Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bị nứt gót chân khiến da khô và nứt nẻ, gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân và các phương pháp điều trị hiệu quả để bạn có thể chủ động chăm sóc đôi chân của mình.

Bị nứt gót chân là tình trạng gì?

Nứt gót chân là tình trạng da ở gót chân bị khô, nứt nẻ, bong tróc, gây ra cảm giác khó chịu. Nứt gót chân không phải bệnh lý quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các vết nứt gót chân sâu có thể gây đau đớn, chảy máu hoặc nhiễm trùng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. 

Hình ảnh nứt gót chân

Hình ảnh bị nứt gót chân

Hình ảnh nứt gót chân

Bị nứt gót chân

Triệu chứng gót chân bị nứt

  • Da khô và bong tróc: Đây là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất khi bị nứt gót chân. Da gót chân sẽ trở nên khô ráp, sần sùi và có thể bong tróc thành từng mảng nhỏ.
  • Nứt nẻ: Các vết nứt có thể nông hoặc sâu, gây đau rát và khó chịu.
  • Chảy máu: Nếu vết nứt sâu, có thể chảy máu.
  • Đau đớn: Nứt gót chân có thể gây đau đớn, đặc biệt khi đi lại hoặc đứng lâu. 
  • Viêm nhiễm: Nứt gót chân có thể bị nhiễm trùng nếu không được điều trị. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sưng, nóng đỏ, đau nhức và chảy mủ.
  • Ngứa: Nứt gót chân có thể gây ngứa ngáy khó chịu.

Biến chứng nứt gót chân

  • Nhiễm trùng: Vết nứt gót chân sâu có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng da. Biểu hiện bao gồm sưng đỏ, nóng rát, chảy mủ tại vị trí nứt.
  • Viêm mô tế bào: Nhiễm trùng da không được điều trị kịp thời có thể lan rộng, dẫn đến viêm mô tế bào. Đây là tình trạng nhiễm trùng da và các mô mềm dưới da, có thể gây sốt, ớn lạnh, sưng tấy, đau nhức dữ dội.
  • Loét bàn chân: Nứt gót chân nghiêm trọng có thể dẫn đến loét bàn chân. Loét bàn chân là vết thương hở lâu lành, thường gặp ở người bệnh tiểu đường, có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm trùng nặng và phải cắt cụt chi.
  • Hoại tử: Nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến hoại tử da, nghĩa là mô da bị chết do thiếu máu cung cấp. Hoại tử có thể gây đau đớn dữ dội và buộc phải cắt bỏ phần da bị ảnh hưởng.
Hoại tử do bị nứt gót chân
Hoại tử do bị nứt gót chân

Nguyên nhân gây nứt gót chân

  • Da khô và thiếu nước: Da vùng gót chân vốn dĩ đã dày và ít tuyến bã nhờn hơn những vùng da khác trên cơ thể. Khi không được cung cấp đủ độ ẩm, lớp da bên ngoài sẽ trở nên khô ráp, mất đi tính đàn hồi và dễ nứt nẻ, đặc biệt là vào mùa lạnh, độ ẩm trong không khí giảm.
  • Thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Một số vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe làn da, bao gồm vitamin A, E, và nhóm vitamin B. Bên cạnh đó, kẽm cũng là một yếu tố thiết yếu. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể khiến da khô, dễ tổn thương và tăng nguy cơ nứt gót chân.
  • Đứng quá lâu: Đứng hoặc đi lại trong thời gian dài gây áp lực liên tục lên vùng gót chân, khiến da dày lên để thích nghi. Tuy nhiên, lớp da dày này có thể dễ bị nứt nẻ nếu không được chăm sóc đúng cách. 
  • Thừa cân, béo phì: Thừa cân béo phì cũng làm tăng áp lực lên bàn chân gây nên tình trạng nứt gót chân
  • Bệnh lý da liễu: Bị nứt gót chân đôi khi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nền tiềm ẩn, chẳng hạn như tiểu đường, bệnh vẩy nến, chàm…
  • Mãn kinh: Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh có thể ảnh hưởng đến độ ẩm của da, làm tăng nguy cơ nứt gót chân.
  • Mang giày dép không phù hợp: Giày dép chật, thiếu nâng đỡ hoặc dép hở gót có thể khiến da gót chân bị cọ sát và tổn thương.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng nứt gót chân của bạn không được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà trong vòng 2 tuần hoặc có biểu hiện nghiêm trọng như viêm, sưng, nhiễm trùng, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, nếu bạn có các triệu chứng như đau, ngứa, khó chịu hoặc xuất hiện các biến chứng như da bị nứt sâu, chảy máu, bạn cũng nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Cách điều trị nứt gót chân

Sử dụng kem dưỡng da gót chân

Khi bị nứt gót chân, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm lên vùng gót chân khoảng 2-3 lần/ngày, đặc biệt là sau khi tắm. Ưu tiên các loại kem chứa thành phần như ure, acid lactic hoặc petrolatum có tác dụng làm mềm da, ngăn ngừa mất nước.

Các loại kem dưỡng ẩm da gót chân thường sử dụng bao gồm: Vaseline, Neutrogena Foot Cream, Heel Spa, Kpem Apteka….

