Hiện nay, các bài thuốc thuốc Đông y vẫn luôn tồn tại và phát triển song song cùng với thuốc tân dược. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ về các loại thuốc Đông y cũng như ưu, nhược điểm và cách sử dụng sao cho đúng, hiệu quả nhất. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến phương pháp chữa bệnh an toàn này thì đừng bỏ lỡ những thông tin vô cùng hữu ích trong bài viết sau.
Thuốc Đông y là gì? Phương thức chữa bệnh trong Đông y
Thuốc Đông y được biết đến là loại thuốc được bào chế bởi người phương Đông. Nếu nguyên liệu để làm thuốc Tây y bao gồm dược chất, dược liệu, tá dược và vỏ nang thì thuốc Đông y lại được bào chế từ đa số các loại thảo mộc như: Hoa, quả, thân cây, lá, rễ cây,… Nguyên liệu thu hái về sẽ được phơi hoặc sấy khô và sau đó được gọi là dược liệu.
Thuốc Đông y bao gồm:
- Thuốc Bắc: Các vị thuốc được khai thác, bào chế theo sách của Trung Quốc. Sau đó truyền sang và được phát triển bởi các lương y người Việt.
- Thuốc Nam: Các vị thuốc do thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam.
Phương thức chữa bệnh trong Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ của Trung Hoa đó là: Âm Dương, Ngũ Hành. Khi Ngũ Hành và Âm Dương được cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, việc chữa bệnh sẽ nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố này.
Khác với y học phương Đông, phương Tây lại chữa bệnh dựa trên các kiến thức về sinh lý, giải phẫu, vi sinh,… cùng các thành tựu nghiên cứu của khoa học hiện đại.
Nguyên tắc dùng thuốc trong Đông y cổ truyền là “Biện chứng luận trị”. Có nghĩa là tùy theo biểu hiện ở người bệnh mà thầy thuốc sẽ sử dụng các bài thuốc, phép chữa khác nhau. Nếu có hàng trăm người mắc cùng một bệnh, có thể được chữa trị bằng hàng trăm phương thuốc khác nhau.
Các loại thuốc thường dùng trong Đông y
Hiện nay, thuốc Đông y thường dùng gồm 5 loại: Thang, tán, cao, hoàn, đan. Trong đó, 4 loại tán, cao, hoàn, đan là thuốc đã được bào chế sẵn, có loại mang tên là hoàn tán nhưng thực tế được ứng dụng như thuốc thang.
Thuốc thang
- Cách bào chế: Đem vị thuốc đun với nước để tạo thành thuốc nước, bỏ bã đi và uống khi còn nóng.
- Ưu điểm: Dễ gia giảm liều lượng và hợp với nhiều tình trạng bệnh nên đa phần các loại thuốc này thường được dùng nhiều nhất.
- Nhược điểm: Tuy nhiên, loại thuốc này có nhược điểm là cồng kềnh, mất thời gian và công sắc thuốc, có khi lượng thuốc nhiều đối với trẻ em sẽ khó uống.
Thuốc Đông y dạng tán
- Cách bào chế: Đem vị thuốc tán thật nhỏ thành bột mịn, sau đó trộn với nước mật hoặc hồ viên thành hoàn. Thuốc tán có thể được dùng bằng cách tiêu với nước nóng hoặc đun sắc lên uống (giống như thuốc thang).
- Ưu điểm: Thuốc tán cũng có tác dụng khá tốt, không bị mất dược tính.
- Nhược điểm: Không tiện khi sử dụng, ngoài ra lại khó bảo quản hơn thuốc hoàn. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn được dùng bên ngoài bằng cách đem vị thuốc tán nhỏ sau đó xoa hoặc đắp lên chỗ đau.
Thuốc dạng cao
Đây là dạng thuốc được sắc lấy nước, sau đó cô đặc thành cao. Thuốc tán được chia làm 2 loại là dùng ngoài và uống trong.
- Thuốc cao uống trong: Ưu điểm là tận dụng được hết dược tính của thuốc, mùi vị thơm dễ uống. Dùng để trị bổ, chữa bệnh mạn tính, điều lý là thích hợp. Tuy nhiên loại thuốc này lại không để lâu được, chủ yếu dùng trong mùa đông.
- Thuốc cao dùng ngoài: Gồm hai loại là dầu cao và thuốc cao.
Thuốc hoàn (dạng viên)
- Cách bào chế: Tán bột mịn dùng, sau đó trộn với nước mật hoặc hồ để viên thành hoàn.
- Ưu điểm: Sử dụng thuận tiện
- Nhược điểm: Hấp thu chậm do trong thuốc có cả bã, thường dùng chữa bệnh thư hoãn. Ngoài ra thuốc để lâu khó bảo quản, liều lượng có khi phải dùng nhiều, khó uống với trẻ nhỏ.
Thuốc đan (đơn)
Đây là thuốc hoàn hoặc tán, nhưng được tinh chế như các loại Hồi xuân đơn, Chí bảo đơn, Tử tuyết đơn, Thần tê đan, Cam lộ tiêu độc đan,… Loại thuốc này có các dạng: Hoàn, tán, khoai (cục), có thể dùng ngoài hoặc uống trong đều được.
Đôi nét về các bài thuốc Đông y
Các bài thuốc trong Đông y có thể có một hoặc nhiều vị, do thầy thuốc hoặc nhân dân dựa theo kinh nghiệm chữa bệnh từ xưa mà dựng nên.
Về cách tổ chức các bài thuốc
Hầu hết các bài thuốc từ Đông y gồm có 3 phần chính:
- Thuốc chính hay còn gọi là chủ dược: Mục đích nhằm giải quyết bệnh chính, khắc phục nguyên nhân, từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh.
- Thuốc hỗ trợ: Thành phần này giúp tăng thêm tác dụng của vị thuốc chính.
- Tá dược: Được tăng thêm tùy vào tình trạng bệnh cụ thể nhằm giải quyết những chứng phụ của bệnh. Chẳng hạn như chứng ăn kém sẽ dùng thêm mạch nha, thần khúc.
Ngoài ra các bài thuốc Đông y gia truyền còn có thêm một số vị thuốc gọi là sứ dược. Các vị thuốc này sẽ có tác dụng như thuốc dẫn để cơ thể hấp thu tốt hơn hoặc để điều hòa các vị thuốc khác.
Cách phối hợp các vị trong một bài thuốc
Việc phối hợp các vị thuốc như thế nào để phát huy tốt nhất công dụng có vai trò quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả của mỗi bài thuốc. Điều này sẽ phụ thuộc vào ý muốn của người thầy thuốc và kỹ thuật dùng thuốc của Đông y. Theo đó, cách phối ngũ vị thuốc có những đặc điểm sau:
- Tác dụng của bài thuốc sẽ thay đổi do việc phối hợp vị thuốc khác nhau.
- Việc phối hợp thuốc sẽ làm giảm hoặc cũng có thể tăng tác dụng của vị thuốc chính.
- Một số vị thuốc có thể làm giảm độc tính của vị thuốc khác.
- Trong việc phối hợp thuốc cần chú ý đến việc dùng thuốc bổ phải có thuốc tả.
Ưu điểm – Nhược điểm của thuốc Đông y là gì?
Dù là dùng thuốc theo Tây y hay Đông y cũng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy thuộc vào tính chất của từng loại bệnh mà nhiều người có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.
Ưu điểm khi sử dụng thuốc trong Đông y
1. An toàn và lành tính
- Hầu hết các bài thuốc Đông y đều có nguồn gốc từ tự nhiên như rễ, thân, cành, lá, hoa, quả của các cây thuốc quý, được thu hái, đem sắt nhỏ, phơi khô sau đó sử dụng. Do vậy, các bài thuốc được bào chế từ các loại dược liệu này rất an toàn,lành tính và được sử dụng ở nhiều độ tuổi khác nhau.
- Các bài thuốc từ Đông y được bào chế thủ công, dựa vào tự nhiên nên đảm bảo được dược tính. Dù để một thời gian dài cũng không lo chất độc tích tụ trong cơ thể.
2. Mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững
Đông y thường chữa bệnh tận, khắc phục từ nguyên nhân gây bệnh, từ có cải thiện dần các triệu chứng của bệnh. Nhờ vậy, các bài thuốc từ Đông y thường cho hiệu quả cao, bền vững, tránh tái phát.
3. Ít hoặc không gây ra tác dụng phụ
- Khi sử dụng các bài thuốc từ nguyên liệu tự nhiên ngoài tác dụng chữa bệnh ra thì sẽ ít gặp các tác dụng phụ không mong muốn có hại cho cơ thể.
- Không gây ảnh hưởng đến gan, thận thuốc Tây Y.
- Phù hợp để chữa trị các bệnh mạn tính.
Nhược điểm của thuốc Đông y
1. Tác dụng từ từ
Các bài thuốc này thường không cho hiệu quả nhanh như Tây y do không tập trung điều trị triệu chứng. Do vậy, người bệnh cần kiên trì sử dụng mới thấy được hiệu quả, ít nhất từ 2 – 3 tháng.
2. Cách sắc thuốc khá kỳ công, mất thời gian
Đa phần các bài thuốc Đông y phải cho vào ấm sắc vài tiếng đồng hồ sau đó uống nước cất khi còn ấm thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, các bài thuốc này cũng nặng mùi hơn, đối với những ai chưa quen có thể sẽ khó uống.
3. Nguồn thảo dược chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế
Hiện nay, nguồn thảo dược ở nước ta còn thiếu và vẫn đang phải nhập khẩu với mức giá tương đối cao mà lại khó kiểm định được chất lượng rõ ràng.
Uống nhiều thuốc Đông y có hại không?
Không chỉ với các loại thuốc từ Đông y, bất kỳ một loại thuốc, thực phẩm hay đồ uống nào nếu sử dụng nhiều, không đúng liều lượng khuyến cáo đều có thể gây hại.
Thuốc Đông y được đánh giá là an toàn, lành tính giúp cải thiện sức khỏe, đồng thời có khả năng điều trị bệnh tật. Nhưng phải được điều trị đúng thuốc, đúng bệnh. Tuyệt đối không cắt thuốc uống bừa bãi, tự ý sử dụng. Đặc biệt, khi đã uống thuốc, người bệnh nên đi khám để được tư vấn, bắt mạch cẩn thận. Đặc biệt cần tìm hiểu rõ nguồn gốc của dược liệu và chỉ nên mua thuốc tại các địa chỉ uy tín.
Mỗi bài thuốc, vị thuốc lại có cách sắc khác nhau. Vì vậy, bạn nên lưu ý dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của lương y, thầy thuốc. Nếu không tuân thủ có thể sẽ làm mất tác dụng của thang thuốc, đồng thời còn khiến bệnh kéo dài hơn và làm suy kiệt sức khỏe của người bệnh.
Uống thuốc Đông y bao lâu thì có tác dụng?
Thực tế, rất khó để có câu trả lời chính xác “uống thuốc bao lâu thì có tác dụng?”. Bởi hiệu quả của việc trị bệnh còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, thể trạng của người bệnh và các bệnh lý đi kèm,… Chính vì vậy, thời gian thuốc phát huy hiệu quả cũng không giống nhau ở mỗi người.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Đông y cổ truyền, người bệnh cần nhớ, các bài thuốc này không mang lại hiệu quả tức thời như thuốc tây. Do đó, người dùng cần phải có sự kiên trì, áp dụng đầy đủ liệu trình theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian sử dụng mà chưa thấy được sự biến chuyển gì bạn nên xem xét lại, tham khảo ý kiến thầy thuốc để được tư vấn.
Để việc sử dụng thuốc Đông y có tác dụng tốt nhất, người dùng cần đảm bảo các tiêu chí:
- Sử dụng ấm sắc đúng chuẩn.
- Sắc thuốc đúng cách.
- Sử dụng đúng hướng dẫn và liều lượng được chỉ định.
- Kiên trì chữa bệnh.
- Kết hợp dinh dưỡng phù hợp.
- Tăng cường vận động và duy trì lối sống, sinh hoạt khoa học.
Uống thuốc Đông y kiêng ăn gì?
Cũng giống như sử dụng thuốc tây, khi chữa bệnh bằng Đông y, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý trong chế độ ăn uống, cụ thể như sau:
- Không nên sử dụng các bài thuốc cùng lúc với thuốc tây.
- Tuyệt đối không cho thêm đường vào thuốc Đông y.
- Tránh sử dụng cùng lúc với các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa.
- Đối với các vị thuốc giải cảm: Kiêng ăn các chất chua, mặn vì các chất này có tác dụng thu liễm ngược chiều tác dụng của thuốc. Nếu thuốc có mật ong thì hãy tránh ăn hành, bởi hành là thực phẩm có thể làm mất mùi thơm, vị ngọt của thuốc.
- Khi sử dụng thuốc thanh nhiệt, giải độc: Tránh ăn các loại hải sản như cá biển, sò, ngao, cua, nhộng, lòng trắng trứng. Đây là những protein lạ, là các dị nguyên làm tăng nguy cơ dị ứng ở người bệnh.
- Khi uống thuốc phong thấp: Kiêng những thứ chua chát như: chuối xanh, sung. Ngoài ra, bạn cũng nên kiêng khem một số thực phẩm tanh, chua, cay, đắng… để không gây ra phản ứng thuốc và những tác dụng phụ.
- Thuốc chống nôn: Nếu đang dùng loại thuốc này, người bệnh không nên ăn những thứ sống, lạnh và tanh.
- Trong thời gian uống thuốc cũng không nên uống sữa và nước chè để tránh gây cản trở cho việc hấp thu, ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.
Một số lưu ý khi sử dụng các bài thuốc Đông y gia truyền
Để việc sử dụng thuốc đạt kết quả như mong đợi, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
Tuân thủ theo đúng liều lượng và thời gian được chỉ định bởi những thầy thuốc có năng lực chuyên môn.
Thường xuyên thăm khám và tham khảo ý kiến của chuyên gia, thầy thuốc trước và trong quá trình điều trị bệnh.
Uống trước bữa ăn 30 – 60 phút: Thường được áp dụng với những người chữa bệnh về thận, dạ dày, đường ruột và những bệnh từ lưng trở xuống. Uống thuốc khi chưa ăn gì giúp các dược tính hấp thu vào cơ thể nhanh hơn.
Uống thuốc vào buổi sáng sớm: Phù hợp với những người muốn bồi bổ sức khỏe, uống thuốc khi chưa ăn gì để tăng hấp thu.
Uống thuốc sau bữa ăn 20 – 30 phút: Phù hợp với những loại thuốc chữa bệnh ở phía trên như tâm, ngực, phế, dạ dày.
Như vậy với những thông tin mà chúng tôi cung cấp chắc chắn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc Đông y, cũng như cách sử dụng phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, thuốc Đông y cổ truyền đang dần trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đừng quên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng bất kỳ một bài thuốc nào bạn nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!