Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay có thể là do bị bệnh da liễu. Nhưng đó cũng là biểu hiện cho thấy khả năng mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy làm thế nào để nhận biết, phân biệt? Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ các triệu chứng liên quan đến từng bệnh và cách chữa.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay là hiện tượng gì?
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay khiến các bậc cha mẹ lo lắng không biết con bị làm sao. Trên thực tế đây không phải là hiện tượng hiếm gặp có thể xảy ra do cơ thể bị kích ứng với tác nhân bên ngoài hoặc có thể là dấu hiệu cảnh báo bé mắc bệnh. Có hai trường hợp phổ biến khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân và tay gồm:
- Bị nổi mẩn đỏ do mắc các bệnh lý ngoài da từ khi mới sinh ra.
- Trẻ sơ sinh bị một số bệnh truyền nhiễm có tính lây lan mạnh.
Đối với những bệnh ngoài da, cha mẹ có thể yên tâm bởi các chứng bệnh này thường không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên với bệnh truyền nhiễm phụ huynh cần cảnh giác, sớm đưa con đi khám, chữa để tránh ảnh hưởng lâu dài về sau.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay rất thường gặp khi sức đề kháng yếu. Nguyên nhân có thể do một số vi khuẩn, virus tấn công vào lúc này gây nên một số bệnh làm mẩn đỏ chân tay như:
1. Sốt phát ban
Khi bị sốt phát ban trẻ có dấu hiệu sau là nổi mẩn đỏ trên da. Một số vị trí dễ bị là chân tay và nhiều vùng khác, thậm chí khắp cơ thể. Bệnh này do virus herpes 6 hoặc 7 gây nên. Khi trẻ tiếp xúc với cơ thể người bệnh, nó có thể lây lan ngay sau đó. Sốt phát ban chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi nhưng cũng có nhiều trường hợp xuất hiện ở trẻ sơ sinh.
2. Bệnh chân tay miệng
Đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, không chỉ xuất hiện ở trẻ sơ sinh mà phổ biến với các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng dễ hình thành và phát triển trong thời tiết nắng ấm. Cụ thể, vào khoảng tháng 3 đến tháng 7 là thời điểm dễ hình thành dịch tay chân miệng nhất.
Nó có thể tạo ra dịch do có tốc độ lây lan nhanh. Việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hoặc tiếp xúc với đồ vật mà người bệnh chạm vào đều có thể làm bệnh lây lan.
3. Bệnh Kawasaki
Kawasaki cũng là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là các bé sơ sinh. Một thống kê tại Nhật Bản cũng cho thấy các bé trai dễ mắc bệnh này hơn là bé gái.
Nó gây viêm trên các mạch máu nhỏ ở toàn thân, bao gồm cả chân, tay. Do đó, nó có khả năng gây:
- Teo cơ và làm ảnh hưởng đến hệ xương của trẻ.
- Viêm ở tim.
- Làm giãn phình động mạch vành.
- Khiến trẻ sơ sinh bị suy vành, hẹp tắc mạch, hoặc bị nhồi máu cơ tim.
- Trường hợp nguy hiểm có khả năng trẻ sẽ đột tử.
Điều đáng nói là khi bị bệnh này, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay và sốt giống như nhiều bệnh khác. Cho nên cha mẹ có thể không nhận biết được từ sớm và xử lý kịp thời.
4. Bệnh sởi
Với bệnh sởi, dấu hiệu nổi mẩn đỏ không xuất hiện ngay từ đầu mà sau 2 – 3 ngày mới thấy. Đây là bệnh hình thành do virus sởi tấn công.
Đặc biệt, chủng virus này có thể lây lan trong không khí nên rất dễ tạo thành dịch. Nó khiến trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp, suy dinh dưỡng, thậm chí là tử vong. Cho nên, có thể nói sởi là một bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
5. Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do mề đay
Trẻ em, trẻ sơ sinh rất dễ bị nổi mề đay do sức đề kháng yếu và cơ thể chưa hoàn thiện. Hiện tượng nổi mề đay thường xuất hiện ở bé khi:
- Cha mẹ sử dụng các loại sữa tắm, phấn thơm… có hóa chất gây kích ứng da trẻ.
- Bé bị các loại côn trùng như kiến, rĩn đốt.
- Đeo tất, giày thường xuyên gây bí bách.
