Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt ở độ tuổi 6 – 36 tháng tuổi ít nhất sẽ có một lần bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì và làm sao để các vết ban biến mất nhanh chóng. Cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt
Sốt được xem là phản ứng tự vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân xấu thâm nhập từ bên ngoài vào. Thông thường sốt chỉ kéo dài vài ngày nên cha mẹ không cần quá lo lắng nếu bé sốt dưới 38.5 độ. Tuy nhiên khá nhiều trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt, vậy nguyên nhân do đâu?
Sốt phát ban
Các bé dưới 2 tuổi hay bị sốt phát ban với mức nhiệt giao động từ 38,5 đến 40,5 độ C. Khi bị bệnh, ngoài sốt ra bé sẽ có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, ho, viêm mũi dị ứng, sổ mũi. Và giống như tên gọi của mình, sau sốt khoảng 1 ngày bé sẽ bị phát ban, mẩn đỏ khắp người.
Phát ban dạng này không quá nguy hiểm và bệnh có thể hoàn toàn tự khỏi sau 2 -3 ngày, bé có thể trở lại sinh hoạt bình thường cha mẹ không cần lo lắng. Trừ trường hợp bé sốt trên 40 độ kéo dài thì cần đưa đi bác sĩ tránh nguy cơ co giật, để lại nhiều biến chứng về sau.
Sởi
Bệnh sởi còn có tên gọi khác là ban đào, tức là các nốt ban mọc lên do sởi sẽ có màu nhạt hơn chứ không phải ban đỏ như các bệnh khác. Triệu chứng phổ biến thường thấy là nổi mẩn đỏ kèm hạch dưới cổ, tai, chân. Nếu điều trị tốt các vết mẩn sẽ lặn sau 3 ngày. Tuy nhiên sởi có một biến chứng nguy hiểm là chạy hậu, có thể dẫn đến vô sinh sau này cha mẹ cần hết sức cảnh giác.
Thủy đậu
Virus thủy đậu tấn công cơ thể gây bệnh với triệu chứng nổi mẩn đỏ, có mụn nước, sốt, có khi kèm cả những triệu chứng viêm mũi, viêm họng, chảy nước mũi, hắt hơi… Mụn nước có màu đỏ, rất dễ vỡ gây viêm nhiễm.
Bệnh chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng khá phổ biến ở trẻ nhỏ thường xuất hiện thành từng đợt trong năm tạo thành dịch chân tay miệng. Triệu chứng nhận biết bệnh là sốt nhẹ, nổi ban đỏ khắp người ( kể cả lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong khoang miệng và cả bộ phận sinh dục ), mụn nước vỡ ra khiến bé đau họng, chán ăn.
Hiện tại chưa có thuốc đặc trị hay vắc xin phòng chân tay miệng nhưng cha mẹ không cần quá lo lắng bởi bệnh sẽ thuyên giảm sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Cha mẹ có thể dùng một số loại thuốc giảm đau, giảm loét để giúp bé bớt khó chịu nhưng hãy tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi nào cần can thiệp y tế?
Với trẻ nhỏ, bé không đủ ngôn ngữ để nói ra tất cả những điều cơ thể đang diễn ra nên đôi khi bệnh có thể đe dọa sức khỏe của bé bất cứ lúc nào, đặc biệt với các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Bất cứ dấu hiệu bất thường nào khi con bị nổi mẩn đỏ ngứa sau sốt cha mẹ đều cần hết sức cảnh giác.
- Phát ban mọc lên sau sốt nhưng sau đó lại sốt lại, đã áp dụng các cách hạ sốt thông dụng tại nhà mà không có hiệu quả.
- Bé mệt mỏi, bỏ ăn, ngủ li bì
- Bé thở dốc, hơi thở nông, khó thở
- Co giật, máy miệng.
- Bé bị mất nước do tiêu chảy nhiều ngày
- Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi cha mẹ về tiền sử bệnh của con trước đó sau đó cho tiến hành làm xét nghiệm máu, dùng thuốc hạ sốt, bù điện giải nếu cần và những chỉ định y khoa phức tạp hơn trong trường hợp bệnh nặng.
