Lệch đĩa đệm là tình trạng xương khớp rất phổ biến, là giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không thể nhận biết bệnh ở giai đoạn này, bỏ qua thời điểm vàng trong điều trị. Trong bài viết dưới đây, tapchidongy.org sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về bệnh từ đó chủ động hơn trong quá trình phát hiện và khám chữa.
Lệch đĩa đệm là gì?
Cột sống cấu tạo từ chuỗi các đốt xương xen kẽ đĩa đệm xếp chồng lên nhau, kết hợp với các mô mềm, gân cơ, dây chằng tạo thành tổ chức có tính đàn hồi cao
Trong đó, đĩa đệm cấu tạo từ bao xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong, nằm giữa hai đốt sống liên tiếp. Chúng có tác dụng hấp thu chấn động, tránh ma sát giữa các đốt xương, hỗ trợ cột sống trong quá trình vận động.
Đĩa đệm khỏe mạnh có kết cấu hình tròn dẹt, kết cấu đều, chắc chắn. Bao gồm bao xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong. Cụ thể:
- Bao xơ bên ngoài
Có cấu trúc dạng thớ sợi, tạo thành từ các vòng collagen gắn kết với nhau, xếp theo vòng tâm thành hình elip.
Lớp ngoài của bao xơ bám trực tiếp vào màng xương, lớp trong của bao xơ bám lấy bề mặt sụn thân ống lưng.
Bao xơ có chức năng bảo vệ phần nhân nhầy bên trong, chống lại lực căng hướng ngang và lực vặn xoắn.
- Ở giữa là nhân nhầy gelatin
Dạng lỏng, đặc, dính, có tính ngậm nước cao.
Khi có lực tác động tạo áp lực lên cột sống, đĩa đệm sẽ xẹp xuống để chịu lực. Khi lực tác động biến mất, nhân keo ở hút nước quay trở lại, phồng lên.
Đĩa đệm khỏe mạnh sẽ nằm cân đối và cố định giữa hai đốt xương. Khi sợi collagen yếu đi, trở nên chùng nhão, đứt gãy, liên kết của bao xơ với màng xương, bề mặt sụn sẽ trở nên lỏng lẻo.
Nhân nhầy trong đĩa đệm không được phân bố đều, đĩa đệm trượt khỏi đốt sống, gây hiện tượng lệch đĩa đệm - giai đoạn nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm.
Triệu chứng lệch đĩa đệm
Hầu hết người lệch đĩa đệm không thể phát hiện bệnh ở giai đoạn ban đầu.
Khi bao xơ mới xuất hiện tình trạng chùng nhão, giảm khả năng liên kết, sự thay đổi trong cấu trúc đĩa đệm chưa đủ lớn, phạm vi lệch không nhiều, người bệnh sẽ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Chỉ khi đĩa đệm lệch, trượt dài khỏi đốt sống, chèn ép lên rễ thần kinh, các triệu chứng lệch đĩa đệm mới xuất hiện. Phụ thuộc vào mức độ lệch, vị trí lệch, khả năng chịu đau của người bệnh, các dấu hiệu có thể khác biệt một vài điểm.
Lệch đĩa đệm cột sống có thể xảy ra ở mọi vị trí, phổ biến nhất là vùng cổ và thắt lưng.
Triệu chứng lệch đĩa đệm cột sống cổ
- Đau, tê, mỏi râm ran vùng cổ, gáy, xương bả vai
- Các cảm giác trên có thể lan xuống vùng cánh tay, cẳng tay, ngón tay
Triệu chứng lệch đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Đau, mỏi vùng thắt lưng
- Đau, mỏi lan xuống mông, đùi
- Tê yếu, ngứa râm ran lòng bàn chân, ngón chân
Cảm giác đau có thể đến đột ngột khi thực hiện các động tác cúi, ngửa, xoay đầu, vặn người đột ngột. Cơn đau có thể biến mất ngay sau đó hoặc mất dần khi ngồi, nằm nghỉ ngơi. Vì vậy, đa số người bệnh đều chủ quan, không để tâm, bỏ qua giai đoạn điều trị tốt nhất.
Lệch đĩa đệm cột sống có nguy hiểm không?
Lệch đĩa đệm có thể không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, vận động thông thường của bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn đọc cần nắm vững triệu chứng lệch đĩa đệm, phát hiện sớm những bất thường ở cột sống.
Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, lệch đĩa đệm sẽ âm thầm tiến triển thành thoát vị đĩa đệm, gây nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Gây đau đớn, nhức mỏi liên tục, hạn chế vận động
- Gây rối loạn cảm giác
- Gây rối loạn đại tiểu tiện
- Bại liệt, tàn phế
Bởi vậy, mọi người nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ để xác định chính xác tình trạng đĩa đệm, cột sống. Đặc biệt, những người có nguy cơ cao mắc lệch đĩa đệm nên lưu ý gồm:
- Người có đặc thù công việc phải mang vác vật nặng liên tục, duy trì một tư thế trong thời gian dài: Khuân vác, làm ruộng, dân văn phòng, lễ tân, công nhân…
- Gia đình từng có người mắc các bệnh về xương khớp, cột sống, đĩa đệm
- Người nghiện thuốc lá, uống nhiều rượu bia
- Người trên 30 tuổi, cơ thể bắt đầu lão hóa
Cách chữa lệch đĩa đệm
Để kiểm soát tình trạng lệch đĩa đệm, người bệnh cần thực hiện song song những thay đổi trong sinh hoạt, làm việc, luyện tập thể dục, thể thao và dùng thuốc.
Thay đổi thói quen xấu
Nguyên nhân phổ biến nhất gây lệch đĩa đệm là do quá trình thoái hóa cột sống gây ra. Cùng với tuổi tác ngày càng cao, quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm mất dần khả năng ngậm nước, sợi collagen giảm tính đàn hồi.
Những thói quen xấu trong sinh hoạt, làm việc hàng ngày sẽ đẩy nhanh tốc độ thoái hóa xương khớp. Vì vậy, để chữa lệch đĩa đệm, người bệnh cần thay đổi các thói quen:
- Ngồi sai tư thế: Nhiều người thường cong lưng, cúi đầu, bó gối… khiến mạch máu tắc nghẽn, chèn ép thần kinh, cong vẹo cột sống...
- Ngồi hoặc đứng quá lâu: Duy trì một tư thế trong thời gian quá dài khiến một số vị trí đốt sống, xương khớp phải làm việc liên tục.
- Vặn người, xoay đầu quá mức, đột ngột: Khiến cột sống, đĩa đệm, dây chằng không thích ứng kịp, phá vỡ cấu trúc sụn khớp…
- Cố gắng mang vác vật nặng: Trọng lượng vật bạn mang vác càng lớn, cột sống càng bị đè nén mạnh, đĩa đệm càng phải co giãn nhiều.
Một số thói quen khác như đi giày cao gót, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia… cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cột sống, đĩa đệm. Bạn đọc nên lưu ý, loại bỏ các thói quen này nếu muốn quá trình điều trị đĩa đệm, cột sống hiệu quả.
Luyện các bài tập điều trị lệch đĩa đệm
Dưới đây là một số bài tập có công dụng kéo giãn cột sống, hỗ trợ đưa đĩa đệm về đúng vị trí:
Bài tập 1: Ôm gối ở tư thế thai nhi điều lệch đĩa đệm lưng, cổ
- Bước 1: Người bệnh nằm ngửa, hai tay để dọc theo thân người, thả lỏng các cơ
- Bước 2: Người bệnh gập chân, co gối về phía ngực
- Bước 3: Hai bàn tay đan vào nhau, vòng qua, ôm lấy gối, kéo gối sát về phía ngực, đồng thời cúi cổ gập về phía ngực
- Bước 4: Giữ tư thế này trong 10 giây, lặp lại bài tập 15 lần.
Bài tập 2: Nâng hông, tạo tư thế cây cầu hỗ trợ chữa lệch đĩa đệm thắt lưng
- Bước 1: Người bệnh nằm ngửa, hai tay để dọc thân, lòng bàn tay úp xuống sàn
- Bước 2: Gập gối, đảm bảo khoảng cách từ gót chân đến hông khoảng 15-20 cm
- Bước 3: Từ từ nâng hông, lưng khỏi mặt sàn
- Bước 4: Đẩy cao hết cỡ thì dừng lại, giữ nguyên trong 10 giây, lặp lại bài tập 15 lần
Bài tập 3: Cúi ngửa chữa lệch đĩa đệm cổ
- Bước 1: Người bệnh ngồi trên ghế hoặc đứng, thẳng lưng
- Bước 2: Từ từ ngửa đầu lên, tạo góc 90 độ với thân, giữ trong 5 giây
- Bước 3: Từ từ cúi đầu xuống cho tới khi cằm chạm vào ngực, giữ trong 5 giây, lặp bài tập 10-20 lần.
Bài tập 4: Nghiêng đầu sang hai bên chữa lệch đĩa đệm cổ
- Bước 1: Người bệnh ngồi trên ghế hoặc đứng, thẳng lưng, hai tay để dọc thân người
- Bước 2: Tay phải vòng qua đỉnh đầu, lòng bàn tay mở, ôm lấy phần thái dương bên trái
- Bước 3: Từ từ kéo đầu nghiêng về bên phải, giữ trong 10 giây
- Bước 4: Buông tay, đưa đầu về tư thế chuẩn bị ở bước 1 rồi đổi bên, thực hiện tương tự, lặp lại bài tập 10 lần
Các bài tập này không chỉ có tác dụng điều trị lệch đĩa đệm, mà còn có thể áp dụng cho mọi đối tượng muốn luyện tập nâng cao sức khỏe xương khớp, phòng các bệnh về cột sống,
Vật lý trị liệu điều trị lệch đĩa đệm
Ngoài các bài tập ở nhà, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân một số phương pháp phương pháp vật lý trị liệu cho hiệu quả kéo giãn cột sống nhanh và chính xác hơn như:
- Kéo dãn cột sống bằng máy
- Chiếu tia laser
- Xoa bóp, bấm huyệt
- Châm cứu, điện châm, thủy châm, nhu châm
Các phương pháp này giúp kéo căng cột sống, giúp các cơ thư giãn, giảm tình trạng căng cứng cơ, đưa đĩa đệm về đúng vị trí. Đồng thời, chúng còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất, nuôi dưỡng đĩa đệm, cột sống, sụn khớp tốt hơn.
Dùng thuốc điều trị
Lệch đĩa đệm có thể biểu hiện thành những cơn đau đột ngột, rồi nhanh chóng biến mất. Bệnh cũng có thể không có bất kỳ biểu hiện nào nếu mức độ lệch vẫn chưa lớn.
Các thuốc Tây y được dùng để kiểm soát triệu chứng đau, viêm, chèn ép thần kinh do lệch đĩa đệm gây ra:
- Paracetamol giúp giảm đau nhanh, hiệu quả ít gây tác dụng phụ.
- Diclofenac, meloxicam… và các loại thuốc giảm đau không steroid khác có tác dụng giảm đau, chống phản ứng viêm xảy ra.
- B1, B6, B12 giúp tăng cường miễn dịch, hạn chế tổn thương thần kinh
Bởi vì các loại thuốc trên chỉ điều trị “phần ngọn” là chính, lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Nên nếu chưa có triệu chứng, người bệnh chỉ cần bổ sung canxi, một số vitamin, khoáng chất tốt cho xương khớp, đĩa đệm, luyện tập, thay đổi thói quen xấu, tránh lệ thuộc vào thuốc.
Dùng dược liệu Y học cổ truyền là lựa chọn tối ưu cho người bệnh lệch đĩa đệm. Thảo dược thiên nhiên an toàn, tác dụng chậm mà sâu, giúp cải thiện, phục hồi đĩa đệm, sụn khớp, thúc đẩy lưu thông khí huyết, chặn đứng nguy cơ hình thành thoát vị đĩa đệm.
Các vị thuốc như bồ công anh, lá lốt, cà leo, cỏ xước… chính là các vị dược liệu quý, được dùng phổ biến trong các bài thuốc điều trị đĩa đệm, cột sống.
Lệch đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì tốt cho quá trình điều trị
Theo Lương y Đỗ Minh Tuấn, giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường, đơn vị có hơn 150 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh về xương khớp:
Dùng thuốc, sử dụng vật lý trị liệu và ăn uống là chiếc kiềng 3 chân giúp điều trị bền vững, dứt điểm các bệnh về xương khớp nói chung và lệch đĩa đệm nói riêng. Với người bệnh lệch đĩa đệm ở giai đoạn đầu, có thể điều trị khỏi hoàn toàn mà không cần lệ thuộc vào thuốc Tây y.
Dưới đây là chế độ dinh dưỡng được bác sĩ Tuấn tư vấn cho người bệnh xương khớp:
Bổ sung các nhóm thực phẩm
Giàu vitamin C, D, E, K... như trái cây (dưa hấu, chuối, lê, cam…); rau xanh (súp lơ, các loại rau họ cải, rau ngót…). Vitamin C, B, K giúp chống viêm, vitamin E, A tham gia vào quá trình tái tạo collagen, vitamin D giúp cơ thể có thể hấp thụ được canxi.
Giàu canxi như sữa, các loại hạt, thủy hải sản giúp cung cấp nguyên tố cơ bản nhất cấu tạo nên cột sống.
Nước và các chất điện giải tham gia vào quá trình chuyển hóa, vận chuyển các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.
Kiêng các nhóm thực phẩm
- Thức ăn nhiều dầu mỡ chứa lượng lớn cholesterol xấu, khiến cơ thể không thể hấp thu được canxi, làm phản ứng viêm, sưng tấy nghiêm trọng hơn.
- Rượu bia, thuốc lá, chất kích thích chuyển hóa trong gan, sản sinh ra các loại độc tố, đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống.
- Nước ngọt, đồ uống có gas dễ khiến cơ thể tăng cân, gây áp lực lớn tới cột sống, đĩa đệm.
- Hạn chế thịt đỏ (bò, trâu, dê, chó…) chứa nhiều đạm và photpho, ngăn quá trình chuyển hóa canxi vào xương.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh lý lệch đĩa đệm, bạn đọc có thể tham khảo. Như vậy, để không bỏ qua giai đoạn vàng trong điều trị thoát vị đĩa đệm, mỗi chúng ta nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
Khi xuất hiện biểu hiện đau vùng cột sống, người bệnh không được phép chủ quan, hãy thăm khám sớm để được điều trị kịp thời, không để lệch đĩa đệm tiến triển thành thoát vị đĩa đệm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!