Viêm da cơ địa mùa đông là bệnh lý về da liễu thường gặp và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Đặc biệt khi thời tiết lạnh, độ ẩm thấp, làn da bị khô ráp, nứt nẻ. Để hạn chế triệu chứng bệnh dai dẳng, bạn cần chủ động trang bị kiến thức để chăm sóc và phòng ngừa đúng cách.
Viêm da cơ địa mùa đông là bệnh gì?
Viêm da cơ địa vào mùa đông khá phổ phiến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều hơn cả là trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Bệnh thường gặp ở những người có da khô, sức đề kháng kém. Thời tiết lạnh độ ẩm không khí thấp tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn dễ phát tán rộng trong không khí và bùng phát những đợt viêm da nặng.
Bên cạnh đó, mùa đông khi trời hanh khô làm gia tăng tình trạng mất nước ở da. Trong khi đó nhiều người lại có thói quen ngại uống nước vì trời quá lạnh. Cơ thể không được bổ sung nước kịp thời khiến tình trạng mất nước kéo dài gây ra hiện tượng khô da, ngứa da. Nếu người bệnh càng gãi nhiều thì tổn thương da càng nghiêm trọng và càng khó điều trị hơn trước.
Nhận biết dấu hiệu viêm da cơ địa mùa đông
- Cảm giác ngứa từ bứt rứt khó chịu đến những cơn ngứa dữ dội nhất là vào ban đêm.
- Da nhạy cảm và rất khó chịu: Khô ráp, nứt nẻ và bong vảy, kèm với đó là tình trạng sần sùi, sưng do trầy xước.
- Xuất hiện những mảng xám ở các vị trí như bàn tay, bàn chân, cổ, ngực trên, cổ tay, mặt trong khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân, mí mắt,...
- Nếu bị trầy xước sẽ xuất hiện những vết sưng đỏ nhỏ có thể rỉ dịch.
- Vùng tổn thương da bị phù nề, mưng mủ, đóng vảy,...
Hình ảnh viêm da cơ địa mùa đông
Nguyên nhân gây bệnh thường gặp
- Yếu tố di truyền: Một trong nguyên nhân chính gây viêm da cơ địa là do di truyền từ bố mẹ, người có cùng huyết thống.
- Yếu tố môi trường: Một thủ phạm khác khiến bệnh bùng phát là các dị nguyên ngoài môi trường như lông động vật, khói xe, phấn hoa, bụi bẩn,...
- Thói quen xấu: Nhiều người có thói quen ngại uống nước vào mùa đông mà không hề biết rằng mùa này da khô dễ mất nước hơn. Khi để da bị mất nước kéo dài sẽ dẫn đến mẩn đỏ, kích ứng. Nhiều người thường sử dụng nước quá nóng để tắm, rửa mặt càng khiến da mất nước và bị tổn thương hơn.
- Sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Nếu bạn chọn sử dụng những loại mỹ phẩm có độ tẩy rửa mạnh sẽ khiến da khô và mất độ ẩm. Hoặc không may mua nhầm sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, kém chất lượng, kem trộn có thể khiến da kích ứng và viêm nhiễm nghiêm trọng.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh
- Mất thẩm mỹ: Đặc điểm của viêm da cơ địa là ngứa âm ỉ hoặc bùng phát dữ dội. Càng gãi càng khiến cảm giác ngứa nhiều hơn, da bị dày lên, bệnh nặng hơn. Lúc này nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ, lở loét. Nếu viêm da cơ địa kéo dài khiến làn da sần sùi, mẩn đỏ, dày lên gây mất thẩm mỹ rất lớn.
- Nhiễm khuẩn huyết: Vùng da phát bệnh bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết, các vết xước do gãi bị bội nhiễm vi khuẩn sẽ tạo ra các mụn mủ có thể gây nhiễm khuẩn huyết, rất khó khăn cho việc điều trị.
- Gây đau cơ, đau đầu: Nếu viêm nhiễm xuất hiện ở dây thần kinh, vị trí mắt, mặt có thể gây đau cơ, đau đầu trong một thời gian.
- Ảnh hưởng đến thai nhi: Nếu phụ nữ mang thai bị viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng xấu cho thai nhi, việc dùng thuốc cũng khá khó khăn.
