Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Mặc dù không có thuốc đặc hiệu, nhưng việc điều trị viêm da cơ địa là một quan trọng trong việc quản lý triệu chứng và giảm thiểu tác động của bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các cách trị viêm da cơ địa tại nhà mà bạn có thể áp dụng để cải thiện triệu chứng bệnh.
Cách trị viêm da cơ địa tại nhà
Cách trị viêm da cơ địa tại nhà bằng các mẹo dân gian có ưu điểm là an toàn, lành tính. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị đối với từng bệnh nhân là khác nhau. Vì vậy, người bệnh có thể áp dụng những cách này với mục đích hỗ trợ điều trị, không nên phụ thuộc hoàn toàn.
Lá khế chữa viêm da cơ địa
Lá khế là dược liệu nổi tiếng, được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian. Đặc biệt là trong điều trị một số vấn đề về da, bao gồm viêm da cơ địa.
Theo đó, lá khế chứa các hợp chất có khả năng chống viêm tự nhiên như flavonoids và phenolic compounds. Những hợp chất này giúp giảm viêm nhiễm và làm dịu các triệu chứng của viêm da cơ địa như ngứa và đỏ. Bên cạnh đó, nhiều hoạt chất trong lá khế còn có tác dụng sát trùng, giảm ngứa, đau, sưng khi bị viêm da cơ địa.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá khế, ngâm rửa sạch với nước muối rồi để ráo.
- Dùng tay vò nát lá khế, sau đó đun sôi với 2 lít nước.
- Nước lá khế thu được dùng để tắm rửa, áp dụng thường xuyên để thấy được hiệu quả.
Giấm táo cải thiện triệu chứng viêm da
Giấm táo là thành phẩm của quá trình lên men nước táo. Giấm táo chứa axit axetic, một chất có tính chất chống viêm tự nhiên.
Việc sử dụng giấm táo có thể giúp làm giảm viêm và làm dịu các triệu chứng của viêm da cơ địa như ngứa, đỏ và sưng. Bên cạnh đó, việc sử dụng giấm táo có thể giúp cân bằng độ pH của da, giúp da trở nên mềm mại và khỏe mạnh hơn.
Cách thực hiện:
- Pha 1 muỗng giấm táo với 1 muỗng nước lọc ấm.
- Thoa hỗn hợp trên lên da, để nguyên khoảng 10 phút.
- Vệ sinh da lại với nước và bôi kem dưỡng ẩm.
Cách chữa bằng tỏi
Trong tỏi có chứa Ajoene và Allicin, giúp giảm viêm ngứa, diệt vi khuẩn và chống bội nhiễm hiệu quả. Cùng với một số vitamin và khoáng chất, cách điều trị viêm da cơ địa tại nhà bằng tỏi sẽ giúp phục hồi tổn thương da và tránh để lại sẹo.
Cách thực hiện:
- Bài thuốc này cần 300g tỏi, 1 lít rượu trắng và hũ thủy tinh.
- Tỏi bóc vỏ, thái lát mỏng và cho vào hũ thủy tinh.
- Đổ rượu ngập mặt tỏi rồi đậy kín nắp.
- Ngâm rượu tỏi trong 1 tuần là có thể sử dụng.
- Khi bị viêm da cơ địa, bạn lấy 1 lượng nhỏ rượu tỏi thoa lên da.
- Kiên trì thực hiện mẹo chữa viêm da từ tỏi sẽ thấy được kết quả.
Tắm bột yến mạch
Yến mạch có khả năng giữ nước, giúp cung cấp độ ẩm, ngăn ngừa da khô và bong tróc, làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm da cơ địa.
Bên cạnh đó, các hợp chất trong yến mạch như avenanthramides và saponin cũng hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào da, chống khuẩn, giúp làm lành tổn thương, tăng cường sức khỏe cho làn da.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 15g yến mạch và chậu nước ấm.
- Cho yến mạch vào chậu sạch, thêm nước ấm và khuấy đều.
- Tiếp đến bạn đổ hỗn hợp yến mạch đã chuẩn bị ở trên vào bồn tắm và thực hiện ngâm mình. Bạn có thể dùng bã yến mạch massage lên da để giúp thẩm thấu tốt hơn.
- Cuối cùng tráng lại người bằng nước sạch, dùng khăn lau khô da rồi dưỡng ẩm như bình thường.
Mẹo chữa viêm da bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa hàm lượng lớn vitamin A, E, axit lauric, giúp cấp ẩm hiệu quả. Từ đó cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm da cơ địa gây ra.
Bên cạnh đó, sử dụng dầu dừa thường xuyên còn giúp tăng cường khả năng tự phục hồi của da. Đó là lý do vì sao, dầu dừa được ứng dụng phổ biến trong nhiều sản phẩm chăm sóc da cho chị em.
Cách thực hiện:
- Bạn dùng nước ấm vệ sinh sạch vùng da bị bệnh.
- Dùng khăn lau khô da, lấy một lượng dầu dừa thoa lên vùng da bị viêm.
- Massage nhẹ nhàng để giúp hỗn hợp thẩm thấu tốt hơn.
- Giữ trên da chừng 40 phút rồi dùng khăn lau sạch.
Lưu ý: Không bôi quá nhiều dầu dừa lên da, mỗi lần dùng chỉ nên lấy lượng vừa phải. Điều này sẽ khiến da dễ bị bít tắc lỗ chân lông, gây viêm nhiễm nặng hơn.
Lá chè xanh trị viêm da cơ địa
Lá trà xanh chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa flavonoid, giúp chống lại gốc tự do gây tổn thương da. Ngoài ra, thành phần vitamin E có trong trà xanh còn giúp da mềm mại, ẩm mịn, hỗ trợ phục hồi cấu trúc da hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200g lá trà xanh tươi cùng ít muối tinh.
- Rửa lá trà xanh với muối rồi để ráo.
- Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá trà vào. Tiếp tục đun sôi khoảng 1 phút sau đó tắt bếp.
- Nước trà xanh bạn pha thêm với nước lạnh cho vừa rồi dùng để tắm.
- Thực hiện liên tục trong 7 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách chữa trị viêm da cơ địa tại nhà bằng lá đinh lăng
Lá đinh lăng được sử dụng rộng rãi trong dân gian nhờ vào đặc tính chống viêm, giảm ngứa và làm dịu da. Ngoài ra, lá đinh lăng cũng hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào da, giữ ẩm cho da. Qua đó giúp tình trạng viêm da cơ địa mau chóng lành.
Cách thực hiện:
- Làm sạch, sắc một ít lá đinh lăng với 2 lít nước.
- Đun sôi 15 phút rồi tắt bếp.
- Đợi nước nguội, dùng bông gòn thấm nước sắc lá đinh lăng và thoa lên vùng da bị viêm.
- Lặp lại quy trình này hàng ngày cho đến khi tình trạng da được cải thiện.
Cây sài đất trị viêm da
Trong cây sài đất có chứa một số thành phần hóa học như saponins, flavonoids, alkaloids,… có tác dụng kháng viêm, giảm đau, làm dịu da, chống vi khuẩn. Do đó, lá sài đất thường được tin dùng trong các bài thuốc trị bệnh da liễu, đặc biệt là viêm da cơ địa.
Cách thực hiện:
- Nghiền nhuyễn lá và cành non của cây sài đất thành hỗn hợp nhão.
- Thoa hỗn hợp cây sài đất lên vùng da bị viêm.
- Để dược liệu thẩm thấu trên da khoảng 15 phút rồi rửa sạch.
Mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa bằng lá đơn đỏ
Theo YHCT, lá đơn đỏ có tác dụng hoạt lạc, giải độc, thanh nhiệt, dùng trong các trường hợp mẩn ngứa, mụn nhọt, đơn độc. Chính vì những tác dụng tuyệt vời này, lá đơn đỏ được đông đảo bệnh nhân mắc viêm da cơ địa sử dụng và lưu truyền trong dân gian.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10g lá đơn đỏ khô, đem ngâm và rửa sạch cho hết bụi bẩn.
- Cho lá đơn đỏ vào nồi sắc cùng 1.5 lít nước.
- Sắc thuốc đến khi còn lại 1 nửa, tắt bếp, chắt nước thuốc ra bát.
- Uống nước lá đơn đỏ thay nước.
Sử dụng mẹo từ cây nha đam
Gel nha đam có khả năng làm dịu da và chống khuẩn. Không chỉ vậy, hoạt chất Aloin và Emodin trong nha đam còn giúp kháng viêm, kích thích tái tạo tế bào da.
Đặc biệt, trong gel nha đam còn chứa hàm lượng lớn vitamin C, E, beta carotene mang đến công dụng dưỡng ẩm, cải thiện da khô nứt nẻ. Tác dụng này rất cần thiết cho người bị viêm da cơ địa.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 nhánh nha đam, rửa sạch để loại bỏ phần phấn và bụi bẩn bám trên bề mặt.