Trị nứt gót chân bằng Vaseline
Trị nứt gót chân bằng Vaseline

Tẩy tế bào chết cho da chân

Tế bào chết tích tụ trên bề mặt da là yếu tố khiến lớp sừng dày lên, dễ nứt nẻ. Do đó, tẩy tế bào chết định kỳ là bước quan trọng trong phác đồ điều trị.

Cách thực hiện tẩy tế bào chết tại nhà vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần ngâm chân nước ấm 10-15 phút để làm mềm da. Sau đó, dùng đá cuội, xơ mướp nhẹ nhàng chà sát vùng gót chân để loại bỏ tế bào chết. Tuy nhiên, không nên tẩy tế bào chết quá thường xuyên hoặc chà xát quá mạnh vì có thể gây tổn thương da.

Dùng các mẹo thiên nhiên

Kem đánh răng

  • Công dụng: Kem đánh răng chứa baking soda, một chất tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, giúp loại bỏ da chết, sần sùi ở gót chân. 
  • Cách thực hiện: Cho một lượng kem đánh răng vừa đủ vào bát nhỏ, thêm một viên nang vitamin E (nếu muốn) và trộn đều. Sau đó, bôi hỗn hợp kem đánh răng lên vùng da bị nứt gót chân và massage nhẹ nhàng trong vài phút để kem thấm vào da. Có thể giữ lớp kem này qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau. 
Trị nứt gót chân bằng kem đánh răng
Trị nứt gót chân bằng kem đánh răng

Chanh

  • Công dụng: Axit citric trong chanh giúp loại bỏ da chết, sần sùi trên gót chân, giúp da mềm mại hơn. Bên cạnh đó, thành phần vitamin C cũng giúp làm sáng da, giảm thâm và cải thiện màu da gót chân.
  • Cách thực hiện: Cho nước cốt chanh và một ít muối vào bát nước ấm. Sau đó, ngâm chân trong nước chanh ấm khoảng 10-15 phút rồi dùng đá mài nhẹ gót chân để lấy đi phần da dư thừa. 

Chuối

  • Công dụng: Chuối chứa nhiều vitamin A, E và kali giúp dưỡng ẩm, làm mềm da gót chân. Đồng thời kích thích tái tạo da, làm lành các vết nứt nhanh hơn.
  • Cách thực hiện: Nghiền nhuyễn chuối chín rồi thoa lên vùng da bị nứt gót chân.Để nguyên hỗn hợp chuối trên gót chân trong 15-20 phút và sau đó rửa sạch chân bằng nước ấm.

Nha đam

  • Công dụng: Nha đam có đặc tính chống viêm, giúp giảm sưng tấy và đau rát ở gót chân. Các loại vitamin có trong nha đam cũng giúp loại bỏ da chết trên gót chân, giúp da mịn màng hơn.
  • Cách thực hiện: Dùng dao khứa nhẹ một đường dọc theo mép lá để lấy phần gel và lên vùng da bị nứt gót chân trong 10-15 phút. Sau đó rửa lại với nước ấm, nên thực hiện liên tục khoảng 1-2 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất. 
Trị nứt gót chân bằng nha đam
Trị nứt gót chân bằng nha đam

Dầu mè

  • Công dụng: Dầu mè chứa nhiều axit béo, đặc biệt là axit oleic và axit linoleic, giúp dưỡng ẩm cho da hiệu quả. Khi thoa lên gót chân, dầu mè sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ, ngăn ngừa mất nước và giữ cho da mềm mại.
  • Cách thực hiện: Thoa dầu mè lên vùng da bị nứt gót chân. Massage nhẹ nhàng trong vài phút để dầu mè thấm vào da và mang vớ cotton để giữ ẩm cho gót chân qua đêm.

Mật ong

  • Công dụng: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng ở các vết nứt trên gót chân. Ngoài ra, các thành phần như vitamin C, vitamin B cũng giúp da gót chân mềm mại và mịn màng hơn.
  • Cách thực hiện: Cho mật ong vào nước ấm và ngâm chân trong nước mật ong ấm khoảng 10-15 phút. Sau đó, lau khô chân bằng khăn mềm là xong.

Biện pháp hạn chế tình trạng nứt gót chân

Chế độ sinh hoạt

  • Tránh đi chân trần, đặc biệt trên sàn nhà cứng hoặc sỏi đá.
  • Không nên đi dép xỏ ngón hoặc sandal vì có thể làm da gót chân trở nên khô hơn. 
  • Mang vớ cotton mềm mại để giữ ẩm cho da.
  • Sử dụng miếng lót gót chân silicon để giảm áp lực lên gót chân.
  • Hạn chế tắm nước nóng quá lâu.
  • Không nên tẩy tế bào chết quá thường xuyên hoặc chà xát quá mạnh.
  • Không nên đứng trong một thời gian quá lâu hoặc ngồi bắt chéo chân
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên vùng gót chân

Chế độ ăn uống 

  • Uống đủ nước mỗi ngày giữ ẩm cho da để hạn chế tình trạng bị nứt gót chân
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, E và C tốt cho da.
  • Tránh hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích có hại. 

Nếu tình trạng nứt gót chân nghiêm trọng, không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.


Top địa chỉ phòng khám Bị Nứt Gót Chân


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan