Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Vảy phấn hồng là bệnh lý da liễu phổ biến, gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh kém tự tin. Vậy nên dùng thuốc trị vảy phấn hồng nào cho hiệu quả cao, đảm bảo an toàn. Câu trả lời cho vấn đề này sẽ có ngay dưới đây, các bạn hãy cùng khám phá.

Các loại thuốc trị vảy phấn hồng được tin dùng nhất

Thuốc trị vảy phấn hồng có nhiều loại khác nhau và được chia thành thuốc uống, thuốc bôi. Các bạn có thể tham khảo một số loại thuốc sau đây.

Top 5 loại thuốc bôi trị vảy phấn hồng phổ biến

Các loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng chính là làm mềm da, giảm ngứa, ngăn ngừa tình trạng bong tróc da. Đồng thời, phục hồi, làm lành vùng da bị tổn thương.

1. Kem bôi da Explaq

Thành phần: Kem bôi da Explaq là sản phẩm được bào chế từ những thảo dược thiên nhiên có lợi cho làn da là: Ba chạc, phá cổ chỉ, lá sòi, chitosan. 

Kem bôi điều trị vảy nến Explaq
Kem bôi điều trị vảy nến Explaq

Tác dụng: Những thành phần này được đánh giá cao về các tác dụng chính sau:

  • Chữa lành vùng da tổn thương do bệnh vảy phấn hồng gây nên. Đồng thời, giảm ngứa, sưng viêm khá tốt.
  • Mang lại tác dụng dưỡng da, giúp làn da được duy trì độ ẩm và có mùi hương dễ chịu.
  • Kem bôi da Explaq giúp làn da luôn được giữ mịn màng, mềm mại, ngăn ngừa tình trạng bong tróc, thúc đẩy tái tạo tế bào da mới.
  • Sản phẩm giúp tẩy tế bào da chết, các vảy da sẽ được làm sạch và tránh để lại sẹo.

Liều lượng và cách sử dụng

Kem bôi da Explaq là sẽ phát huy tác dụng trị vảy phấn hồng cao nhất nếu như chúng ta dùng đúng cách cả về liệu lượng, liều trình. Cụ thể như sau:

  • Dùng nước ấm làm sạch vùng da bị bệnh. Sau đó, lấy khăn mềm, sạch chấm nhẹ nhàng cho khô.
  • Lấy một lượng kem Explaq vừa đủ, bôi một lớp mỏng lên vùng da bị bệnh.
  • Tần suất sử dụng: Ngày bôi 2 – 3 lần, vào các thời điểm là buổi sáng và tối.

Chỉ định: Sản phẩm được dùng cho những người bị vảy nến, vảy cá, á sừng, vẩy phấn, người bị bệnh chàm hay những người muốn dùng để làm sạch tế bào da chết.

Tác dụng phụ: Kem bôi ngoài da Explaq hiện nay chưa ghi nhận bất cứ tác dụng phụ nào từ người dùng

Giá bán: Hiện nay, 1 tuýp kem bôi da Explaq có mức giá dao động trong khoảng từ 215.000 – 245.000 đồng.

2. Thuốc bôi Daivobet

Thành phần: Một trong những thuốc trị vảy phấn hồng dạng bôi phải kể đến Daivobet. Sản phẩm được bào chế ở dạng thuốc mỡ, với thành phần chính là:

  • Hoạt chất chứa Calcipotriol (dẫn xuất của vitamin D)
  • Betamethasone (chất corticosteroid) 0.5mg/g. 
  • Tá dược vừa đủ.
Kem bôi Daivobet giúp điều trị vảy phấn hồng
Kem bôi Daivobet giúp điều trị vảy phấn hồng

Tác dụng:

  • Thuốc bôi Daivobet có tác dụng điều trị những người bị bệnh vảy nến thể mảng thông thường.
  • Sản phẩm có tác dụng ngăn chặn các tế bào sừng tăng sinh quá mức.
  • Thành phần Betamethasone có khả năng chống ngứa, chống viêm và co mạch, ức chế miễn dịch.

Liều lượng và cách dùng

Dùng thuốc bôi đúng cách vừa đảm bảo an toàn vừa phát huy hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Do đó, các bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn sau đây:

  • Làm sạch vùng da bị vảy nến. Tiếp đến, bôi trực tiếp thuốc Daivobet một lớp mỏng lên vùng da bị bệnh.
  • Bôi mỗi ngày 1 lần và duy trì tối đa trong 4 tuần.
  • Khi sử dụng không nên dùng quá 15g mỗi ngày và mỗi tuần không bôi quá 100g.
  • Thuốc không được dùng để bôi lên da với diện tích vượt quá 30% bề mặt da trên cơ thể.