- Dùng dao lấy phần gel nha đam.
- Dầm nhuyễn nha đam rồi thoa hỗn hợp lên da.
- Đắp nha đam trong vòng 15 phút rồi sau đó dùng nước để rửa sạch.
- Kiên trì áp dụng đều đặn 3 – 4 lần mỗi tuần để thấy sự thay đổi rõ rệt.
Ưu nhược điểm cách chữa trị viêm da cơ địa tại nhà
Ưu điểm:
- Dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí do sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên.
- An toàn, ít gây tác dụng phụ hay tình trạng nhờn thuốc.
- Không chỉ giúp hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa mà còn giúp dưỡng ẩm, cải thiện tình trạng da sau phục hồi.
Nhược điểm:
- Hàm lượng hoạt chất thấp khiến các bài thuốc trị viêm da cơ địa tại nhà nêu trên chỉ phù hợp với bệnh nhân thể nhẹ. Trường hợp viêm da cơ địa lâu ngày, người bệnh cần kết hợp điều trị với các biện pháp được bác sĩ chỉ định.
- Vì là dược liệu có sẵn trong tự nhiên nên tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hay các loại hóa chất rất cao. Do đó, khi sử dụng người bệnh cần tìm kiếm nguồn dược liệu an toàn để tránh gây nguy hiểm cho bản thân.
Điều trị viêm da cơ địa cần lưu ý gì?
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi áp dụng các cách trị viêm da cơ địa tại nhà, bạn cần “nắm lòng” những lưu ý sau:
- Tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu nành, sữa,… Thay vào đó bạn nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả để cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất.
- Không chà xát, gãi ngứa để tránh da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
- Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút tốt tránh cọ xát lên da.
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho da, không để da khô gây kích ứng khiến bệnh khởi phát.
- Sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn, không tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc thời gian sử dụng.
- Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng da như xà phòng, hóa chất, bụi bẩn, phấn hóa, lông động vật. Sử dụng sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng và không chứa chất tạo màu, hương liệu.
- Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như ngồi thiền, yoga để giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát viêm da cơ địa.
- Theo dõi sát sao triệu chứng và báo cáo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ biến đổi hoặc cảm thấy không thoải mái sau khi sử dụng thuốc.
Trên đây là một số cách trị viêm da cơ địa tại nhà mà bạn có thể tham khảo nhằm giảm sự khó chịu, giúp bệnh mau chóng phục hồi. Tuy nhiên, trước khi quyết định áp dụng, bệnh nhân cần tham vấn ý kiến của bác sĩ để tránh những rủi ro không đáng có.
Điều trị viêm da cơ địa bằng phương pháp Tây y
Phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng Tây y ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến bởi độ hiệu quả và tiện lợi trong quá trình sử dụng. Phương pháp này cần được áp dụng ngay từ khi khởi phát bệnh để có thể kiểm soát và giảm biến chứng nguy hiểm.
Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc
- Thuốc dạng kem bôi trị ngứa: Sử dụng Corticoid dạng kem bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh, sau bước dưỡng ẩm cho da. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ, do đó bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc ức chế Calcineurin như: Pimecrolimus và Tacrolimus tác động lên hệ miễn dịch có tác dụng tương đương thuốc chứa Corticoid. Thuốc có thể sử dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Khi dùng thuốc, bệnh nhân tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Thuốc kháng khuẩn: Kẽm oxide 10%, hồ nước Tetraped và Brocq, Hexamidine, Chlorhexidine. Thường được sử dụng ở giai đoạn cấp tính nhằm mục đích làm dịu da, dưỡng ẩm, sát khuẩn, khử trùng và phục hồi làn da bị tổn thương.
- Thuốc đặc trị viêm: Medrol, Metasone, Korcin giúp cải thiện các triệu chứng sưng, viêm, ngứa, đồng thời loại bỏ vi khuẩn, ức chế miễn dịch tại vùng da bị bệnh.
- Thuốc kháng viêm đường uống: Ở các trường hợp thể nặng, bệnh nhân viêm da cơ địa có thể được chỉ định sử dụng thuốc Corticosteroid đường uống. Thuốc có khả năng làm giảm các triệu chứng bệnh cấp tính, hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, khuyến cáo không nên sử dụng trong thời gian dài trên 14 ngày.
- Thuốc chữa bạt sừng: Chứa thành phần Axit Salicylic, được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm da cơ địa mãn tính. Thuốc có công dụng khử trùng, khử khuẩn và loại bỏ tế bào gây viêm nhiễm trên da.
Các phương pháp trị liệu khác
- Liệu pháp ánh sáng: Áp dụng khi các biện pháp điều trị tại chỗ không hiệu quả hoặc tần suất bệnh tái phát cao. Bác sĩ sử dụng tia UVA với bước sóng 320 - 400 nm gây ức chế tổng hợp ADN làm giảm tăng sinh ở tế bào da.
- Băng ướt: Quấn băng ướt quanh vùng da bị bệnh sau khi đã bôi thuốc chứa Corticoid. Cách làm này thường chỉ định cho các bệnh nhân bị viêm da cơ địa lan rộng.
Đông y trị bệnh viêm da hiệu quả, an toàn
Trong Đông y, bệnh viêm da cơ địa được nhận định do cơ thể bị phong hàn, phong nhiệt, dẫn đến tình trạng tích tụ độc tố, khí huyết uất kết. Do vậy, các bài thuốc Đông y điều trị viêm da cơ địa sẽ tập trung điều hòa khí huyết, thanh nhiệt giải độc, trừ thấp nhiệt ứ trệ.
Ưu điểm của Đông y là tác động đến căn nguyên gây bệnh nội sinh, giảm các biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên do sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên lành tính nên thời gian phát huy hiệu quả điều trị sẽ chậm hơn so với phương pháp Tây y.
Bài thuốc tiêu phong tán
- Công dụng: Trừ phong thấp, chống ngứa, thanh nhiệt.
- Thành phần: Quốc lão 4g, thuyền thoái 6g, phong phòng, hắc phong tử, tri loại, thạch cao mỗi loại 8g, kinh giới, tần quy, khổ sâm mỗi loại 10g, sài đất, thổ phục linh, tuyết thảo, bồ công anh, sinh địa, thương truật, kim ngân hoa mỗi vị 12g.
- Cách làm: Sắc thuốc cùng với 2 lít nước cho đến khi cô đặc còn 2/3 lượng nước thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc còn lại, uống mỗi ngày 3 lần, sau ăn.
Bài thuốc Bổ Huyết Thang:
- Công dụng: Bổ huyết, dưỡng âm, nhuận da, giảm ngứa.
- Thành phần: Cam thảo, nhãn nhục, táo nhân mỗi loại 6g, đương quy và sinh địa mỗi loại 12g, xích thược, thục địa, hoài sơn mỗi loại 10g.
- Cách dùng: Đem các loại thảo dược trên sắc thuốc uống, ngày 1 thang.
Bài thuốc Nhị Diệp Thang
- Công dụng: Giải cảm, trừ phong, thanh nhiệt, lợi niệu, giảm ngứa.
- Thành phần: Kinh giới, ngưu bàng tử, tía tô, bạc hà mỗi loại 12g, cam thảo 4g
- Cách làm: Đem các loại thảo dược trên sắc thuốc uống, ngày 1 thang.
Các lưu ý cần nhớ khi chữa viêm da cơ địa
- Để đảm bảo bệnh không tiến triển mạnh hơn hoặc lây lan đến các vùng da khác, bệnh nhân cần áp dụng đúng liệu trình. Nếu có diễn biến bất thường, cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử lý kịp thời.
- Dưỡng ẩm cho da đều đặn ít nhất hai lần mỗi ngày.
- Xác định và tránh xa các yếu tố làm khởi phát hoặc làm gia tăng bệnh như: Chất độc hại, chất tẩy rửa, bụi bẩn,...
- Tránh các loại thực có khả năng gây dị ứng, kích ứng da như: Hải sản, sữa bò, lúa mì,...
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho da và hệ miễn dịch như: Rau củ màu xanh đậm, hoa quả tươi, hạt óc chó, hạnh nhân,...
- Tắm trong thời gian giới hạn từ 10 - 15 phút và tắm nước ấm. Lau khô da và dưỡng ẩm cho da ngay sau khi tắm.
- Sử dụng các loại xà phòng và kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, tốt cho da thay vì các loại có chất khử mùi, khử khuẩn làm mất lớp dầu tự nhiên trên da, dẫn đến khô da, mẩn đỏ.
Chữa viêm da cơ địa là một hành trình dài, yêu cầu người bệnh kiên trì và tuân thủ nghiêm túc phác đồ. Đồng thời người bệnh cũng không nên chủ quan, thay vào đó, cần có biện pháp phòng ngừa ngay cả khi chưa mắc bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!