- Bị mủ cây rơi vào làm kích ứng da.
- Cho trẻ chơi ở nơi có nắng gắt, sau 9 giờ sáng.
6. Viêm da cơ địa
Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở tay, chân còn do mắc bệnh viêm da cơ địa. Bệnh này thường có tính di truyền, biểu hiện khi thể trạng yếu, hay tái phát. Nguyên nhân chính xác gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì đến nay vẫn chưa có kết luận. Tuy nhiên, có những yếu tố tác động lên da bé gây ra hiện tượng này như:
- Bị hóa chất độc hại từ sữa tắm, phấn thơm thấm vào da.
- Mẹ sử dụng thực phẩm gây dị ứng ảnh hưởng đến nguồn sữa, hoặc dị ứng sữa ngoài.
- Do môi trường nơi bé sinh sống có các vi khuẩn, chất dị nguyên gây bệnh.
Viêm da cơ địa nếu được phát hiện sớm và chữa khỏi sẽ hạn chế được khả năng tái phát. Tuy nhiên nếu để nặng, da của trẻ bị mất thẩm mỹ và bệnh sẽ dễ bội nhiễm, mãn tính.
7. Bệnh tổ đỉa
Bạn thắc mắc trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay là bệnh gì thì đó có thể là tổ đỉa. Đây cũng là bệnh da liễu mãn tính, thường tái đi tái lại nhiều lần đến tận khi trưởng thành.
Cũng giống như các bệnh da liễu mãn tính khác, triệu chứng của bệnh tổ đỉa xuất hiện khi:
- Cơ thể yếu, nhất là ở trẻ sơ sinh.
- Môi trường xung quanh không sạch sẽ, có nhiều vi khuẩn phát triển.
- Làn da trẻ bị tổn thương, nhiễm bẩn….
8. Nguyên nhân khác
Ngoài các bệnh lý trên, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân hoặc tay có thể do những tác động khác không quá nghiêm trọng như:
- Tắm rửa sai cách làm vi khuẩn và nấm xâm nhập.
- Thay đổi thời tiết làm bé không kịp thích ứng nên nổi mẩn.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay thường kèm theo những triệu chứng gì?
Hiện tượng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là biểu hiện của một số bệnh có liên quan đến nhiều triệu chứng khác. Với mỗi bệnh gây nổi mẩn ở chân, tay, trẻ thường có dấu hiệu:
Sốt phát ban:
- Trẻ thường sốt cao trong những ngày đầu.
- Có biểu hiện viêm họng, ho nhiều, mũi chảy dịch.
- Sau khi sốt cao, trên da có các nốt mẩn đỏ nhỏ mọc. Một số nốt có vòng trắng bao quanh.
- Bề mặt vùng da mẩn đỏ bị phù nề.
- Ngoài tay và chân, sốt phát ban còn gây mẩn đỏ khắp ngực, bụng, lưng của trẻ.
- Các vết mẩn thường tự hết sau đó vài ngày.
Bệnh chân tay miệng:
- Trẻ bị sốt cao nên rất khó chịu, mệt mỏi, không chịu ăn.
- Bị viêm họng gây khó thở, ngạt mũi.
- Lưỡi, lợi bị sưng phồng, chảy nước dãi nhiều.
- Một số trường hợp bị nổi mẩn cả ở mông hoặc bị loét miệng
Mề đay:
- Lòng bàn chân, tay của bé có các nốt mẩn đỏ nổi lên.
- Khi sờ vào bạn cảm thấy nó sần sùi.
- Các nốt này thường mọc tập trung thành mảng rồi lan rộng ra xung quanh. Sau đỏ chúng tự biến mất chỉ sau vài giờ, hoặc có thể là vài ngày.
- Trẻ thường quấy khóc vì các mụn này khiến trẻ rất ngứa ngáy, khó chịu.
Viêm da cơ địa:
- Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở tay, chân, thường là viêm da cơ địa thể đồng tiền.
- Bề mặt da khô ráp, sau đó dễ bong vảy.
- Trẻ thường hay bỏ ti, quấy khóc vì ngứa ngáy, khó chịu.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay do sởi:
- Bé bị sốt cao nhiều ngày gây chán ăn, suy nhược.
- Có biểu hiện chảy nước mũi và ho nhiều.
- Quan sát phần mắt có hiện tượng sưng đỏ.
- Trẻ thường bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân và lòng bàn tay sau 2 – 3 ngày. Sau đó, các vết đỏ này có thể lan rộng ra toàn thân.
- Lúc này trẻ rất ngứa nên càng hay quấy khóc.
- 5 – 7 ngày sau thì chúng biến mất, để lại vùng da khô màu nâu kết vảy.
- Một vài trường hợp bé bị tiêu chảy hoặc có diễn biến bệnh rất phức tạp, khó điều trị.
Bị tổ đỉa:
- Ở các vết mẩn đỏ có chứa nước bên trong.
- Sờ vào các mụn đó thấy cứng và khó vỡ.
- Trẻ thường quấy khóc, bỏ bú do bị ngứa ngáy và đau, sưng, nóng, rát.
Kawasaki:
Bên cạnh biểu hiện nổi mẩn đỏ, trẻ sơ sinh còn bị:
- Sốt cao nhiều ngày liền gây mệt mỏi, bỏ ăn, sút cân.
- Bé đột nhiên khóc do bị nhói đau ở lòng bàn chân, tay.
- Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị bệnh Kawasaki còn bị nổi hạch bạch huyết ở cổ khiến góc hàm sưng lên.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay nguy hiểm không?
Có thể nói trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay do bệnh da liễu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Nhưng đó là những bệnh mãn tính mà trẻ phải chung sống suốt đời. Nó làm da bị tổn thương mạnh nếu tái phát nhiền lần, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ.
Những trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do các bệnh truyền nhiễm thực sự có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bởi lẽ những bệnh này có tính chất lây truyền mạnh trong cộng đồng. Hơn nữa, nó có khả năng ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể như xương khớp, tim mạch. Thậm chí, một vài căn bệnh truyền nhiễm có biểu hiện này còn ảnh hưởng đến tính mạng.
Do đó, trong các trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay kèm theo các triệu chứng điển hình là sốt, viêm họng, tiêu chảy, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay để xử lý ngay.
Cách chữa trị khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân và tay
Khi thăm khám cho trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay, bác sĩ sẽ quan sát kỹ nhiều vị trí như nốt mẩn đỏ, vòm họng. Kết hợp hỏi thêm về các triệu chứng mà cha mẹ thấy, đo thân nhiệt và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và kết luận chính xác bệnh mà bé mắc phải. Trên cơ sở đó sẽ gợi ý và tư vấn các cách chữa trị, thuốc cần dùng cho bé.
Chữa mẩn đỏ ở chân tay trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian
Dựa trên hiện tượng nổi mẩn đỏ ở chân tay trẻ sơ sinh và các dấu hiệu khác, dân gian có một số kinh nghiệm chữa bệnh cho bé như sau:
1. Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ bôi nước lá kinh giới
Bài thuốc này dùng để trị mẩn đỏ ở chân tay trẻ sơ sinh do mắc bệnh da liễu như mề đay, viêm da cơ địa… Lá kinh giới có tác dụng trị viêm, diệt khuẩn và làm hết ngứa cho bé.
- Cha mẹ dùng một nắm lá kinh giới tươi đem rửa sạch với nước muối để chữa cho trẻ.
- Sau khi lá kinh giới đã róc bớt nước thì cho vào giã nhuyễn.
- Thêm nước đun sôi để nguội vào và lọc bỏ bã.
- Dùng phần nước này để bôi lên các nốt mẩn đỏ ở chân, tay của bé.
- Tiến hành liên tục nhiều ngày để trẻ sơ sinh hết bị nổi mẩn đỏ.
2. Tắm lá dâu
Lá dâu tằm cũng là một dược liệu rất dịu nhẹ, phù hợp với làn da bé và có tác dụng trị một số bệnh viêm nhiễm gây mẩn đỏ ở da.
Để giúp trẻ sơ sinh hết nổi mẩn đỏ ở chân tay bằng lá dâu tằm, bạn làm như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá dâu tằm tươi, không bị sâu bệnh, đem rửa sạch.
- Cho vào nồi đun sôi cùng 2 – 3 lít nước một vài phút để tinh chất dâu tằm tiết ra.
- Pha nước dâu tằm với nước máy sinh hoạt vừa ấm để tắm cho trẻ sơ sinh mỗi ngày.
- Kiên trì thực hiện nhiều lần để trẻ hết hẳn các triệu chứng nổi mẩn.
Các mẹo dân gian trị hiện tượng viêm da cơ địa, mề đay, vảy nến… gây nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh được áp dụng theo kinh nghiệm. Hầu hết các cách chữa này đều chưa có kiểm chứng về tác dụng, nhưng thường đem lại hiệu quả khi dùng từ đầu. Nếu dùng nhiều ngày mà không thấy có công dụng thì cha mẹ nên lựa chọn cách chữa khác cho con.
Các bài thuốc Đông y trị mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh
Bên cạnh các mẹo dân gian, những bài thuốc Đông y lành tính cũng được bào chế để trị hiện tượng này rất hữu hiệu. Có thể kể đến:
1. Bài thuốc chữa bệnh sởi gây mẩn đỏ ở chân tay trẻ
- Bạn sử dụng sa sâm 10g cùng các thảo dược như tang diệp 3g, 15g rễ lau tươi.
- Kết hợp với mạch môn 10g và rễ cây dưa núi, sinh biển đậu cùng liều lượng.
- Đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi cho vào ấm sắc.
- Đun nhỏ lửa để nước cô đặc được 2 bát con và chia ra cho mẹ uống ấm sau các bữa ăn chính trong ngày.
2. Bài thuốc chữa các bệnh viêm da nổi mẩn đỏ ở tay chân trẻ
- Bạn dùng trôm lay sửa sạch, phơi khô và thạch cao cùng liều lượng, đem nướng lên.
- Cho tất cả các dược liệu đó vào nghiền thật nhỏ.
- Thêm một lượng tương đương xích thạch chi dạng bột
- Vệ sinh da cho trẻ rồi lau khô và trộn các loại bột đó đều nhau, bôi lên da trẻ.
- Tiến hành đều đặn nhiều ngày để các vết mẩn đỏ ở tay, chân bé hết hẳn.
3. Trị bệnh tay chân miệng cho trẻ sơ sinh
- Mẹ dùng cây dành dành 6g kết hợp với hoắc hương 20g.
- Thêm 15g sinh thạch cao cùng với các thảo dược như nhẫn đông 12g, địa tô 8g, và trôm lay 6g.
- Đem rửa sạch các dược liệu sau đó cho vào nồi sắc kỹ lấy 3 bát nước đặc.
- Sau bữa ăn mẹ uống thuốc này đều đặn để cung cấp dược tính chữa bệnh qua sữa cho bé.
- Do trẻ sơ sinh chỉ nên dùng sữa mẹ nên để các bài thuốc Đông y trị mẩn đỏ ở tay chân có hiệu quả, nên để mẹ uống. Kết hợp với đó, bạn có thể dùng mẹo dân gian hoặc các bài ngâm bôi để giảm triệu chứng.
Điều trị mẩn đỏ ở chân tay trẻ bằng thuốc Tây
Y học hiện đại dựa trên các chẩn đoán bệnh cụ thể để kê đơn trị từng bệnh gây nổi mẩn đỏ. Đối với trẻ sơ sinh, việc sử dụng thuốc Tây là tương đối khó khăn và phải rất cẩn trọng. Trong một số tình huống bệnh cụ thể, bác sĩ thường tiêm kết hợp kê một số thuốc trị mẩn ngứa như:
- Thuốc kháng sinh: Dùng khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay kèm hiện tượng viêm hoặc có mủ. Cha mẹ nên chọn loại thuốc bôi ngoài da dịu nhẹ, hạn chế tác dụng phụ cho bé.
- Loại kháng histamine: Có thể dùng một số thuốc nhóm H1 đặc hiệu dùng cho trẻ nhỏ, trị các bệnh dị ứng, mề đay…
- Kem dưỡng ẩm: Tốt nhất nên chọn loại kem có thành phần từ tự nhiên, an toàn cho da trẻ.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể vệ sinh da trẻ bằng các dung dịch sát trùng có tác dụng kháng khuẩn Povidon, hoặc dụng phenol 0,5% để giảm ngứa cho trẻ.
Trước khi dùng thuốc tân dược để trị mẩn đỏ ở chân tay cho trẻ sơ sinh mẹ nên mua đúng đơn bác sĩ kê. Đồng thời đọc kỹ hướng dẫn, cho trẻ dùng theo đúng liều lượng quy định theo độ tuổi. Cần đọc kỹ phần chỉ định và chống chỉ định để tránh rủi ro đáng tiếc.
Thuốc Tây có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ như làm teo da, bào mòn, thậm chí tăng nguy cơ bội nhiễm nếu dùng sai cách. Đặc biệt khi dùng cho đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh thì càng phải cẩn trọng.
Biện pháp phòng ngừa tránh để trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay
Nổi mẩn đỏ ở chân tay do mắc bệnh ngoài da rất dễ gặp. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiện tượng này còn là dấu hiệu thường thấy ở nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Để ngăn ngừa mọi nguy cơ gây bệnh liên quan ở bé, cha mẹ cần:
Phòng ngừa bệnh da liễu ở trẻ sơ sinh
- Tắm rửa thường xuyên và chú ý vệ sinh kỹ tay chân cho trẻ, không để xà phòng, chất tẩy rửa sót lại.
- Cắt móng tay, chân cho trẻ sơ sinh để hạn chế việc bé gãi ngứa làm tổn thương da.
- Không đưa trẻ đến những nơi có nhiều cây cối rậm rạp hoặc vườn hoa, cỏ.
- Không nên nuôi chó mèo và các loại động vật có lông khi có em bé.
- Tránh để bé tiếp xúc với các đồ vật, đồ chơi có hóa chất, lông len dễ gây dị ứng.
- Khi đưa trẻ ra ngoài cần che chắn bằng đồ bảo vệ, tránh bụi bẩn, ánh nắng tác động vào da bé.
- Lau dọn nhà cửa, cũi, nôi… và giặt giũ sạch sẽ các vật dụng quanh nơi ở của trẻ.
- Hạn chế đóng bỉm, quấn tã quá lâu khiến da trẻ bị ẩm và nhiễm bẩn.
- Tốt nhất nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, hạn chế cho ăn ngoài.
Phòng ngừa bệnh truyền nhiễm cho trẻ sơ sinh
Các bệnh truyền nhiễm ở trẻ sơ sinh gây nổi mẩn đỏ ở tay chân thường có tính lây lan mạnh trong cộng đồng. Vì vậy, cha mẹ cần:
- Tránh đưa trẻ đến nơi đông người, đặc biệt là nơi có các em bé có biểu hiện bệnh.
- Giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa lạnh và cho bé mặc đồ thoáng mát những ngày hè.
- Cho trẻ sơ sinh ăn ngủ đủ giấc để tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ chống lại các virus, vi khuẩn.
- Cho trẻ tiêm vắc xin định kỳ để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm trong thời gian sớm nhất.
- Khám sức khỏe định kỳ cho bé và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay khi thấy các biểu hiện lạ trên da hay bất cứ bộ phận nào.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân hoặc ở tay có thể nguy hiểm hoặc không. Để nhận biết, phân biệt và khắc phục tránh rủi ro, cha mẹ cần cho con đi khám từ sớm. Từ đó tìm ra giải pháp trị bệnh hiệu quả, tránh để bệnh làm ảnh hưởng đến suốt cuộc đời của con.
ôi. ai đang bị mề đay mà dùng thuốc ở đây là hợp lí chuẩn luôn đó. em bị mề đay gọi là thâm niên, đi cùng năm tháng rồi, mỗi năm bị bao nhiêu lần em còn không đếm xuể. mỗi lần bị chỉ biết ra mấy hiệu thuốc ở ngoài mua mấy thuốc uống dị ứng cho lặn đi thôi. cứ nghĩ là bị cái này là bị xác định sống cùng nhau rồi nhưng không, từ khi dùng thuốc của Đỗ Minh Đường thì em đã tạm biệt luôn bệnh oái ăm này luôn. mọi người cứ an tâm mà dùng, đảm bảo khỏi , em bị 3-4 năm rồi còn khỏi nữa đây. đây thấy có nhiều feedback của bệnh nhân điều trị nữa đây này https://dominhduong.com/feedback-cua-benh-nhan-dieu-tri-benh-me-day-tai-nha-thuoc-do-minh-duong-5842.html
Em ơi, em uống thuốc ở đây có khỏi nhanh không? chị thấy thuốc đông y chữa mọi người kêu uống thuốc lâu lắm, cái ngứa này nói thật chỉ muốn uống thuốc nào để cho nó dứt luôn đi thôi
Em bị lâu thế này tính ra cũng nặng mà chữa có 2 tháng là khỏi rồi đó chị ạ. chứ ngày xưa chữa theo tây y cả năm trời có dứt được bệnh đâu, dùng thuốc ở đây 1 nhát là dứt luôn, gần năm rồi em chưa bị lại lần nào cả ý, đúng là hết được cái nổi mẩn ngứa này cuộc sống như sang một trang mới
Mình có thể liên hệ nhà thuốc bằng cách nào ạ? Ai có thông tin liên hệ cụ thể cho mình xin với
Đây bạn nhé
Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao – Liễu Giai – Ba Đình
Hotline/zalo: 024 6253 6649 – 0963 302 349
TP Hồ Chí Minh: Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương – Phường 25 – Bình Thạnh
Hotline/zalo: 028 3899 1677 – 0938 449 768
Facebook của họ: Nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường có tích xanh đó
trước mình chữa viêm mũi ở đây cũng oki ơheets, giờ khỏi rồi. mình lên youtube đỗ minh đường có nhiều video review lắm
Bệnh này nhiều người bị thật đấy. Cũng sợ nhất mấy cái ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu lắm. Dạo này nóng lạnh thất thường nên cũng lo. Có cách nào phòng tránh trước không mấy bác mấy chị chỉ em với?
Đúng là mình bị nổi mề đay tắm lá trầu hay lá chè đều không ăn thua, căn bản lại bị lại. Lúc mình bị nổi mề đay là dịp tết. Nổi ở đâu thì không nổi lại đúng ngay cái mặt. nhọ không tả nổi lại còn không ló mặt đi đâu chơi được. Cả nhà thì lo nữa. Sau có có uống thuốc tây cũng đỡ mà mình bị nóng gan từ trước nên nó hết lại bị. Mình lật tung cái máy tính tìm đủ chỗ, hỏi han đủ người mới ra thuốc đặc trị mề đay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường này. Mình ngại đi ra ngoài nên chỉ nhờ tư vấn qua sđt của nhà thuốc rồi đặt thuốc về dùng thôi. Uống đều đặn thấy các nốt mẩn lặn dần. Cũng không bị ngứa ngáy lại. Da mặt cũng đỡ đau rát hơn. Mình tái khám thấy bác sĩ bảo cơ thể thích ứng thuốc tốt nên nhanh khỏi. À của mình là dùng thuốc hết 2 tháng thôi. Những ngày này cũng đang trong giai đoạn chuyển mùa mình cũng không còn bị nổi mề đay nữa. Nhớ lại khoảng thời gian khổ sở trước kia do cũng được mách cho thuốc tốt mới chữa khỏi được nên mình lên đây để lại vài dòng. Hi vọng bạn nào bị thì như mình, đấy mình mách cho các bạn thuốc này, đỡ lo mề đay hại thân nha
Có ai chữa khỏi ở đỗ minh đường chưa chỉ tôi với, có uống kết hợp các loại thuốc không hay chỉ đặt riêng mỗi loại cũng được???
Mình dùng được 2 tháng hơn cho liệu trình 3 tháng. Kết hợp cả 3 bài: thuốc đặc trị mề đay, thuốc bổ gan giải độc, thuốc bổ thận dưỡng huyết. Tình trạng bạn như nào khi được khám chữa bác sĩ sẽ kê đơn kết hợp các loại thuốc cho phù hợp, đạt hiệu quả tối ưu chứ sao tự mình đặt riêng bừa mỗi loại được
Vậy là thuốc này chữa dứt điểm được hả? Tôi bị nổi mề đay là mãn tính rồi nên còn nước còn tát chắc tới khám coi sao đã. Đây có phải địa chỉ và sđt của nhà thuốc không: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, Phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội | Hotline: 0963 302 349 – 024 6253 6649
tôi thấy có anh này cũng chữa khỏi mề đay ở đỗ minh đường nè, mn tham khảo coi
Thuốc bên đỗ minh đường thấy ngửi dễ chịu, thơm mát mùi thảo dược nên không có lo đâu bạn. Mình chữa hồi đầu cũng nghén mà vẫn dùng được thôi. Chữa khỏi rồi chờ sinh em bé này