Tác dụng phụ:

Thuốc bôi Daivobet mặc dù cho hiệu quả điều trị vảy nến mãn tính nhưng khi dùng cần cẩn trọng và tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên. Loại thuốc bôi tri vảy nến này có thể gây  một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Người dùng nếu dùng trong thời gian quá dài hoặc quá liều lượng có thể dẫn đến khô da, teo da, ngứa phát ban, sạm da…
  • Hàm lượng Calci máu sẽ tăng cao nếu dùng thuốc bôi quá 100g.
  • Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ như viêm da quanh miệng viêm nang lông, nhiễm trùng, tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh, ảnh hưởng đến tuyến thượng thận, viêm da dị ứng, thậm chí làm chuyển sang vảy nến thể mủ.

Chống chỉ định của thuốc

Những đối tượng sau đây không được dùng thuốc bôi Daivobet:

  • Những người bị mẫn cảm hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc Daivobet
  • Những người dưới 18 tuổi.
  • Bà bầu và bệnh nhân rối loạn chuyển hóa canxi.

Những lưu ý khi sử dụng

  • Trước và sau khi bôi thuốc cần vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Những vùng da bị tổn thương và vùng da nhạy cảm như mắt, miệng, vùng da quanh bộ phận sinh dục không nên bôi thuốc Daivobet.
  • Trong quá trình thoa thuốc nên da cần tránh để da tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo, ánh sáng tự nhiên.

Giá bán: Hiện 1 tuýp Daivobet 15g có giá bán khoảng 260.000 đồng.

3. Thuốc Betnovate Cream

Thuốc Betnovate có chứa corticoid cùng thành phần Betamethasone valates 0.1%.

Tác dụng:

  • Thành phần Betamethasone có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, sưng đỏ da do bệnh vảy phấn hồng gây ra.
  • Sản phẩm có tác dụng thúc đẩy các tế bào da mới hình thành, ngăn ngừa tình trạng tăng sinh quá mức các tế bào gây bệnh.
  • Ngoài ra, Betnovate Cream còn dùng để điều trị một số bệnh khác như viêm da tiết bã, viêm da dị ứng, chàm da…
Betnovate Cream - giải pháp điều trị vảy nến được đánh giá cao
Betnovate Cream – giải pháp điều trị vảy nến được đánh giá cao

Liều lượng, cách sử dụng

Dùng Betnovate Cream đúng cách theo hướng dẫn sau đây để điều trị bệnh hiệu quả:

  • Với trẻ em trên 12 tuổi: Bôi thuốc ngày 1 – 2 lần.
  • Với người lớn bị vảy nến: Bôi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
  • Mỗi tuần không bôi quá 50g.

Tác dụng phụ

Betnovate Cream mặc dù được đánh giá cao về tác dụng điều trị bệnh vảy phấn hồng nhưng vẫn tồn tại một số tác dụng phụ nhất định. Đó là: 

  • Có thể gây kích ứng dẫn đến da nổi mẩn đỏ, da khô.
  • Khiến sắc tố da bị suy giảm, từ đó vùng da bị bệnh sẽ không đồng màu với những vùng da xung quanh.
  • Tăng nguy cơ làm da bong tróc, phồng rộp.
  • Nếu dùng lâu dài sẽ gây mỏng da, xuất hiện các mạch máu dưới lớp da nổi rõ.

Hầu hết các tác dụng phụ đều biến mất sau một thời gian ngừng thuốc. Tuy nhiên, trong trường hợp, các tác dụng phụ nghiêm trọng thì tốt nhất nên ngừng thuốc và sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị kịp thời.

Chống chỉ định

Betnovate Cream không dùng cho các đối tượng sau:

  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ < 1 tuổi.
  • Bất cứ ai bị dị ứng dù chỉ 1 thành phần của thuốc.

Lưu ý khi sử dụng

  • Trong quá trình dùng thuốc, cần tránh để sản phẩm dính vào mắt, mũi, miệng. 
  • Sau khi bôi thuốc xong, cần rửa tay thật sạch.
  • Những người có ý định sử dụng là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang con con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Giá bán: Hiện 1 tuýp Betnovate Cream 15g, có mức giá dao động trong khoảng từ 1.300.000 – 1.450.000 đồng.

4. Thuốc bôi Trozimed

Trozimed do công ty TNHH Dược Phẩm Đạt Vi Phú sản xuất. Thuốc dùng để điều trị vảy nến ở mức độ vừa và nhẹ.

Thành phần: Trozimed được chiết xuất bởi các thành phần sau:

  • 1,5 mg Calcipotriol
  • Tá dược vừa đủ
Điều trị vảy nến bằng kem bôi Trozimed
Điều trị vảy nến bằng kem bôi Trozimed

Công dụng: 

  • Thuốc có tác dụng ngăn ngừa, làm chậm quá trình tăng sinh của tế bào sừng. Nhờ đó, giảm sự hình thành tế bào mới quá mức.
  • Cải thiện và làm sạch tình các mảng vảy nến bong tróc trên da.

Liều lượng, cách sử dụng

  • Vệ sinh vùng da bị vảy phấn hồng, rồi chấm khô bằng khăn mềm.
  • Lấy lượng kem vừa đủ, nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị bệnh nhằm giúp các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da.
  • Tần suất sử dụng: Ngày bôi 2 lần, vào buổi sáng và tối.

Tác dụng phụ

  • Trozimed có thể gây tác dụng phụ thường gặp là da khô bong tróc, ngứa ngáy, phát ban, đỏ da…
  • Ngoài ra, một số tác dụng phụ ít gặp khác là viêm nang lông, teo da, tăng sắc tố da, tăng canxi niệu…

Chống chỉ định:

  • Trozimed không dùng cho bất cứ ai bị mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Những người bị tăng canxi trong máu, người bị vảy nến có mụn mủ…
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng.

Giá bán: Hiện 1 tuýp Trozimed 30g, có giá bán trên thị trường khoảng 200.000 đồng.

5. Thuốc trị vảy phấn hồng Elidel

Elidel là thuốc bôi ngoài da có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của vảy nến.

Thành phần:

  • Benzyl alcohol
  • Anhydrous citric acid
  • Propylene glycol
  • Cetyl alcohol
  • Sodium hydroxide
Elidel - kem bôi giúp chữa trị bệnh vảy nến
Elidel – kem bôi giúp chữa trị bệnh vảy nến

Công dụng

  • Elidel giúp giảm các triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng như ngứa ngáy, sưng đỏ, bong tróc. 
  • Thuốc có tác dụng ngăn chặn và kiểm soát bệnh vảy nến, giúp bệnh không chuyển biến nặng hơn.

Cách dùng, liều lượng sử dụng

  • Làm sạch vùng da cần chăm sóc.
  • Lấy lượng kem tùy vào vùng da tổn thương, thỏa lên 1 lớp mỏng. Mỗi ngày bôi từ 1 – 2 lần.
  • Thời gian dùng thuốc tối đa là 6 tuần.

Tác dụng phụ

  • Sử dụng Elidel có thể gây ra một số tác dụng phụ thường thấy là đỏ da, ngứa, nóng rát…
  • Một số tác dụng phụ ít gặp khác là đau đầu, mũi họng nhiễm trùng, thay đổi màu da…

Chống chỉ định của thuốc

  • Những người bị dị ứng dù chỉ 1 thành phần của thuốc cũng không được sử dụng.
  • Người đang dùng phương pháp quang trị liệu để trị vảy nến.
  • Những người bị suy giảm hệ miễn dịch, nhiễm trùng da, phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai… cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Giá bán: 1 tuýp Elidel 30g, có giá bán khoảng 350.000 đồng.

Thuốc uống chữa vảy nến phấn hồng

Nếu sử dụng thuốc bôi không khả quan thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống để điều trị. Tuy nhiên, chỉ khi thực sự cần thiết, người bệnh mới được dùng thuốc uống và cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh làm hệ miễn dịch bị ảnh hưởng. Bao gồm:

1. Thuốc điều trị vảy phấn hồng Methotrexate

Thuốc Methotrexate dạng uống cũng có tác dụng chính là ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần thận trọng và phải dùng với liều lượng thấp. Theo đó, trẻ em chỉ nên dùng 7mg/m2 da. Người trưởng thành chỉ dùng 12 mg/m2 da. Trong quá trình sử dụng, cần được theo dõi hoạt động gan thận cũng như định kỳ xét nghiệm máu 2 – 3 tháng/lần.

Thuốc uống Methotrexate chữa vảy nến hồng
Thuốc uống Methotrexate chữa vảy nến hồng

Những người đang nuôi con bằng sữa mẹ, phụ nữ mang thai cần cân nhắc trước khi sử dụng. Trong khi đó, tuyệt đối không dùng thuốc Methotrexate cho người bị rối loạn cơ quan tạo máu, người bị suy giảm hệ miễn dịch, suy gan, suy thận.

2. Thuốc Cyclosporin

Nhóm thuốc này thường được chỉ định điều trị vảy nến phấn hồng ở mức độ trung bình và nặng. Tác dụng chính là ức chế hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa sự hình thành, phát triển bệnh.

Người bệnh sẽ uống 2 lần mỗi ngày với liều dùng 1,25mg/kg. Đồng thời, phải uống vào một giờ cố định, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như theo dõi chức năng gan, thận, xét nghiệm công thức máu.

Loại thuốc này khi sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ là đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, tăng nguy cơ nhiễm trùng…

3. Thuốc Retinoids đường uống

Loại thuốc này được bào chế chính là dẫn xuất dưới dạng vitamin A. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp nghiêm trọng mới được dùng loại thuốc này. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm nhằm theo dõi phản ứng của thuốc đối với người bệnh rồi mới quyết định có dùng hay không.

4. Thuốc uống ở dạng chế phẩm sinh học

Nhóm thuốc này thường được chỉ định bao gồm: guselkumab, brodalumab, secukinumab, certolizumab pegol, adalimumab, etanercept infliximab, ixekizumab, tildrakizumab và ustekinumab.

Tác dụng của thuốc là nhằm kiểm soát hoạt động miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, chỉ được sử dụng khi người bệnh bị vảy nến hồng nặng hoặc viêm khớp vảy nến. Mặt khác, nhóm thuốc này có giá cao nên không phải ai cũng có điều kiện để sử dụng.

5. Thuốc uống là các loại vitamin

Những loại thuốc uống kể trên thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, để ngăn chặn những tác dụng phụ này, bác sĩ thường kê thêm một số loại thuốc uống vitamin A, B, C, axit folic… nhằm giúp người bệnh tránh bị nhiễm trùng, nâng cao thể trạng tốt hơn.

Trị vảy phấn hồng bằng thuốc uống là các loại vitamin
Trị vảy phấn hồng bằng thuốc uống là các loại vitamin

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị vảy phấn hồng

Bệnh vảy nến phấn hồng nếu được điều trị đúng cách sẽ sớm khỏi và hầu như không để lại sẹo trên da. Tuy nhiên, để việc điều trị bệnh thành công, người bệnh cần lưu ý việc dùng thuốc dưới đây:

  • Không nên tự ý mua thuốc điều trị vảy phấn hồng vì có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc tương tác với các thuốc bạn đang sử dụng.
  • Mỗi loại thuốc có liều lượng và thời gian điều trị khác nhau.Không nên tự ý tăng liều hoặc kéo dài thời gian điều trị vì có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.
  • Hầu hết các thuốc điều trị vảy phấn hồng đều an toàn khi sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể xảy ra, tùy thuộc vào loại thuốc và cơ địa của bạn. 
  • Ngưng thuốc nếu gặp các triệu chứng nghiêm trọng như phồng rộp, mụn nước. Đồng thời, thông báo cho bác sĩ nếu các tác dụng phụ này gây khó chịu.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho da. Hạn chế đồ ăn cay nóng, rượu bia và các chất kích thích có thể làm nặng thêm tình trạng ngứa.
  • Mặc quần áo thoáng mát, thoải mái, có chất liệu cotton. Tránh gãi cào các mẩn ngứa vì có thể gây trầy xước, nhiễm trùng. Tắm với nước ấm, sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, không chứa chất tẩy rửa mạnh.

Nếu các triệu chứng không cải thiện sau 2 tuần điều trị hoặc có dấu hiệu nặng lên, bạn cần tái khám với bác sĩ để đánh giá lại tình trạng bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp.

Trên đây là một số loại thuốc trị vảy phấn hồng phổ biến và được tin dùng nhiều nhất. Hy vọng những thông tin sẽ hữu ích và giúp bạn sớm thoát khỏi căn bệnh này để lấy lại sự tự tin cho bản thân.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan