Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa mạn tính được hiểu là tình trạng viêm niêm mạc tai giữa kéo dài trên 12 tuần. Bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như điếc vĩnh viễn, viêm màng não, áp xe màng não, liệt mặt ngoại biên, thậm chí là tử vong. Do đó, chỉ khi nắm và thực hiện theo phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính, người bệnh mới có thể dứt điểm bệnh nhanh chóng.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính và những thông tin cần biết
Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính và những thông tin cần biết

Chẩn đoán bệnh viêm tai giữa mãn tính

Để có phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính phù hợp với từng người bác sĩ cần thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân, mức độ tổn thương. Quá trình chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính trải qua nhiều giai đoạn. Trước tiên là chẩn đoán xác định, sau đó là chẩn đoán phân biệt. Ngay bây giờ, chúng ta sẽ làm rõ quá trình này.

Chẩn đoán xác định

Để chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và cận lâm sàng cho bệnh nhân. Chẩn đoán xác định giúp bác sĩ biết được chính xác tình trạng của người bệnh viêm tai giữa.

Lâm sàng

Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đặt ra những câu hỏi liên quan đến bệnh như dấu hiệu cụ thể và triệu chứng phát sinh. Dựa vào câu trả lời và sự quan sát, viêm tai giữa mạn tính được chia thành 3 thể như sau:

Thể viêm tai giữa mạn tính nhầy

  • Bệnh nhân xuất hiện tình trạng chảy mủ tai từng đợt, mủ chảy ra nhầy, dính, không hôi, phụ thuộc vào những đợt viêm V.A. 
  • Lúc này bệnh chưa ảnh hưởng nhiều đến sức nghe.

Thể viêm tai giữa mạn tính mủ

  • Bệnh nhân lúc này thường chảy mủ tai kéo dài. 
  • Mủ đặc, có màu xanh và mùi hôi, có thể có cholesteatoma, khả năng nghe kém truyền âm ngày càng tăng. 
  • Một số trường hợp người bệnh có thể đau âm ỉ trong đầu hay nặng đầu phía bên tai bị bệnh.

Thể bệnh viêm tai giữa mãn tính hồi viêm:

  • Bệnh nhân sốt cao và kéo dài, thể trạng nhiễm trùng xuất hiện rõ rệt như: suy nhược, hốc hác, ăn ngủ kém. 
  • Đối với trẻ em thì xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, sốt cao, co giật,… khả năng nghe suy giảm vì đường khí và đường xương đều bị tổn thương. 
  • Tai người bệnh bắt đầu đau dữ dội, chia thành từng đợt, đau sâu trong tai và lan ra phía sau vùng xương chũm hoặc lan ra cả vùng thái dương. Từ đó khiến người bệnh ù tai, chóng mặt, nhức đầu. 
  • Trong một số trường hợp có thể thấy dấu hiệu xuất ngoại mặt trong mặt ngoài xương chũm, xương chũm, vùng thái dương – gò má, sau tai, trong bao cơ ức đòn chũm (thể Bezold),…
Khám lâm sàng cho bệnh nhân mắc bệnh viêm tai giữa
Khám lâm sàng cho bệnh nhân mắc bệnh viêm tai giữa

Cận lâm sàng

  • Khám tai: Khi khám tai người bệnh, chúng ta sẽ thấy mủ tai chảy kéo dài, đặc và có mùi hôi. Bên cạnh đó, trong tai có thể có tổ chức cholesteatoma (váng óng ánh như mỡ, không tan trong nước). Màng nhĩ người bệnh lúc này có thể bị phồng hoặc xẹp lõm vào trong, bị rách, bờ lỗ thủng nham nhở, đáy nhòm nhĩ bẩn và có thể có polyp ở hòm nhĩ.
  • Cấy dịch tai: Điều này giúp chúng ta xác định vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.
  • Chụp CT Scan đầu hoặc xương chũm: Phương pháp này giúp chúng ta xác định sự nhiễm trùng lan tỏa ra bên ngoài tai giữa.
  • Đo thính lực nhằm đánh giá sức nghe của người bệnh.

