Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Vảy nến móng tay là hiện tượng thường gặp, gây mất thẩm mỹ, khó chịu cho người bệnh. Bệnh rất khó xác định nguyên nhân cùng với đó là đến nay vẫn chưa có phương pháp đặc trị. Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh này hãy tham khảo các thông tin bên dưới để có cách khắc phục tốt nhất. 

Vảy nến móng tay là gì? Có nguy hiểm không?

Vảy nến hiểu một cách đơn giản là việc các tế bào da mất kiểm soát trong quá trình phát triển. Lớp tế bào mới hình thành quá nhanh dẫn đến hiện tượng chồng chất lên nhiều. Các lớp da sẽ bị khô, bong tróc kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể hay thậm chí là ở móng tay móng chân. Trong đó vảy nến móng tay là trường hợp khá phổ biến.

Vảy nến móng tay ảnh hưởng trực tiếp lên vùng móng
Vảy nến móng tay ảnh hưởng trực tiếp lên vùng móng

Vậy vảy nến móng tay có nguy hiểm không? Bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng cũng như sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên nó lại làm mất thẩm mỹ, khiến bàn tay không được đẹp, nhất là các chị em.

Bạn cũng không nên xem thường căn bệnh này vì các trường hợp bệnh nặng còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau như:

  • Viêm khớp: Vảy nến móng tay nếu không điều trị và để bệnh đến giai đoạn nặng sẽ dẫn đến viêm khớp ngón tay. Lúc này các khớp dễ bị đỏ, sưng và đau nhức, gây khó khăn trong các hoạt động.
  • Biến chứng nội tiết: Vảy nến móng tay nói riêng và các trường hợp vẩy nến nói chung sẽ làm lượng insulin trong máu tăng cao. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
  • Gây suy thận: Một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh vảy nến đó là ảnh hưởng đến thận. Nguyên nhân chính là do người bệnh tự ý dùng thuốc điều trị kéo dài, lạm dụng thuốc một cách tùy tiện làm suy thận. Trường hợp nặng có thể khiến chức năng thận không thể phục hồi.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến ở móng tay hình thành do có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên để xác định chính xác là nguyên nhân nào gây bệnh thì các chuyên gia vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời. Về cơ bản sẽ có một vài các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sau:

  • Rối loạn chức năng miễn dịch: Những người bị vảy nến móng tay có thể do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức bình thường. Thay vì tấn công các tác nhân bên ngoài thì hệ miễn dịch lại ngược lại tấn công nhầm các tế bào của cơ thể. Lúc này tế bào da hình thành và phát triển với chu kỳ nhanh hơn bình thường làm phần da ở móng trở nên dày hơn và ửng đỏ. Lúc này phần dễ bị viêm nhiễm và bị vi khuẩn tấn công. Lớp da này cứ thế chuyển sang màu trắng và dần bong tróc ra ngoài.
  • Di truyền: Móng tay bị vảy nến còn có thể do yếu tố di truyền. Cha mẹ bị bệnh dẫn đến nguy cơ con cái sinh ra bị mắc bệnh là cao hơn so với những em bé có ba mẹ không bị bệnh.
  • Ảnh hưởng từ bệnh khác: Một người từng bị bệnh liên quan đến ngón tay mà nhất là móng tay nhưng không được điều trị đến nơi đến chốn cũng dễ bị biến chứng gây bệnh vảy nến.
Bệnh gây nên những biến chứng về khớp nguy hiểm
Bệnh gây nên những biến chứng về khớp nguy hiểm

Các triệu chứng của bệnh vảy nến ở móng tay

Vảy nến móng tay có thể xảy ra ở một hoặc nhiều móng tay. Nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng đến cả bàn tay. Triệu chứng điển hình của bệnh có thể chia ra là 4 giai đoạn riêng biệt.

Giai đoạn 1:

Bệnh khi mới xuất hiện sẽ khiến cho màu sắc vùng quanh móng tay bị thay đổi. Các màu điển hình là xanh đen, vàng, nâu… Kèm theo đó, những đốm trắng li ti cũng bắt đầu xuất hiện trên móng.

Móng tay bị vảy nến giai đoạn đầu
Móng tay bị vảy nến giai đoạn đầu

Giai đoạn 2

Ở giai đoạn này bạn sẽ có cảm giác móng dường như khô lại, mất dần độ ẩm. Hình dạng móng dần bị biến dạng như bị méo mó, có các rãnh to nhỏ, lồi lõm xuất hiện.

Giai đoạn 3

Lúc này tình trạng sẽ bắt đầu nặng hơn và các triệu chứng cũng rõ ràng hơn. Phần móng tay bị vảy nến bắt đầu bong tróc, ăn mòn. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ở ngón tay rất khó chịu và còn cả đau nhức. Sau đó các lớp móng mới lại hình thành liên tục ngay sau lớp móng cũ tạo cảm giác dày cộm. Nếu giữ gìn vệ sinh không tốt, có thể bạn sẽ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến móng bị vàng ố.

Giai đoạn 4

Đến giai đoạn này cảm giác đau nhức sẽ nhiều hơn, thậm chí là chảy máu. Do lớp sừng ngày càng dày, khiến móng bị đẩy lên trên.

Cách chữa bệnh vảy nến ở móng tay

Khi bị vảy nến móng tay việc phát hiện sớm và kịp thời điều trị là vô cùng cần thiết. Hiện có nhiều phương pháp điều trị, bệnh nhân nên dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh vảy nến móng mà đưa ra sự lựa chọn phù hợp.

Thuốc trị vảy nến móng tay

Biện pháp được nhiều người dùng để điều trị bệnh vảy nến ở vùng móng tay đó là dùng thuốc. Ngay khi có những biểu hiện ban đầu bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng loại thuốc phù hợp nhất. Thuốc trị bệnh vảy nến thường chia ra làm 2 loại: thuốc bôi ngày vùng móng da bị bệnh và thuốc trị toàn thân.

Thuốc bôi trị vảy nến móng tay ngay vùng bệnh

Các trường hợp bị vảy nến ở móng tay mới khởi phát, bệnh chưa đáng lo ngại thì phần nhiều các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi ngoài trực tiếp lên vùng móng bị bệnh. Sử dụng các loại thuốc bôi này sẽ giúp bệnh nhân cảm giác dễ chịu hơn, bớt ngứa cũng như cảm giác đau rát. Một vài loại thuốc phổ biến là:

  • Corticosteroid: Thuốc thường xuất hiện trong các bài thuốc da liễu với công dụng kháng viêm, chống sưng. Quan trọng nhất thuốc giúp mềm da, cung cấp độ ẩm, giảm quá trình sừng hóa…
  • Calcipotriol: Thuốc chứa nhiều vitamin D giúp ức chế sự phát triển của tế bào móng, sừng, được dùng rất nhiều để trị vảy nến móng tay.
  • Tazarotene: Thường được sử dụng để trị vảy nến, mụn trứng cá. Khi dùng loại thuốc này bạn nên cẩn trọng vì có thể dẫn đến các tác dụng phụ làm bệnh thêm nặng.
  • Tacrolimus: Có nhiều dạng khác nhau như dạng kem bôi, viên uống và dạng lỏng tiêm vào cơ thể. Khi mắc các bệnh về da như viêm da dị ứng, vảy nến móng tay… Tacrolimus thường được chỉ định điều trị.
Bôi thuốc trị vảy nến móng tay
Bôi thuốc trị vảy nến móng tay

Thuốc trị bệnh toàn thân

Giống như tên gọi, các loại thuốc này không chỉ có tác dụng lên vùng da hay móng bị vảy nến mà còn có nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Khi bị vảy nến đến giai đoạn nặng, tức là tay bị đau nhức khó chịu ảnh hưởng đến các vận động, sinh hoạt thì bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc này.

  • Cyclosporine: Thuốc trị nhiều bệnh khác nhau như ngăn ngừa thải ghép, viêm khớp và cả các bệnh về da. Đối với trường hợp vảy nến móng tay thường bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc Cyclosporine dạng viên.
  • Methotrexate: Thuốc này đặc biệt có tác dụng cản trở sự phát triển của tế bào. Nhờ vậy mà móng hay vùng da phát triển quá mức sẽ được điều chỉnh cân bằng trở lại. Có 2 cách để dùng Methotrexate trị bệnh vảy nến đó là uống thuốc và tiêm trực tiếp. Ngoài trị vảy nến thuốc này còn chữa được nhiều bệnh khác nhau như u xương, bạch cầu màng não, ung thư nhau thai…
  • Apremilast: Thuốc này nằm trong nhóm thuốc điều trị vảy nến và bệnh viêm khớp.

Trị vảy nến bằng quang trị liệu

Một phương pháp trị bệnh vảy nến khác đó là dùng tác động của ánh sáng. Về cơ bản những trường hợp vảy nến nhẹ có thể điều trị bằng cách này. Quang trị liệu tùy theo loại ánh sáng được sử dụng mà lại được chia ra làm nhiều phương pháp khác. Phổ biến nhất là sử dụng các tia UVA và UVB.

Cách điều trị là chiếu các tia sáng này với cường độ thích hợp lên vùng da, móng bị vảy nến. Chúng sẽ ức chế quá trình phát triển của tế bào từ đó giảm bệnh rõ rệt. Có thể kết hợp quang trị liệu với dùng thuốc để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Biện pháp quang trị liệu để chữa bệnh
Biện pháp quang trị liệu để chữa bệnh

Điều trị vảy nến móng tay tại nhà

Bên cạnh các biện pháp trên bạn cũng nên tự áp dụng một vài cách tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn. Trong dân gian có khá nhiều mẹo được lưu truyền để trị vảy nến móng tay.

Ngâm tay trong nước muối

Nước muối có chứa rất nhiều khoáng chất với công dụng diệt khuẩn, làm sạch. Từ xa xưa, nhiều người đã sử dụng nước muối pha loãng để rửa vùng da bị vảy nến. Với trường hợp bị vảy nến ở móng tay cũng vậy. Cách làm khá đơn giản, chỉ cần pha loãng nước muối sau đó ngâm tay trong hỗn hợp khoảng 10 phút. Làm đều đặn hàng ngày sẽ giúp giảm ngứa và loại trừ các vi khuẩn có hại cho móng.

Dùng lô hội

Lô hội hay nha đam được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực sức khỏe, làm đẹp. Trong loài cây này có chứa rất nhiều loại enzym, axit béo… với công dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm sạch da… Dùng lô hội thoa nhẹ lên phần da móng tay bị vảy nến sẽ làm mát da, tạo cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh.

Sử dụng giấm táo

Các nghiên cứu cho thấy, giấm táo có công dụng rất tốt trong việc điều hòa độ pH tự nhiên. Từ đó ngăn ngừa nấm và vi khuẩn tấn công vào vùng da bị tổn thương. Dùng giấm táo chữa vảy nến móng tay có cách làm khá đơn giản. Theo đó bạn chỉ cần pha loãng giấm táo cùng với nước ấm sau đó ngâm móng tay vào hỗn hợp khoảng 10 phút.

Lời khuyên bác sĩ với người bệnh

Ngoài điều trị, bệnh nhân cũng cần chú ý đến lối sống và cách sinh hoạt ăn uống để đảm bảo sức khỏe giúp quá trình điều trị được tốt hơn.

Ăn uống đúng cách

Những người bị vảy nến nói chung và vảy nến móng tay nói riêng cần phải đặc biệt chú ý đến việc ăn uống. Có khá nhiều các loại thực phẩm kiêng kỵ mà bạn nên hạn chế ăn để móng được khỏe hơn. Theo đó các món không nên ăn nhiều là: hải sản, thịt bò, thịt trâu, thịt dê, sữa bò, rượu bia, thuốc lá…

Tuy nhiên cơ thể vẫn cần được cung cấp đủ chất để có sức khỏe chống lại bệnh tật. Một vài món tốt cho người bị vảy nến được các bác sĩ khuyên dùng nhiều như rau quả tươi, bơ xanh, các loại cá giàu chất béo như cá hồi, các trích, trà xanh, ngũ cốc…

Vệ sinh móng sạch sẽ

Móng tay khi bị vảy nến lại càng phải được chú ý quan tâm hơn. Đây là bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường. Và nhiều chất khác nhau nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Đặc biệt là khi đang bị bệnh. Chính vì vậy khi làm việc, rửa chén bạn nên đeo bao tay để bảo vệ. Hạn chế những việc cần cọ xát mạnh vào móng tay, bàn tay như giặt đồ, lau nhà…

Móng tay bị vảy nến nên hạn chế tiếp xúc quá lâu với môi trường nước. Rửa tay cần nhẹ nhàng, đúng cách và nếu có dùng nước rửa cũng nên là loại kháng khuẩn tự nhiên, ít gây khô ráp.

Giữ tinh thần thoải mái

Điều trị bệnh vảy nến các chuyên gia vẫn luôn khuyên bệnh nhân giữ tinh thần thoải mái. Có thể bạn chưa biết, những người căng thẳng, hay bị stress sẽ khiến cho sức khỏe suy yếu, miễn dịch suy giảm. Từ đó bệnh tật dễ xâm nhập và phát triển nhanh hơn so với người bình thường. Khi bị vảy nến cũng vật, tốt nhất là hãy giữ cho tinh thần thật thoải mái, tránh lo lắng quá mức. Nên ngủ nghỉ đúng giờ, không nên thức khuya để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cơ thể.

Giữ tinh thần thoải mái là một trong những cách kiểm soát bệnh vảy nến
Giữ tinh thần thoải mái là một trong những cách kiểm soát bệnh

Dùng sản phẩm hỗ trợ

Trên thị trường hiện nay cũng có một vài loại sản phẩm chức năng giúp điều trị các bệnh vảy nến. Phần lớn các sản phẩm này sẽ được điều chế ở dạng kem bôi. Bạn có thể mua chúng ở các cửa hàng thuốc tây gần nhà. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng cách này với trường hợp bệnh vảy nến móng tay còn nhẹ. Kem thường sẽ có tác dụng làm mềm móng, cung cấp độ ẩm. Bên cạnh đó giúp giảm cảm giác ngứa rát từ đó giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, để chắc chắn bạn nên tham khảo thêm ý kiến của dược sĩ, bác sĩ để lựa chọn được loại kem bôi tốt nhất.

Vảy nến móng tay nói riêng và bệnh vảy nến nói chung đến nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Chính vì vậy phòng bệnh là điều rất khó. Tốt nhất bạn nên giữ cho sức khỏe của mình thật tốt để có đủ sức đề kháng chống lại các tác nhân bên ngoài. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn bớt nỗi lo về bệnh vảy nến móng tay này.

Câu hỏi thường gặp
Bị vảy nến tắm lá gì và tắm thế nào để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Tạp Chí Đông Y giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không? Bệnh vảy nến...

Vảy nến là bệnh về da liễu thường xuyên xuất hiện và có thể tự khỏi

Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.

Ở da bệnh vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến. Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.

Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường thấy ngứa da, đa số triệu chứng ngứa của vảy nến thường nhẹ. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân triệu chứng ngứa có thể xảy ra dữ dội.

Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,... Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu...
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người đang bị bệnh, khi bị bệnh bạn sẽ bị áp lực về tâm lý khá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những thông tin bổ ích dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất....
Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy vậy so với Tây y hoặc Đông y, cách trị bệnh này có giá thành cao hơn hẳn. Vậy quang hóa trị liệu có gì đặc biệt? bài viết sau đây của Tapchidongy sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu...
Vảy nến khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp. Bệnh ảnh hưởng đến tâm lý, lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi vì vậy luôn tìm cách chữa cho dứt điểm. Vậy trị vảy nến cho mẹ bầu bằng cách nào? Dùng mẹo dân gian, thuốc tây y hay đông y mới tốt? Điều trị vảy nến...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan