Từ xa xưa đã có nhiều truyền kỳ mạn lục về sự ra đời bài thuốc chữa bệnh phụ khoa của nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường, nhưng không rõ ràng về tính thực hư. Để hiểu rõ hơn về bài thuốc, chúng tôi đã ngược dòng lịch sử tìm về gốc rễ bài thuốc. Mời các bạn đón đọc!
Nằm tại số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình (Hà Nội) và Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường đã có 5 đời làm nghề chữa bệnh cứu người, nổi danh tại đất Hà Nam từ 150 năm trước.
Cụ Đỗ Minh Tư (1852 – 1875), Đỗ Minh Mon (1872 – 1975), Đỗ Minh Tôn (1911 – 1933), Đỗ Thị Hiển (1933) và lương y Đỗ Minh Tuấn (1982) đều là những cái tên đã làm rạng danh dòng họ. Nhà thuốc có nhiều bài thuốc hay giúp đánh bại bệnh xương khớp, nam khoa, mề đay, tai mũi họng và phụ khoa. Trong số đó, bài thuốc phụ khoa (hiện tại có tên là Phụ khang Đỗ Minh) được ra đời nhờ công sức tìm tòi, nghiên cứu và hình thành bởi người con gái duy nhất của dòng họ theo đuổi nghề y – cụ Đỗ Thị Hiển. Để hiểu hơn về bài thuốc này, mời các bạn theo dõi loạt bài “Nguồn gốc ra đời bài thuốc” trên chuyên mục Phụ khoa. |
Năm tháng “ăn sương ngủ rừng” và khát khao cứu người của nữ thanh niên xung phong
Quay ngược trở về năm 1957, cô thiếu nữ trẻ Đỗ Thị Hiển khi ấy mới tròn 24 tuổi đã lên đường tham gia đội thanh niên xung phong (TNXP) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Dù vóc người nhỏ bé nhưng cô vẫn xông pha khuân vác, bê vật nặng để thực hiện nhiệm vụ san đường, lấp hố bom trên những đoạn đường bị địch bắn phá nhằm đảm bảo đường thông cho bộ đội, cho xe phục vụ chiến đấu.
Bao nhiêu gian khổ, ác liệt và nguy hiểm luôn rình rập, thậm chí là đe dọa tính mạng những nữ thanh niên xung phong trẻ tuổi đôi mươi như cô nhưng chẳng ai kêu than điều gì cả, tất cả đều quyết tâm đồng cam cộng khổ. Họ vẫn cất cao tiếng hát “Đời ta chỉ sống có một lần thôi/Cho nên cuộc sống quý giá vô cùng/Phải sống sao đáng sống/Để chết đi không còn oán hận gì/Vì ta đã sống trọn cuộc đời cống hiến cho quê hương”.
Nhớ lại thời kỳ đó, nữ thanh niên xung phong Đỗ Thị Hiển (nay đã gần 90 tuổi) cho hay: “Thời đó khổ lắm, bữa ăn hàng ngày chỉ là những củ sắn, củ khoai. Năm thì mười họa mới được bữa cơm tử tế. Giữa núi rừng, tiếng súng, tiếng đạn, tiếng bom luôn ra rả quanh tai. Đường chưa kịp san xong thì bom lại rơi. Trong những đêm tối rét buốt, có thể chết bất cứ lúc nào nhưng tất cả đội viên thanh niên xung phong chúng tôi vẫn lao ra chiến đấu, cứu người bị thương”.
Không chỉ tham gia việc san đường, lấp hố bom, khi ấy, cô gái trẻ Đỗ Hiển còn là thành viên tích cực đội cứu thương. Với cơ may được sinh ra và lớn lên trong một gia đình đã có 3 đời làm nghề bốc thuốc cứu người, ngay từ khi còn nhỏ, cụ Hiển đã được tiếp xúc với đủ các loại thảo dược tự nhiên, được cha ông truyền dạy những kiến thức cơ bản về y học. Và trước khi lên đường gia nhập đội TNXP, cô đã gói ghém đủ “một đầu kiến thức về y học” để mang đến rừng sâu.
Nhờ đó, ngay tại chiến trường, cô đã phát huy hết khả năng của mình để sơ cứu vết thương cho đồng đội. Những vết thương do bom đạn chẳng làm cô gái trẻ nao núng, sợ hãi. Từng mũi kim khâu vết thương, từng thao tác băng bó đều được cô thực hiện một cách bài bản và thuần thục.
Không những vậy, với trí thông minh cùng khả năng y học thiên bẩm của mình, cô gái nhỏ bé được xem là “thần y tái thế” khi giúp không biết bao nhiêu chiến sĩ thoát khỏi bệnh xương khớp, mề đay và nhiều bệnh khác bằng các bài thuốc thảo dược đơn giản theo đúng công thức được cha ông truyền lại. Chỉ vài bát thuốc giã dùng để đắp và uống, cô đã giúp mọi người chiến thắng bệnh tật để vững mạnh cầm súng đánh đuổi quân giặc.
Bệnh tật bủa vây các nữ thanh niên xung phong
Là phận gái nơi chiến trường, phải sống trong rừng sâu, đời sống thiếu thốn, môi trường khắc nghiệt, các nữ thanh niên xung phong không chỉ bị đe dọa bởi những trận mưa bom bão đạn mà còn khổ sở vì ốm đau, bệnh tật. Nào là bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, dị ứng, nấm chân tay,… cho đến bệnh viêm phụ khoa, viêm nấm âm đạo,… tất cả đều đủ cả.
“Nhiều nữ TNXP trong đội tôi mắc bệnh phụ khoa lắm. Nhưng thời chiến làm gì có đủ các loại thuốc Tây như hiện nay, làm gì có điều kiện nằm bệnh viện, làm gì có cơ hội được chuyên tâm chữa bệnh. Chẳng quản đêm ngày, chúng tôi thường xuyên phải di chuyển theo đoàn kháng chiến, không có đủ điều kiện chăm sóc nên tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng”, cụ Hiển chia sẻ.
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa lúc ấy là nỗi ám ảnh với các nữ TNXP khi nó gây ra biết bao nhiêu khó chịu. Nhưng họ chỉ âm thầm chịu đựng, có chăng thì chia sẻ với những đồng đội thân thiết. Dường như tất cả đều chấp nhận sống chung với lũ. Chỉ đến khi biết cụ Hiển có tài y học, lại nhiều lần chứng kiến cụ chữa bệnh cho đồng đội, họ mới “nhỏ to” tâm sự.
Đêm đêm mất ngủ trước lời “cầu cứu” của đồng đội
Giữa những đêm mưa bom bão đạn không ngừng, những đêm mất ngủ vì phải san đường, lấp hố bom nhưng trong lòng nữ thanh niên xung phong trẻ không ngừng suy nghĩ về những lời tâm sự của đồng đội. Cùng là phận gái nên cô hiểu rõ nỗi khổ của chị em gặp phải.
Chính nhờ vậy, người con gái trẻ bắt đầu nhen nhóm trong mình khát khao chữa bệnh cho chị em, giúp mọi người bớt khổ. Tuy nhiên mọi việc không về đơn giản khi tất cả mọi người đang phải sống trong rừng sâu nước độc, ăn sương ngủ rừng mỗi ngày.
Lục lại trí nhớ của mình, nhớ về những bài giảng của cha, nhớ về những ngày cùng cha đi hái thảo dược, cô gái trẻ bắt đầu hành trình tìm kiếm thảo dược chữa bệnh chị em giữa núi rừng đầy rẫy bom đạn này.
Bắt tay tìm kiếm dược liệu quý chữa bệnh phụ khoa cho các nữ TNXP
Đời sống giữa núi rừng của các cô gái trẻ tuy tất vất vả khó khăn nhưng lương y Đỗ Hiển cũng coi đó là một lợi thế bởi những khu vực này có khá nhiều dược liệu quý. Trên mỗi tuyến đường di chuyển cùng đoàn kháng chiến, hễ gặp cây thuốc quý nào, cô gái trẻ lại nhanh chóng thu hái và mang theo bên người để sử dụng khi cần. May mắn thay, tại vùng rừng núi phía bắc này, cô gái đã vô tình bắt gặp trinh nữ hoàng cung và sa sàng tử – hai nguyên liệu chính thường được sử dụng trong các bài thuốc Nam chữa bệnh phụ khoa hiện nay.
Theo những bài học xa xưa được truyền lại, trinh nữ hoàng cung là thảo dược quý chỉ những người hoàng tộc như hoàng hậu hay vua chúa mới có thể được sử dụng để giữ gìn nhan sắc và cải thiện cuộc sống chốn phòng the.
Hơn nữa, nhớ lại những bài giảng của cha ông về y học cổ, vị đắng chát của trinh nữ hoàng cung cùng vị cay nồng, tính ấm của sa sàng tử khi hợp nhất với nhau sẽ cho tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt nên thích hợp sử dụng cho việc điều trị bệnh vùng kín.
Vậy là giữa giờ nghỉ ngơi, cô hướng dẫn chị em vệ sinh vùng kín bằng những bát thuốc giã nát, dùng để uống hoặc đắp, rửa vùng kín. Nhờ đó, không biết bao nhiêu nữ TNXP đã thoát khỏi các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu của bệnh phụ khoa.
Như vậy, bằng sự lanh lợi, trí thông minh của mình, nữ lương y trẻ đã kết hợp vị đắng chát của trinh nữ hoàng cung cùng vị cay nồng, tính ấm của sa sàng tử nhằm trị ngứa vùng kín. Từ đó, cô đã cho ra đời những bát thuốc giã nát, dùng để xông, rửa vùng kín.
Tuy nhiên bài thuốc này thường được dùng cho những chị em mới chớm bệnh, còn chị em mắc bệnh trầm trọng hơn, nữ lương y nhận thấy việc chỉ ngâm rửa chưa mang lại hiệu quả. Vì vậy, lương y đã tìm tòi, nghiên cứu thêm để hoàn thiện bài thuốc uống. Và đây chính là những viên gạch đầu tiên cụ Hiển đặt xuống để “mở đường” cho sự ra đời, phát triển bài thuốc phụ khoa sau này của dòng họ.
Đến nay, thuốc nam chữa viêm phụ khoa dòng họ Đỗ Minh đã được chuyên gia khuyên dùng trong chương trình Vì sức khỏe của bạn (sóng đài H1). Điều này càng thêm khẳng định về hiệu quả của bài thuốc mà cụ Hiển đã có công khai phá.
Mời các bạn đón đọc tiếp Kỳ thảo nữ nhân: Hành trình mang bài thuốc phụ khoa Đỗ Minh từ rừng sâu về làng xóm (Kỳ 2) tại đây.
(Trích nguồn drbacsi.com)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!