Chẩn đoán phân biệt

Để không bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, chúng ta cần phân biệt với:

  • Nhọt hay viêm ống tai ngoài: Ấn bình tai, kéo vành tai người bệnh thấy đau, không có tiền sử chảy mủ tai và kết quả phim Schuller bình thường.
  • Viêm tấy hạch hoặc tổ chức liên kết sau tai: Khả năng nghe của người bệnh bình thường, phim Schuller bình thường. Bên cạnh đó dấu hiệu Jacques (-) và không có tiền sử chảy mủ tai.
  • Phản ứng xương chũm do viêm tai giữa cấp tính: Khả năng nghe của người bệnh không quá kém, mủ không hôi và X quang tai bình thường.
  • Viêm tai giữa sau lao phổi: Chẩn đoán phân biệt bằng cách chụp X quang phổi và hỏi tiền sử người bệnh.
  • Viêm tai giữa do xoắn khuẩn bệnh giang mai: Chẩn đoán phân biệt bằng cách hỏi tiền sử người bệnh và thực hiện các xét nghiệm liên quan.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính

Khi thực hiện phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính, người bệnh cần tuân theo chỉ định và nguyên tắc điều trị mà bác sĩ đưa ra. Có như vậy, bệnh nhân mới có thể dứt điểm bệnh trong thời gian sớm nhất.

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm tai giữa mãn tính

Để quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả và nhanh chóng nhất, bệnh nhân cần nghiêm túc tuân theo một số nguyên tắc điều trị bệnh như sau:

  • Mục đích khi thực hiện phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính đó là kiểm soát sự nhiễm trùng. Đồng thời loại bỏ dịch tiết ứ đọng trong tai giữa, như dịch nhầy, mủ,… và phẫu thuật để phục hồi chức năng nghe cho người bệnh.
  • Không được sử dụng thuốc kháng sinh một cách tùy tiện vì điều này sẽ khiến cơ thể bị nhờn thuốc, các triệu chứng bị lu mờ, rất khó chẩn đoán bệnh. Sử dụng thuốc tùy tiện cũng có thể chuyển bệnh thể cấp tính sang mãn tính, khiến bệnh kéo dài, khó phát hiện và dễ gây ra các biến chứng.
  • Nếu cơ sở điều trị không có chuyên khoa, nên đề xuất chuyển người bệnh đến cơ sở tai mũi họng để được điều trị triệt để.
  • Bác sĩ cần dặn dò và thuyết phục gia đình và bệnh nhân phải tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính. Người bệnh không được tự ý quyết định bất cứ điều gì trong việc điều trị bệnh mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm tai giữa mãn tính: đến cơ sở có chuyên môn thăm khám
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm tai giữa mãn tính: đến cơ sở có chuyên môn thăm khám

Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa mạn tính là khi tình trạng bệnh kéo dài và diễn biến nặng. Tùy theo thể trạng và tình trạng bệnh của từng người, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng. Tuy vậy, vẫn đảm bảo hai hướng điều trị chính đó là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Điều trị nội khoa trong phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính

Phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng trong viêm tai giữa mãn tính như sau:

  • Khi vệ sinh tại chỗ, bác sĩ có thể làm thuốc tai để loại bỏ dịch tiết nhiễm trùng trong tai giữa bệnh nhân. Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào tai, hút rửa rồi lau khô là một trong những phương pháp làm sạch phổ biến nhất.
  • Nhỏ tai bằng dung dịch kháng sinh như: Chloromycetin, Neomycin, Polymyxin, hoặc Gentamicin. Bên cạnh đó, chúng ta có thể phối hợp với steroids để giúp người bệnh kháng viêm. Lưu ý rằng, dung dịch acid acetic 1,5% có thể được dùng nếu người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Pseudomonas. Mỗi ngày, người bệnh nhỏ tai từ 2 đến 4 lần/ngày.
  • Trong các đợt cấp của viêm tai giữa mạn tính, có thể bác sĩ sẽ dùng kháng sinh đường toàn thân cho người bệnh. Tuy nhiên, vẫn cần hạn chế, nếu không thực sự cần thiết thì không áp dụng.
  • Thuốc kháng sinh có thể sử dụng để trị bệnh viêm tai giữa mãn tính là: Augmentine, Cefixime, Sparloxacine,…
  • Thuốc kháng viêm có thể sử dụng để trị bệnh viêm tai giữa mãn tính như: Steroide như Prednisolone, Methylprednisolone hay Non-steroid như Diclofenac.
  • Thuốc giảm đau có thể sử dụng để trị bệnh viêm tai giữa mãn tính như: Paracetamol (Acemol, Panadol, Efferalgan, Dafalgan,…
  • Thuốc kháng Histamine có thể sử dụng để trị bệnh viêm tai giữa mãn tính như: Actifed, Cetirizine, Fexofenadine, Chlopheniramin,…
Thuốc kháng Histamine có thể sử dụng để trị bệnh viêm tai giữa mãn tính như: Chlopheniramin,...
Thuốc kháng Histamine có thể sử dụng để trị bệnh viêm tai giữa mãn tính như: Chlopheniramin,…

Điều trị ngoại khoa trong phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính

Phương pháp này sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp người bệnh không đáp ứng thuốc, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Một số cách trị bệnh ngoại khoa ở các bệnh viện nước ta gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ mô hạt, Polyp hòm nhĩ: Trong trường hợp bệnh nhân có mô hạt hoặc Polyp hòm nhĩ thò ra ở ống tai thì phải được phẫu thuật cắt bỏ. Có như vậy, việc nhỏ thuốc vào tai mới có hiệu quả. Tuy vậy, quá trình cắt bỏ phải được thực hiện cực kỳ cẩn thận vì những khối polyp này có thể mọc ra từ dây thần kinh số VII, ống bán khuyên ngang hay niêm mạc xương bàn đạp, rất dễ dẫn đến viêm mê nhĩ hoặc tai biến liệt mặt sau mổ.
  • Phẫu thuật phục hồi: Tiến hành vá màng nhĩ đơn thuần, mở sào bào thượng nhĩ cho bệnh nhân.
  • Phẫu thuật tiệt căn xương chũm bằng hai phương pháp: Hạ thấp thành sau ống tai (canal wall down) và giữ nguyên thành sau ống tai (canal wall up).

Theo dõi và phòng tránh viêm tai giữa mãn tính tái phát

Trong quá trình thực hiện phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính, gia đình và bản thân người bệnh cần theo dõi sát sao chuyển biến bệnh. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường như: đau đầu, chóng mặt, sốt cao, co giật, rối loạn thị giác,… thì cần đến bệnh viện sớm nhất có thể.

Khi thấy trẻ sốt cao bố mẹ nên đưa con đến cơ quan y tế gần nhất
Khi thấy trẻ sốt cao bố mẹ nên đưa con đến cơ quan y tế gần nhất

Ngoài ra, để chấm dứt hẳn tình trạng bệnh, ngăn chặn khả năng bệnh tái phát, bệnh nhân cần thực hiện các phương pháp phòng bệnh như sau:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đặc biệt là các vùng tay, chân và tai trong. Ngoài ra, môi trường sống cũng cần được đảm bảo sạch sẽ. Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và các chất hóa học. Có thể kể đến như khói thuốc lá, đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa phổ biến hàng đầu.
  • Với trẻ em, bạn cần tiêm vacxin đầy đủ cho con, giúp bé phòng các bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó, không cho trẻ tiếp xúc với người đang bị bệnh viêm tai giữa mãn tính đề phòng lây bệnh.
  • Điều chỉnh tư thế nằm của bé cho đúng. Khi cho bé bú bình, uống nước,… thì không nên cho nằm ngửa, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh.
  • Khi thời tiết chuyển mùa, cần giữ ấm cơ thể để hạn chế bị vi khuẩn tấn công, gây các bệnh liên quan đến hệ hô hấp.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Từ đó chống lại sự tấn công của vi khuẩn và vi rút bên ngoài.
  • Không sử dụng các chất kích thích, đồng thời xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ nghỉ đủ và đúng giờ, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
  • Khi điều trị viêm tai giữa mãn tính, người bệnh cần đồng thời trị dứt điểm các bệnh liên quan đến mũi, họng và hệ hô hấp. Điển hình như viêm VA, viêm mũi họng, sâu răng,…
  • Khi thực hiện phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính, người bệnh cần hạn chế để tai tiếp xúc với nước như khi gội đầu, bơi lội,…
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, hạn chế tình trạng căng thẳng và stress. Khi thấy các dấu hiệu tái phát của bệnh, bạn nên đến ngay cơ quan y tế gần nhất để thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Bài viết trên đây vừa cung cấp đến bạn đọc những thông tin cơ bản về phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính. Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có biện pháp và phác đồ điều trị riêng. Có như vậy mới giúp người bệnh dứt điểm bệnh nhanh chóng.

ĐỌC THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
la-bach-dan-chua-viem-xoang
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
chua-viem-amidan-bang-la-trau-khong
viem xoang cap mu
tre-bi-viem-hong-nhung-khong-ho
alpha-choay-viem-hong
viem-tai-giua-co-an-duoc-thit-ga-khong
phan-hoi-nguoi-benh-dung-bai-thuoc-tai-mui-hong-do-minh-duong