Các biện pháp chăm sóc tại nhà để bé mau khỏi
Hầu hết các trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và sốt đều có thể theo dõi và điều trị ngay tại nhà. Bệnh có thể kéo dài từ 3 -7 ngày tùy thuộc tình trạng bệnh và cơ địa của bé.
- Theo dõi nhiệt độ: Bé sốt trên 38,5 độ mới cần dùng thuốc, bạn nên đo nhiệt độ thường xuyên đảm bảo bé không sốt quá cao. Mẹ có thể lấy khăn mềm nhúng nước ấm rồi lau khắp người, đặc biệt các vùng trán, nách, bẹn, lưng để hạ nhiệt.
- Hãy mặc cho bé quần áo thoáng mát, càng sốt càng không nên ủ kín. Có thể dùng các loại thuốc hạ sốt dành riêng cho trẻ em dưới hình thức uống hoặc đút hậu môn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bù nước, chất điện giải: Sau nhiều ngày sốt kéo dài cơ thể bé đang suy kiệt, cha mẹ cần bù nước cho bé bằng các dung dịch điện giải pha sẵn bán ngoài hiệu thuốc (hiện nay đã có loại dành riêng cho trẻ nhỏ vị cam dễ uống) kết hợp cùng nước lọc, nước ép hoa quả.
- Bé chưa phục hồi hoàn toàn nên còn mệt mỏi, chán ăn, khi nấu cho bé mẹ nên chế biến đồ ăn thành dạng dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa như súp, cháo, các món canh.
- Chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ, không ép bé ăn quá nhiều một lần tránh nôn trớ.
- Cách ly con khỏi những trẻ khác để tránh lây nhiễm chéo.
- Khi bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người kiêng nước kiêng gió là điều không nên, bé cần được sống trong môi trường thoáng mát, không khí lưu thông tốt, tắm rửa vệ sinh sạch sẽ hằng ngày sẽ giúp bệnh nhanh khỏi.
- Dùng dung dịch nước muối sinh lý pha sẵn rửa mũi cho bé hằng ngày
- Khi thấy trẻ bị mẩn đỏ, phát ban hãy chủ động cách ly con khỏi những tác nhân gây bệnh như lông động vật, không khí ô nhiễm, phấn hoa, đồ chơi lâu ngày không vệ sinh.
- Cắt móng tay móng chân cho trẻ sạch sẽ để tránh bé gãi mạnh làm xước da
- Bạn có thể chấm xanh metylen hoặc Subạc cho bé nhưng nên hỏi ý kiến dược sĩ.
- Các loại kem dưỡng ẩm, kem bôi da như Thuần Mộc (Thanh Mộc Hương), vaseline… cũng giúp da bé tăng cường độ ẩm, làm mềm da và giảm ngứa.
Phòng ngừa chứng mẩn đỏ khắp người sau sốt
- Tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho bé, đặc biệt là các mũi sởi, cúm, thủy đậu… Thực tế đã chứng minh những bé đã được tiêm phòng nguy cơ mắc bệnh thấp và chẳng may có mắc bệnh thì cũng nhẹ bằng 1/10 những trẻ không tiêm.
- Tốt nhất hãy cho bé bú 100% sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để bé có được sức đề kháng tốt nhất.
- Nếu bé đã ăn dặm được cần tăng cường uống nước lọc, nước ép hoa quả giàu vitamin C
Tình trạng nổi mẩn đỏ, phát ban sau sốt gặp nhiều ở trẻ nhỏ hơn người lớn. Hầu hết các ban đỏ này thuộc dạng lành tính và sẽ lặn dần sau vài ngày. Thông qua những lần như vậy hệ miễn dịch của bé cũng được tăng cường tuy nhiên nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường thì hãy cho bé đi khám chuyên khoa. Sự cẩn thận đối với các em bé không bao giờ là thừa.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.
Thông tin nên đọc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!