những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

Viêm khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng cần thận trọng

Bệnh viêm khớp là căn bệnh mãn tính gọi chung cho nhiều loại bệnh lý liên quan. Bệnh chủ yếu khởi phát ở nhóm người lớn tuổi. Tuy nhiên, với thói quen sinh hoạt và làm việc thiếu khoa học, tốc độ lão hóa nhanh là những nguyên nhân chính khiến cho bệnh bùng phát ở cả những người ở tuổi trung niên. 

viêm khớp có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân
viêm khớp có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân

Trong thời gian đầu khi bệnh mới khởi phát, những dấu hiệu đau nhức xương khớp, tê bì chân tay ban đầu thường không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên chính tâm lý chủ quan, hời hợt trong điều trị và phát hiện bệnh đã tạo điều kiện để dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:

Biến dạng khớp

Khi các lớp nhầy sụn khớp mất dần khiến cho các đốt xương va chạm trực tiếp vào nhau. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn tới áp lực làm tổn thương các khớp, tăng nguy cơ lão hóa thậm chí có thể bị dính khớp. Sự biến dạng này có thể thấy rõ ràng qua các bộ phận trên cơ thể. Đặc biệt đối với người mắc bệnh gout, tinh thể axit uric ứ đọng lâu ngày sẽ hình thành các khối u, có thể tăng dần kích thước theo thời gian. 

Thay đổi tư thế khi vận động

Đau nhức xương khớp khiến người bệnh đi lại khó khăn
Đau nhức xương khớp khiến người bệnh đi lại khó khăn

Đau nhức xương khớp là hệ quả tất yếu của quá trình bào mòn sụn khớp. Để ngăn chặn cảm giác đau nhức, buốt mỗi khi cử động, người bệnh sẽ có xu hướng đi chậm lại hoặc đi lệch, khập khiễng. Điều này vô tình hình thành thói quen xấu, về lâu dài sẽ làm thay đổi dáng đi, dẫn tới vẹo cột sống, gù lưng.

Tác động xấu tới các mô mềm

Ngoài ảnh hưởng tới các liên kết như dây chằng – sụn khớp, bệnh viêm khớp còn kéo theo nhiều biến chứng cho các bộ phận liên quan. Khi bệnh khởi phát sẽ là cho các dây thần kinh bị chèn ép, chịu áp lực. Từ đó dẫn tới tình trạng giảm lượng máu lưu thông tới từng bộ phận. 

Trường hợp người bệnh mắc thoái hóa đốt sống cổ có thể tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình, đau đầu, chóng mặt hoa mắt, thiếu máu não, thậm chí đột quỵ. Ngoài ra, tổn thương dây thần kinh còn là nguyên nhân của một số bệnh lý như rối loạn nhịp tim, hở van tim, viêm loét dạ dày…

Teo cơ, bại liệt

Khi các bộ phận chịu tổn thương nghiêm trọng, thường xuyên không được cung cấp dưỡng chất và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ teo cơ hoặc liệt nửa người, mất hoàn toàn khả năng lao động. Hầu hết các biến chứng này đều có rất ít khả năng phục hồi thường phải tốn nhiều thời gian dùng thuốc và vật lý trị liệu.

Viêm khớp có chữa được không? Bao lâu thì khỏi?

Viêm khớp là căn bệnh được xếp vào dạng tự miễn, xuất phát từ sự rối loạn trong hoạt động của hệ miễn dịch. Chính vì vậy, đến nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Mục tiêu mà mọi giải pháp hiện nay đều hướng tới chính là:

  • Giảm đau nhức xương khớp, tê bì chân tay.
  • Đẩy lùi các biểu hiện bệnh, kết hợp với chế độ kiêng khem và luyện tập để đẩy tốc độ lão hóa sụn khớp.
  • Cải thiện, duy trì khả năng vận động của cơ thể ở trạng thái tốt nhất có thể.
  • Hạn chế ở mức tối đa tác dụng phụ của thuốc. Đồng thời ngăn biến chứng.
  • Tránh việc lạm dụng thuốc hoặc lệ thuộc.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hiện nay trên thị trường, người bệnh có thể tham khảo rất nhiều cách điều trị khác nhau. Từ các biện pháp hỗ trợ giảm đau cho đến thực phẩm chức năng và thậm chí phẫu thuật. Tùy theo thể bệnh, thể trạng và diễn biến của tình trạng sưng viêm mà bạn có thể đưa ra các lựa chọn phù hợp nhất. Thời gian để cho ra kết quả toàn diện nhất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

Tỷ lệ phục hồi ở người già thường thấp hơn
Tỷ lệ phục hồi ở người già thường thấp hơn
  • Giai đoạn của bệnh: Viêm khớp cấp I, II, III và các dạng của bệnh (thoái hóa, thoát vị, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gối…) sẽ yêu cầu thời gian điều trị khác nhau. Bệnh ở các cấp độ nặng hơn thường đòi hỏi người bệnh kiên trì theo một liệu trình dài ngày và khả năng phục hồi cũng thấp hơn.
  • Phương pháp điều trị: Các sản phẩm Tây y thường cho hiệu quả nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên những tác dụng phụ kèm theo là điều mà người dùng nên cân nhắc. Ngược lại, áp dụng các bài thuốc từ mẹo dân gian và Đông y tuy tác dụng chậm nhưng lại đảm bảo tính an toàn.
  • Chế độ kiêng khem: Quá trình luyện tập và dinh dưỡng được xem là một trong những yếu tố quan trọng tối ưu hiệu quả của thuốc. Ngược lại, nếu không được thực hiện đúng cách đây có thể trở thành nguyên nhân đẩy nhanh quá trình biến chứng.
  • Đặc điểm cơ địa: Một số phương pháp sử dụng các thảo dược tự nhiên như Đông y hoặc mẹo dân gian thường phụ thuộc nhiều vào sự hấp thu của cơ địa. Bên cạnh đó, khi điều trị bằng thuốc Tây, khả năng phục hồi sụn khớp của người trung niên, dưới 30 tuổi sẽ nhanh hơn so với các bệnh nhân lớn tuổi. 

Các phương pháp điều trị viêm khớp ngăn ngừa biến chứng

Ngoài thắc mắc viêm khớp có nguy hiểm không? Chủ đề về cách điều trị cũng đón nhận nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến dành cho bạn tham khảo:

Paracetamol là thuốc giảm đau đơn thuần
Paracetamol là thuốc giảm đau đơn thuần
  • Các loại thuốc giảm đau: Tùy theo mức độ diễn biến của bệnh. bạn nên tham khảo chỉ định của các chuyên gia để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Các sản phẩm giảm đau được phân chia theo mức độ: giảm đau đơn thuần (paracetamol, acetaminophen), giảm đau kết hợp kháng viêm (NSAID) và thậm chí giảm đau gây nghiện (opioid).
  • Thuốc đặc trị: Ngoài tác dụng giảm đau, các sản phẩm này có chứa rất nhiều dưỡng chất, chủ yếu là (glucosamine, collagen type II, cellulose, sụn cá mập, mầm đậu nành, MSM, chondroitin…). Từ đó đem lại hiệu quả tăng cường liên kết sụn khớp – dây chằng, thúc đẩy tái tạo lớp nhờn, màng hoạt dịch tại đầu khớp, cải thiện tính linh hoạt…
  • Can thiệp ngoại khoa: Trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành điều trị ngoại khoa thông qua phẫu thuật. Bệnh nhân sau đó sẽ tốn nhiều thời gian cho quá trình vật lý trị liệu.
  • Cách chữa bệnh viêm khớp tại nhà: Để giảm đau nhanh và không lo lắng về tác dụng phụ, áp dụng các biện pháp chữa mẹo trở thành sự lựa chọn của nhiều người bệnh. Độc giả có thể tham khảo các bài thuốc giảm đau xương khớp từ xương rồng, lá ngải cứu, lá lốt, cây mật gấu, hạt gấc…

Địa chỉ chữa viêm xương khớp uy tín nhất?

Để tránh nguy cơ “tiền mất, tật mang”, người bệnh nên chủ động tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, đầy đủ giấy phép kinh doanh cùng trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ tay nghề cao. Dưới đây là danh sách các địa chỉ chữa viêm khớp dành cho bệnh nhân tham khảo:

  • Bệnh viện Bạch Mai – 78 đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội, khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống hoặc Trung tâm phục hồi chức năng.
  • Bệnh viện Việt Đức – 40 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống hoặc Trung tâm phục hồi chức năng.
  • Bệnh viện E – 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội, trung tâm cơ xương khớp.
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – số 1 đường Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Mong rằng qua những thông tin hữu ích trên đây đã giúp bạn đọc tìm được câu trả lời thỏa đáng nhất cho thắc mắc viêm khớp có nguy hiểm không?. Những kiến thức này sẽ giúp bạn chủ động phát hiện, điều trị và phòng ngừa biến chứng hiệu quả nhất. 

Xem ngay: Tổng hợp cách chữa viêm khớp tại nhà mới nhất không gây tác dụng phụ


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Viêm khớp có nguy hiểm không? là thắc mắc của nhiều người bệnh. Những biến chứng mà người mắc phải đối mặt có thể lấy đi khả năng vận động vĩnh viễn trong trường hợp không được điều trị kịp thời. Để ngăn ngừa tình huống đó, mời độc giả theo dõi những thông tin được chia sẻ trong bài...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan