Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Khá nhiều bậc phụ huynh đặc biệt là những người làm cha mẹ lần đầu đều khá lo lắng khi con gặp tình trạng nổi mẩn ngứa phát ban. Vậy làm thế nào để chăm sóc bé và có hướng điều trị kịp thời để bệnh nhanh khỏi nhất. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ bị mẩn ngứa phát ban

Trẻ từ 0 – 10 tuổi là đối tượng dễ bị mẩn ngứa phát ban nhất bởi lúc này hệ miễn dịch, sức đề kháng của bé chưa hoàn thiện, thể trạng yếu ớt nên rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố ngoại vi như virus, vi khuẩn, thời tiết thay đổi hoặc dị ứng với đồ ăn thức uống.

Trẻ bị mẩn ngứa phát ban do đâu?
Trẻ bị mẩn ngứa phát ban do đâu?

Biểu hiện của bệnh rất dễ nhận biết: Bé bị nổi mẩn đỏ thành từng mảng ở một bộ phận hoặc lan ra khắp người, kèm theo sốt hoặc không. Do cơ thể khó chịu nên bé trở nên hay quấy khóc, biếng ăn, lười bú….

Các nhóm nguyên nhân khiến trẻ sốt phát ban mẩn ngứa phổ biến bao gồm:

  • Các bệnh da liễu như bệnh mề đay, viêm da dị ứng hoặc viêm da do tiếp xúc với các loại nấm ký sinh trên da, thông thường là bị lây từ những người tiếp xúc với bé.
  • Trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của các loại thuốc đang dùng, đặc biệt là các loại kháng sinh, kháng viêm.
  • Trẻ bị nhiễm giun sán, thường có biểu hiện nổi mẩn ngứa phát ban toàn thân kèm theo rối loạn tiêu hóa.
  • Do trẻ mắc các bệnh về gan mật: Trường hợp này rất hiếm, nếu bị ứ tắc mật sẽ biểu hiện ra ngoài bằng việc ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da do độc tố trong cơ thể không được đào thải ra ngoài.

Hầu hết trẻ bị mẩn ngứa phát ban là do các tác nhân bên ngoài gây ra. Vậy nguyên tắc đầu tiên là cần tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì từ đó kiêng khem đúng cách.

Cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

  • Khi thấy trên da bé xuất hiện những nốt mẩn, không được dùng bất kỳ hóa chất, xà phòng nào để rửa cho con mà chỉ được dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý đóng chai.
  • Khi chọn mua đồ cho con hãy lưu ý chọn những chất liệu thấm hút mồ hôi tốt như cotton để giảm nguy cơ kích ứng da.
  • Kiểm soát tình trạng gãi của trẻ, không cho trẻ gãi mạnh làm trầy xước da vùng bị mẩn đỏ kẻo sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
    Trong thời gian bị bệnh hãy tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây ngứa ngáy, dị ứng như tôm, cua, trứng…

10 mẹo dân gian chữa mẩn ngứa phát ban cho trẻ nhỏ

Từ lâu đời, trong dân gian đã lưu truyền rất nhiều bài thuốc trị mẩn ngứa phát ban với nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà, cách làm đơn giản nhưng hiệu quả cao và đặc biệt an toàn cho trẻ nhỏ.

Sau đây là một số mẹo nhỏ cha mẹ có thể áp dụng khi con bị phát ban nổi mẩn ngứa:

Đắp nha đam

Nha đam (lô hội) là vị thuốc quý chuyên trị các chứng bệnh ngoài da như mẩn ngứa, dị ứng. Trong nha đam có hơn 23 loại axit amin tiêu biểu như axit gamma linolenic – chất làm giảm dị ứng, tiêu viêm, giảm sưng hiệu quả.

Dùng nha đam tươi chữa mẩn ngứa phải bỏ hết vỏ và gai
Dùng nha đam tươi chữa mẩn ngứa phải bỏ hết vỏ và gai

Thực hiện: Gọt sạch vỏ và gai một nhánh nha đam tươi, lấy phần gel trắng bên trong đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị để làm mát và giảm ngứa nhanh chóng.

Dùng lá trầu không

Thành phần chính trong lá trầu không là tinh dầu và các vitamin có tác dụng to lớn trong việc kháng viêm và kích thích các tổn thương nhanh chóng phục hồi.

Thực hiện: Chuẩn bị một nắm lá trầu không rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị ngứa. Để nguyên khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước ấm.

Trường hợp phát ban toàn thân, hãy nấu nước lá trầu không để tắm, liên tục một tuần sẽ thấy các vết ban lặn hết.

Tắm nước lá trà xanh

Chúng ta đều biết uống nước lá trà xanh rất có lợi cho sức khỏe, giúp thanh nhiệt, mát gan, giảm lượng cholesterol trong máu tuy nhiên trà xanh còn dùng để chữa các bệnh ngoài da vô cùng hiệu quả.

Cụ thể, trong lá trà xanh có nhiều chất giúp sát khuẩn tiêu viêm, chống oxy hóa, rất tốt cho việc tái tạo lại da, đối với trẻ nhỏ lại an toàn, không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Thực hiện: Chọn lá trà xanh tươi, rõ nguồn gốc, được nhiều búp non càng tốt sau đó rửa sạch, vò nát, dùng đun nước tắm. Nên ngâm mình trong nước chè tươi 10 phút sau đó lau sạch người, không cần tắm lại với nước.

Chữa mẩn ngứa bằng lá khế

Có rất nhiều phụ huynh phản ánh, khi bé bị dị ứng phát ban do thức ăn hoặc do thay đổi thời tiết thì việc tắm nước lá khế chữa bệnh khá hiệu quả lại đơn giản.

Thực hiện: Một nắm lá khế tươi rửa sạch và ngâm nước muối sau đó đun sôi để nguội mang cho bé tắm. Có thể dùng bã lá khế lau rửa nhẹ nhàng lên vùng da đang mẩn ngứa cũng giúp cải thiện triệu chứng đáng kể.

Nếu bé lớn hơn một chút bạn có thể sao vàng lá khế lên rồi cho vào lớp khăn mỏng chườm nhẹ lên vùng da nổi mẩn ngứa, vừa trừ hàn, tiêu viêm lại giúp giảm ngứa nhanh.

Dùng lá kinh giới chữa phát ban

Nên chọn những lá kinh giới tươi, mới hái để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh
Nên chọn những lá kinh giới tươi, mới hái để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh

Theo Đông y, lá kinh giới có vị ngọt, mùi thơm, dùng để cầm máu, sát trùng. Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh lá kinh giới thực sự có khả năng chữa các bệnh ngoài da như nấm ngứa, phát ban, nổi mẩn đỏ nhờ hợp chất làm mát menthol racemic và tiêu viêm d-menthol.

Thực hiện: Tắm nước lá kinh giới là cách làm phổ biến nhất. Bạn nên chọn kinh giới mới hái còn tươi để nấu nước tắm, nước sôi cho vài hạt muối trắng rồi để nguội cho bé tắm. Thực hiện liên tục nhiều ngày sẽ làm giảm hẳn triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát, tấy đỏ ở da đồng thời giúp trẻ thư giãn, bé sẽ có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Tắm nước lá tía tô

Tương tự như lá kinh giới, lá tía tô không chỉ là loại rau thơm làm tăng hương vị cho các món ăn mà đây còn là vị thuốc quý dành cho người bị mẩn ngứa ở lưng, bụng hoặc toàn thân.

Ngoài việc nấu nước lá tía tô để tắm như các loại lá bên trên bạn có thể kết hợp tía tô với nhiều thảo dược khác như gừng, sả, chanh để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Chữa mẩn ngứa bằng rau má

Rau má có vị ngọt, tính bình, dùng để dưỡng âm, lợi tiểu. Cả trẻ em và người lớn hay bị nổi mề đay, mụn nhọt đều có thể dùng được rau má.

Thực hiện: Rau má tươi, rửa sạch, xay nát lọc lấy nước sau đó cho bé uống. Nước ép rau má làm mát cơ thể từ trong ra ngoài, ngăn ngừa mụn nhọt tái phát.

Hết mẩn ngứa nhờ cây đinh lăng

Đinh lăng được ví trong dân gian là nhân sâm của người nghèo, tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Với các bệnh viêm da cơ địa, sốt phát ban mẩn ngứa thì bộ phận dùng được là lá đinh lăng.
Các loại vitamin, axit amin và saponin trong lá đinh lăng sẽ giúp giải độc cơ thể, giảm ngứa và chữa lành các vết thương ngoài da.

Thực hiện: Bạn hãy ngâm rửa kỹ lá đinh lăng với nước muối loãng để loại bỏ hết tạp chất sau đó nấu cùng 200ml nước đun sôi kỹ, để nguội rồi chia thành nhiều lần trong ngày để uống. Đảm bảo người bệnh sẽ thấy dễ chịu ngay từ lần đầu tiên sử dụng bài thuốc từ lá cây đinh lăng này.

Cây chó đẻ trị các bệnh mẩn ngứa nhanh chóng

Trong cây chó đẻ có hàm lượng lớn các chất triacontanal giúp tăng cường chức năng gan, hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài, thích hợp dùng cho người suy giảm chức năng gan thận, nhiều độc tố tích tụ dưới da gây nên hiện tượng ngứa ngáy, phát ban.

Thực hiện: Lá cây chó đẻ rửa sạch, giã nát. Lọc riêng phần bã mang đắp lên vùng da bị ngứa còn nước thì mang hấp cách thủy sau đó để nguội uống 2 lần mỗi ngày.

Lá bạc hà

Lượng lớn tinh dầu mentol có trong lá bạc hà cùng các hợp chất hóa học như camphen, limonen có tác dụng to lớn trong việc điều trị các bệnh ngứa da. Thực hiện: Lá bạc hà rửa sạch, giã nhuyễn, lấy bã đắp lên vết ngứa để các tinh dầu thẩm thấu qua da tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Tất cả những bài thuốc trên nguyên liệu hoàn toàn đều từ thiên nhiên nên rất lành tính cha mẹ có thể yên tâm thực hiện cho con mà không cần lo lắng tác dụng phụ. Tuy nhiên nếu mẩn ngứa phát ban kéo dài hơn một tuần không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc xuất hiện kèm theo những triệu chứng bất thường khác thì tốt nhất nên thăm khám chuyên khoa để điều trị bệnh triệt để.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.


Top địa chỉ phòng khám Mẩn Ngứa Phát Ban


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan