Huyệt Vị Du là một huyệt quan trọng có thể giúp điều trị bệnh lý về dạ dày. Tuy nhiên, bạn chỉ đạt được kết quả tốt khi áp dụng đúng cách bấm huyệt vị này. Vì vậy, muốn nắm vững kiến thức cơ bản về huyệt Vị Du, bạn đọc không nên bỏ qua những thông tin sau.
Vị Trí huyệt Vị Du? Cách xác định huyệt Vị Du
Huyệt Vị Du là kinh huyệt thứ 21 của kinh Bàng Quang, có xuất xứ Thiên Kinh Mạch (Linh khu.10). Tác dụng của huyệt này là đưa kinh khí vào Phủ Vị, vì thế nên được gọi là Vị Du.
Về vị trí thì huyệt nằm ở giữa đốt sống lưng D12-L1 đo ra 2 bên, mỗi bên thuộc 1,5 thốn.
Tác dụng chữa bệnh của huyệt Vị Du
Theo các loại sách y học từ xưa, huyệt này là nơi tà khí gây ra nhiều bệnh về phủ Vị (nghĩa là bệnh dạ dày). Chính sự xâm nhập này đã khiến dạ dày bị tổn thương, dẫn đến bĩ mãn, tỳ vị hư nhược... Do vậy, việc tác động vào huyệt sẽ giúp điều vị khí, hóa thấp, tiêu trệ ở cơ thể.
Thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng huyệt Vị Du để tác động và điều trị các bệnh như:
- Lạnh bụng, ợ hơi, đầy bụng khó tiêu, sườn ngực tức.
- Viêm loét dạ dày, đau dạ dày.
- Cơ bụng bị liệt.
- Tiêu chảy mạn tính.
Cách bấm huyệt và phối huyệt Vị Du để chữa bệnh
Y học cổ truyền cho rằng, bấm huyệt là một trong các phương pháp điều trị bệnh lý phổ biến. Mỗi một huyệt đạo lại có một tác dụng chữa bệnh khác nhau, khi bạn biết phối kết hợp thì công dụng sẽ tăng lên đáng kể.
Hướng dẫn bấm huyệt
Huyệt Vị Du nằm ở khu vực tà khí tập trung gây ra các bệnh về dạ dày. Đó là lý do việc tác động vào huyệt có khả năng thúc đẩy khí huyết lưu thông, giúp dạ dày hoạt động thuận lợi hơn.
Hướng dẫn bấm huyệt:
- Bệnh nhân nằm úp hoặc ngồi ở trên ghế với tư thế thật sự thoải mái.
- Xác định vị trí chính xác để bấm huyệt đạt kết quả cao. Bạn nên dùng lực tay day ấn từ nhẹ đến nặng tại vị trí của huyệt.
- Người bệnh lặp lại động tác này trong 3-5 phút.
Cách phối huyệt trị bệnh
Mọi huyệt đạo trên cơ thể người đều có sự tương thông với nhau. Do đó, việc tác động lên một nhóm huyệt sẽ giúp làm gia tăng hơn nữa khả năng chữa bệnh lý.
Để quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả tốt, các thầy thuốc có thể phối kết hợp huyệt Vị Du với các huyệt đạo như:
- Phối với Tỳ Du (Bq.20): Trị hấp thu kém, dù ăn nhiều nhưng vẫn gầy.
- Phối với Thận Du (Bq.23 ): Trị đầy hơi, dạ dày lạnh.
- Phối với Cứu Thần Khuyết (Nh.8), Thiên Xu (Vi.25) và Thuỷ Phân (Nh.9): Trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
- Phối với Chí Dương (Đc.9), Công Tôn (Ty.4) và Tỳ Du (Bq.20): Trị hoàng đản.
- Phối với Cự Khuyết (Nh.14), Đại Lăng (Tb.7), Đàn Trung (Nh.17), Hạ Quản (Nh.10), Thiên Đột (Nh.23), Thượng Quản (Nh.13), Tâm Du (Bq.15),, Túc Tam Lý (Vi.36), Trung Quản (Nh.12), Trung Khôi, và Tỳ Du (Bq.20): Trị ngũ cách, ngũ ế.
- Phối với Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20 ): Trị viêm dạ dày mạn tính.
- Phối với Vị Du tới Tỳ Du (Bq.20), Trung Quản (Nh.12) xiên tới Thượng Quản: Trị loét dạ dày.
- Phối với Công Tôn (Ty.4), Nội Quan (Tb.6), Thượng Quản (Nh.13), Trung Quản (N h.12) và Túc Tam Lý (Vi.36): Trị đau dạ dày.
- Phối với Đại Trường Du (Bq.25), Thiên Xu (Vi.25), Thượng Quản (Nh.13), Trung Quản (Nh.12), Túc Tam Lý (Vi.36) và Tỳ Du (Bq.20): Trị san tiết.
Một số lưu ý khi quyết định bấm huyệt tại nhà
Trong thời gian bấm huyệt Vị Du, bạn cần lưu ý một số vấn đề nhất định để đạt được hiệu quả như mong muốn. Cụ thể là:
- Xác định chính xác vị trí của huyệt.
- Không tự ý bấm khi chưa biết vị trí của huyệt, nếu bấm sai có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Thực hiện động tác bấm huyệt dứt khoát, phù hợp, với lực ấn vừa đủ.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần cùng lúc xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học để đạt hiệu quả điều trị tối đa.
Những thông tin trong bài viết dưới đây đã phần nào giúp người bệnh hiểu hơn về huyệt Vị Du. Qua đó, bạn có thể phối kết hợp bấm nhiều huyệt vị khác nhau để đạt được kết quả tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!