- Ảnh hưởng đến cuộc sống: Với trẻ nhỏ, triệu chứng ngứa ngáy sẽ khiến trẻ hay quấy khóc, ăn kém, ngủ kém. Với người lớn, viêm da cơ địa sẽ ảnh hưởng đến học tập, công việc và cuộc sống thường nhật.
- Bệnh khác: Khoảng 35% trẻ khi còn nhỏ bị viêm da cơ địa khi lớn lên sẽ có biểu hiện hen phế quản. Cha mẹ cùng bị hen phế quản hay viêm mũi dị ứng thì trẻ sinh ra có tỷ lệ mắc viêm da cơ địa cao hơn.
Cách chẩn đoán viêm da cơ địa mùa đông
Chẩn đoán viêm da cơ địa chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng như viêm da mạn tính và tái phát nhiều lần, hình thái và vị trí tổn thương điển hình. Khai thác tiền sử cá nhân hoặc gia đình đã từng điều trị viêm da cơ địa dị ứng, hen, viêm mũi dị ứng.
Bác sĩ cũng cần chắc chắn loại trừ các bệnh lý khác có biểu hiện tương tự như viêm da dầu, vảy nến hay u lympho.
Một số xét nghiệm khác
- Tăng nồng độ IgE trong huyết thanh: Mặc dù không có xét nghiệm nào chẩn đoán xác định viêm da cơ địa nhưng xét nghiệm dị ứng loại I hoặc đo nồng độ IgE có thể giúp xác nhận tạng dị ứng.
- Mô bệnh học: Thượng bì có xốp bào và xen kẽ với hiện tượng á sừng. Trung bì có sự xâm nhập của bạch cầu lympho, dưỡng bào, có hoặc không có các tế bào ái kiềm. Trong trường hợp lichen hoá sẽ có hiện tượng tăng sản thượng bì.
- Test lẩy và test áp bì: Nhằm xác định nguyên nhân gây dị ứng.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh
- Trẻ em: Trẻ em có làn da mỏng manh, nhạy cảm hơn người lớn, dễ bị kích ứng bởi các yếu tố môi trường. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ em chưa hoàn thiện, khiến trẻ dễ bị dị ứng, một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm da cơ địa.
- Người có cơ địa dị ứng: Người có tiền sử dị ứng với các tác nhân như bụi nhà, phấn hoa, lông động vật, thức ăn... có nguy cơ cao bị viêm da cơ địa.
- Người có da khô: Da khô thường thiếu hụt lớp màng bảo vệ tự nhiên, khiến da dễ bị mất nước và kích ứng, dẫn đến viêm da cơ địa.
- Người thường xuyên tiếp xúc với các chất kích ứng: Các chất kích ứng như xà phòng, nước nóng, hóa chất... có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da cơ địa.
- Người có căng thẳng thần kinh: Căng thẳng thần kinh có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm gia tăng nguy cơ bùng phát các bệnh da liễu, bao gồm viêm da cơ địa.
Phòng ngừa viêm da cơ địa mùa đông
- Dưỡng ẩm da thường xuyên: Để kiểm soát tình trạng viêm da thì việc giữ ẩm là rất quan trọng, đặc biệt vào mùa đông. Việc giữ ẩm giúp ngăn ngừa tình trạng khô da và tránh bùng phát bệnh.
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Bạn cần giữ ấm để da không bị lạnh bằng cách đeo găng tay, choàng khăn, đội mũ, mặc nhiều áo khi đi ra ngoài. Không nên tắm nước quá nóng, hãy dùng nước vừa ấm và dưỡng ẩm da ngay sau khi tắm.
- Chọn sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng: Làn da bị viêm rất nhạy cảm, bạn nên sử dụng những loại mỹ phẩm, xà, phòng, sữa rửa mặt dịu nhẹ, lành tính, có nguồn từ thảo dược để tránh kích ứng da.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Bạn có thể đặt máy tạo độ ẩm tại nhà, nơi làm việc để cung cấp độ ẩm cho không khí.
- Cung cấp đủ nước cho da: Để giúp làn da luôn đủ độ ẩm bạn cần uống ít nhất từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc bạn có thể bổ sung thêm nước trái cây, nước ép rau củ để tăng cường vitamin và khoáng chất cho da.
- Chế độ ăn uống phù hợp: Bạn nên hạn chế một số thực phẩm có nguy cơ làm tăng thêm tình trạng viêm da như các loại thịt đỏ, sữa, thực phẩm giàu tinh bột, đường, đồ uống kích thích,... Người bệnh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, B, E, nước. Vitamin D có thể cải thiện tình trạng bùng phát viêm da, bạn có thể phơi nắng hoặc sử dụng các thực phẩm bổ sung.
- Sử dụng thuốc: Nếu các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài bạn nên dùng các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa mùa đông như thuốc chống viêm chứa corticoid, kem hoặc mỡ bôi da, kem bôi giảm ngứa, nếu nhiễm trùng có thể dùng kháng sinh.
- Chế độ sinh hoạt hợp lý: Không để vùng da đang bị tổn thương tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng như xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất. Hạn chế thức khuya, giữ tinh thần luôn lạc quan, sống vui vẻ, tích cực. Mặc trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt; tập thể dục đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch. Tránh việc gãi, cào, cọ xát mạnh lên vùng da đang bị tổn thương.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ
- Chỗ phát ban bị đau, sưng hoặc nóng.
- Xuất hiện những vệt đỏ kéo dài từ chỗ phát ban.
- Có dịch mủ chảy ra từ vết thương gây đau rát.
- Sốt vừa hoặc sốt cao.
Phương pháp điều trị viêm da cơ địa mùa đông
Điều trị bệnh bằng Tây y
Thuốc tân dược được nhiều người lựa chọn để nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa vào mùa đông. Việc sử dụng các loại thuốc Tây cần được tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Đối với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai cần đặc biệt cẩn trọng vì thuốc được bào chế từ hoá dược tổng hợp. Một số loại thuốc phổ biến thường được sử dụng trị viêm da cơ địa mùa lạnh như sau:
Thuốc uống:
- Thuốc kháng histamin: Chỉ định cho những trường hợp người bệnh bị viêm da cơ địa dị ứng.
- Thuốc kháng sinh: Với các trường hợp bị mưng mủ, trầy xước da sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng,
- Thuốc corticoid: Giúp giảm sưng đỏ, dịu tổn thương trên da trong các trường hợp bị viêm ngứa.
Thuốc bôi:
- Thuốc chứa corticoid: Vì chứa thành phần là corticoid nên cũng khắc phục các triệu chứng bệnh tương tự như loại uống nhưng cho tác dụng nhanh hơn vì tác động trực tiếp vào bề mặt da bị viêm.
- Thuốc kháng khuẩn, nấm: Chỉ định với bệnh nhân bị viêm da do sự tấn công của vi khuẩn.
- Dung dịch rửa ngoài: Giúp làm sạch vùng da bị viêm. Một số loại khá lành tính thường được chỉ định như nước muối sinh lý, hồ nước, cồn povidone.
Điều trị bằng quang trị liệu
Trường hợp bệnh nhân nhanh chóng bùng phát các triệu chứng trở lại sau khi điều trị có thể áp dụng điều trị bằng quang trị liệu. Hình thức đơn giản nhất là để vùng da bị bệnh tiếp xúc với lượng ánh sáng mặt trời tự nhiên được kiểm soát. Bên cạnh đó có thể sử dụng tia UVB dải rộng, dải hẹp, tia UVA đơn độc hoặc kết hợp với thuốc.
Liệu pháp này có ưu điểm là thời gian điều trị ngắn, cho hiệu nhanh. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ gây ra những tác hại như lão hoá da sớm, thay đổi màu da, tăng nguy cơ ung thư da. Do những nguy cơ kể trên mà liệu pháp quang học này ít được sử dụng ở trẻ nhỏ, đặc biệt không dùng cho trẻ sơ sinh.
Các mẹo dân gian điều trị hiệu quả
Mẹo chữa viêm da cơ địa mùa đông tại nhà chủ yếu từ các loại cây cỏ quen thuộc trong tự nhiên nên an toàn, lành tính. Cách thực hiện đơn giản nên được nhiều người lựa chọn áp dụng.
- Cây vòi voi: Lấy một nắm lá vòi voi, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng. Đem giã nát, chắt lấy nước rồi thoa lên vùng da bị viêm hàng ngày.
- Lá lốt: Rửa sạch một nắm lá lốt, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết tạp chất. Nấu nước lá lốt để uống và dùng bã vò nát rồi thoa lên da.
- Lá trầu không: Nấu nước lá trầu không đã được rửa sạch, để nước nguội rồi thoa lên vùng da viêm. Sau khi rửa sạch, nấu nước trầu không, dùng rửa vùng da bị viêm.
- Lá khế: Đây là nguyên liệu dùng để chữa các bệnh ngoài da hiệu quả thường được sử dụng. Rửa sạch một nắm lá khế, đun sôi lấy nước tắm, phần bã vò nát rồi chà lên vùng da viêm.
Biện pháp Đông y chữa bệnh
Các bài thuốc Đông y không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra mà còn giúp điều hoà khí huyết, giải phóng thấp nhiệt ứ trệ. So với Tây y, Đông y tác động toàn diện hơn đến căn nguyên gây ra bệnh nên đem lại hiệu quả lâu dài hơn.
Tán độc bổ huyết
- Thành phần: Trúc diệp, lôi công thảo, trúc căn, lan tiên, đan sâm, sài đất.
- Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước, đun đến khi cạn còn 2/3. Chia nước thuốc làm 2-3 lần uống trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
Tiêu độc thang
- Thành phần: Húng trám, cam thảo dây, ké đầu ngựa, diếp trời, kim ngân dây.
- Cách thực hiện: Rửa sạch các dược liệu, sắc cùng 2 lít nước, đun cho tới khi cạn 2/3 thì tắt bếp. Nước thuốc dùng hết trong ngày không để lại qua đêm. Người bệnh cần kiên trì dùng thuốc đến khi các triệu chứng biến mất.
Sử dụng dược liệu hiệu quả, an toàn
Y học cổ truyền sử dụng các dược liệu hoàn toàn từ tự nhiên có độ an toàn cao và không gây kích ứng, không gây hại cho gan nếu như phải sử dụng lâu dài.
Các dược liệu thường được sử dụng như ké đầu ngựa, cam thảo, sài đất, trúc căn,... giúp kháng viêm, giải nhiệt, giải độc, làm mát gan, giảm huyết áp tĩnh mạch. Bên cạnh đó, các dược liệu được sử dụng trị viêm da cơ địa còn giúp làm mềm lớp da bị sừng hoá, giảm ngứa, khô ráp, kích ứng, bong tróc.
Dược liệu rất tốt cho sức khoẻ tuy nhiên thường có tác dụng chậm nên người bệnh cần sử dụng kiên trì trong thời gian dài mới có được kết quả như mong đợi. Ngoài ra, hiệu quả của việc sử dụng dược liệu trị viêm da cơ địa mùa đông còn phụ thuộc vào mức độ, giai đoạn và thể trạng của từng bệnh nhân. Do đó, trong một số trường hợp sẽ không nhận thấy được sự cải thiện của triệu chứng bệnh.
Bệnh viêm da cơ địa mùa đông dễ bùng phát, tái đi tái lại và khó chữa dứt điểm. Bởi vậy, bạn cần tạo thói quen chăm sóc da hàng ngày để giảm triệu chứng và phòng tránh bệnh. Khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Viêm da cơ địa thuộc chứng viêm da tự miễn gây ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Với những triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, mụn nước, mẩn đỏ, nhiều người lo ngại về vấn đề bệnh viêm da cơ địa có lây không
Các triệu chứng viêm da cơ địa tái đi tái lại liên tục sẽ khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Ngoài ra thì việc tái phát nhiều lần sẽ khiến tổn thương trên da người bệnh lan rộng, kéo dài, hình thành nên sẹo gây mất thẩm mỹ.
Viêm da cơ địa là một tình trạng mạn tính, phần lớn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiếm soát được, vì vậy người bị viêm da cơ địa cần có thói quen, lối sống phù hợp để tránh các đợt tái phát: Theo dõi và kiên trì điều trị bệnh.
Theo Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 tham gia nghĩa vụ quân sự. Như vậy, bạn bị viêm da cơ địa thì sức khỏe loại 6, không đủ điều kiện về sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!