Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trong nhóm bệnh viêm da cơ địa, hiện tượng da khô, nứt và bong tróc, chủ yếu ở lòng bàn tay, bàn chân gọi là á sừng. Nó ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và hoạt động của tay chân. Đặc biệt, vì là bệnh mãn tính, đến nay bệnh á sừng chưa có thuốc điều trị hoàn toàn, các triệu chứng thường tái đi tái lại theo chu kỳ.

Á sừng là gì?

Bệnh á sừng (Dermatitis plantaris sicca) là một thể viêm da cơ địa dị ứng mãn tính, dễ tái phát. Nó xuất hiện khi lớp sừng bên ngoài chuyển hoá dở dang, vẫn có nhân và chưa nguyên sinh. Đặc điểm nhận biết chính là tình trạng khô da, nứt và bong vảy trắng ở lòng bàn tay, bàn chân. Một số trường hợp có thể bị ở đầu.

Đến nay các nhà Y học đã khẳng định bệnh không lây truyền qua con đường tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, do biểu hiện bệnh làm đôi tay, chân rất mất thẩm mỹ, nhiều người ngại tiếp xúc với bệnh nhân, khiến người bệnh tự ti. Thêm vào đó, nó cũng gây cản trở quá trình khi lao động chân tay. Bởi lẽ, nhiều dị nguyên ngoài môi trường sẽ làm gia tăng triệu chứng bệnh.

Bạn nên cảnh giác với bệnh da liễu này. Người bệnh cần đi khám và điều trị đúng cách trước khi có nguy cơ bị nhiễm trùng, bội nhiễm, biến chứng hoặc bị sẹo vĩnh viễn.

Bệnh á sừng (Dermatitis plantaris sicca) là một thể viêm da cơ địa dị ứng mãn tính, dễ tái phát
Bệnh á sừng (Dermatitis plantaris sicca) là một thể viêm da cơ địa dị ứng mãn tính

Triệu chứng á sừng

  • Lòng bàn tay, bàn chân nổi mụn nước li ti gây ngứa, thường là vào mùa hè.
  • Ở trong móng tay có những lỗ nhỏ hình thành và dần chuyển màu vàng, tách ra nền móng.
  • Bề mặt da nứt nẻ ngày càng sâu, tạo nên các rãnh vết thương gây chảy máu.
  • Xung quanh vết thương có lớp da dày, sần và lan rộng ra.
  • Vị trí bong tróc phổ biến là đầu ngón, kẽ ngón và lòng bàn tay, bàn chân.
  • Một số trường hợp, tại vị trí bong tróc, nứt nẻ bị nhiễm nấm, vi khuẩn gây đau, ngứa dữ dội.
  • Đáng chú ý, các biểu hiện á sừng sẽ chuyển biến nặng khi người bệnh tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, dầu gội hoá học, nước rửa bát…

Hình ảnh á sừng

Triệu chứng Bệnh Á Sừng phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh

Y học đã khẳng định nguyên nhân gây nên tình trạng á sừng ở tay chân không phải do virus hay vi khuẩn.

Các nhà khoa học chưa tìm ra gốc rễ nguyên nhân gây á sừng. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy bệnh này hình thành từ hai yếu tố:

  • Cơ địa: Những người có cơ địa da dễ dị ứng thường có phản ứng quá mẫn với chất độc hại từ môi trường. Vì vậy, nếu sử dụng chất hoá học, chất tẩy rửa, họ dễ bị á sừng.
  • Di truyền: Nếu trong số những người có mối quan hệ cùng huyết thống, có người ở thế hệ trước bị bệnh viêm da cơ địa thì khả năng thế hệ sau cũng dễ bị.
  • Stress: Người hay bị stress hoặc gặp sang chấn tâm lý, cơ thể yếu ớt cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
  • Thiếu dinh dưỡng: Nếu chế độ ăn hàng ngày của bạn thiếu nhóm A, C, D, E, nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
  • Thuốc Tây: Một số loại tân dược có tác dụng phụ là làm rối loạn quá trình tái tạo da. Đây là một yếu tố tác động làm tăng biểu hiện bệnh.
  • Rối loạn nội tiết: Nhiều chị em bị á sừng khi mang thai do nội tiết tố thay đổi. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với các bé trong độ tuổi dậy thì.

Bên cạnh đó, những yếu tố như thời tiết, môi trường sống ô nhiễm cũng tác động đến làn da, khiến nhiều người phát sinh bệnh á sừng.

Người hay bị stress dễ mắc á sừng
Người hay bị stress dễ mắc á sừng

Á sừng có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng đến sinh hoạt: Da bị tổn thương nhiều sẽ giảm chức năng. Khi đó, mọi hoạt động của người bệnh đều khiến họ cảm thấy đau đớn, khó chịu. Những vết bong tróc ở tay, chân cản trở lao động, ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh.

  • Hoại tử da: Trường hợp da bị nhiễm trùng sẽ dẫn đến hoại tử. Lúc này lỗ chân lông bít tắc bởi mồ hôi, chất cặn bã không thoát được ra ngoài. Tình trạng bệnh kéo dài còn gây nhiễm trùng máu.
  • Mắc bệnh liên quan: Á sừng có thể kéo theo bệnh gout, parkinson hoặc viêm ruột xuyên thành mãn tính (Crohn) bởi nó liên quan đến rối loạn tự miễn ở da.
  • Da khô: Do lớp sừng bảo vệ da bị yếu nên da bị mất nước, thiếu sự đàn hồi và mềm mại.

Á sừng không điều trị dứt điểm có thể gây hoại tử da
Á sừng không điều trị dứt điểm có thể gây hoại tử da

Chẩn đoán bệnh á sừng

Đa phần các trường hợp bị á sừng có thể chẩn đoán thông qua triệu chứng ngoài da và dựa trên thời tiết. Khi thăm khám, bác sĩ thường hỏi thời gian xuất hiện biểu hiện bệnh, tiền sử gia đình có người bị hay chưa…

Đối với những trường hợp chưa xác định chính xác thể bệnh, bác sĩ cần tiền hành lấy mẫu xét nghiệm. Thông thường là xét nghiệm soi da dưới kính hiển vi và cạo vảy test KoH.

Đối tượng dễ mắc á sừng

  • Người giúp việc, nội trợ thường xuyên giặt quần áo, rửa bát, lau nhà…
  • Công nhân sản xuất trong các nhà máy chế biến sản phẩm hoá học.
  • Người nông dân hay tiếp xúc với phân hoá học, thuốc trừ sâu.
  • Thợ làm tóc, nhân viên kỹ thuật hoá chất, nhân viên vệ sinh môi trường…
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và sau sinh.
  • Trẻ đang dậy thì.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh da liễu, đặc biệt là viêm da cơ địa.
  • Những ai có làn da khô, thiếu nước, không có thói quen uống đủ nước hàng ngày.
  • Người có cùng huyết thống với người bệnh hoặc có cơ địa yếu.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị á sừng
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị á sừng

Biện pháp phòng ngừa á sừng và chăm sóc tại nhà

  • Giữ tinh thần ổn định, tránh để tình trạng stress kéo dài gây kích ứng da.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, không làm việc trong môi trường có nhiều độc tố.
  • Không bóc hoặc gãi ngứa tại vị trí da bị dày sừng, nứt nẻ.
  • Sử dụng gang tay khi rửa bát, giặt quần áo, gội đầu… Hoặc rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa.
  • Uống đủ nước lọc, đặc biệt là vào những ngày trời khô, rét, độ ẩm thấp.
  • Bổ sung rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin nhóm C, D, E, A vào thực đơn hàng ngày. Đồng thời tránh xa nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Tránh gội đầu bằng những dầu gội có tính chất tẩy rửa mạnh hoặc có chất kích ứng da.
  • Hạn chế nhuộm tóc, làm móng khi có tiền sử bị á sừng da đầu, á sừng tay chân.
  • Cắt móng tay, móng chân sạch sẽ để loại bỏ nơi lưu trú của khuẩn hại.
  • Mẹ bầu và thanh niên trong độ tuổi dậy thì cần thận trọng, tránh tiếp xúc với dị nguyên.
  • Để các loại thuốc, nước tẩy rửa ở vị trí xa tầm tay trẻ. Tránh để trẻ tự ý mang ra nghịch.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mặc dù á sừng không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bạn không nên tự ý điều trị khi chưa kiểm tra. Ngay khi thấy lòng bàn chân, bàn tay có những dấu hiệu á sừng, bạn nên đi gặp bác sĩ để chia sẻ về tình trạng bệnh. Đồng thời, bạn cần tiến hành các xét nghiệm cần thiết và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ.

Những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, sau sinh, trẻ nhỏ cần khám bác sĩ ngay khi thấy tay, chân bong tróc, nứt nẻ. Tuyệt đối, bạn không được tự ý mua thuốc điều trị ở nhà.

Đối với những người đã từng bị viêm da cơ địa, ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh tái phát, bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Nhóm người này cần đặc biệt cảnh giác khi thời tiết hanh khô hoặc mới tiếp xúc hóa chất.

Cách điều trị á sừng hiệu quả

Á sừng là bệnh mãn tính, chỉ điều trị được triệu chứng. Sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng, bệnh nhân á sừng sẽ được tư vấn các cách chữa hiệu quả bằng thuốc Tây.

Chữa á sừng bằng thuốc Tây

  • Nhóm thuốc chống viêm, loại sừng, giảm ngứa: Bao gồm mỡ nizoral, các thuốc chứa dẫn xuất imidazol (trị nấm), griseofulvin (dùng cho người mới bị). Nếu bị bong tróc, nứt nẻ sâu, có thể cần dùng đến nhóm chứa corticoid hoặc nhóm kháng histamin.
  • Nhóm dưỡng ẩm: Hầu hết là các kem làm ẩm da và làm mềm sừng, hỗ trợ làm lành da.

Những trường hợp bị tái phát hoặc có biểu hiện trên khắp cơ thể cần có liệu trình điều trị riêng. Trong đó kết hợp cả thuốc uống, thuốc bôi nhóm chống viêm, loại sừng, nhóm dưỡng ẩm và nhóm ngừa nhiễm trùng. Người bệnh sử dụng thuốc Tây không nên lạm dụng và cần được bác sĩ chỉ định, không dùng tùy tiện.

Thuốc mỡ Nizoral có khả năng trị á sừng
Thuốc mỡ Nizoral có khả năng trị á sừng

Cải thiện triệu chứng tại nhà

Để giảm ngứa, viêm, đau do á sừng mà không dùng đến thuốc, bạn có thể sử dụng các loại dược liệu vườn nhà có tính dưỡng ẩm, chống viêm, kháng khuẩn như nha đam, nước chè, lá khế, trầu không, mật ong… Khi sử dụng những dược liệu tự nhiên này, bạn nên giã nhỏ hoặc đun lấy nước để vệ sinh, hoặc bôi trực tiếp vào vết thương.

  • Dùng lá khế: Lá khế thường dùng khi bị á sừng trên diện rộng hoặc á sừng da đầu. Ban lấy một nắm lá khế tươi, đem rửa sạch với nước muối để loại bỏ bụi bẩn trên lá. Sau đó cho vào nồi nước đun sôi kỹ khoảng 15 phút. Chắt nước này pha với nước máy để tắm hoặc gội đầu. Nên thực hiện mỗi tuần 3, 4 lần và theo dõi tín hiệu giảm triệu chứng.
  • Rửa lá chè: Những người bệnh á sừng ở tay nên lấy chè tươi hoặc khô đem hãm lấy nước đặc. Sau đó rửa tay với nước này để giảm ngứa, loại bỏ khuẩn gây bệnh đồng thời cấp ẩm cho da. Phần bã có thể dùng để chà xát lên bề mặt da. Tiến hành hàng ngày để giảm á sừng nhanh nhất.
  • Đắp gel nha đam: Người bệnh loại bỏ phần vỏ nha đam, chỉ lấy gel trong cho vào tủ lạnh để làm mát. Sau đó lấy gel này đắp lên vùng da bị á sừng. Đồng thời chà xát nhẹ nhàng để loại bỏ lớp sừng ngoài da. Tiến hành hàng ngày vào sáng và tối để nâng cao hiệu quả.

Đối với bệnh á sừng ở bà bầu, mẹ bầu nên kết hợp dùng thêm các loại kem bôi da dưỡng ẩm từ thiên nhiên, lành tính hàng ngày, kết hợp với phương thuốc của bác sĩ để cải thiện triệu chứng.

Gel nha đam khắc phục tình trạng á sừng an toàn
Gel nha đam khắc phục tình trạng á sừng an toàn

Đông y trị á sừng

Theo Đông y, triệu chứng á sừng khởi phát khi chức năng giải độc của can thận bị rối loạn, cơ thể nóng trong. Để trị bệnh này, người bệnh nên áp dụng những bài thuốc giúp khôi phục chức năng can thận.

  • Thuốc uống: Dùng hỏa ma nhân cùng huyền sâm, hà thủ ô kết hợp với nhau theo hàm lượng 12g mỗi vị. Đem sắc nhỏ lửa với 4 chén nước lọc cho đến khi nước với 3/4 thì lọc ra uống ấm. Dùng liên tục đến khi hết bong tróc, nứt da.
  • Thuốc ngâm rửa: Dùng cúc hoa dạ 240g kết hợp 500g mang tiêu và xuyên tiêu, khô phàn (khoảng 120g mỗi vị). Cho hết vào ấm sắc với nước đun sôi kỹ để lọc ra ngâm rửa vùng da bệnh. Khi vệ sinh kết hợp massage để loại bỏ da sần. Ngâm rửa mỗi ngày 30 phút đến khi khỏi.
  • Bài thuốc bôi và uống: Dùng lá đơn đỏ, vỏ cây gạo, dây trinh nữ, kết hợp với rau má, lá đơn màu đỏ và một vài cây cỏ khác, mỗi vị 12g. Đem tất cả đi sắc lấy nước cô đặc rồi lọc để uống. Phần bã đêm đun lại với nước rồi dùng để tắm hoặc ngâm rửa vùng da á sừng.

Chữa á sừng theo Đông y rất lành tính, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả của từng bài thuốc đối với từng người là khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa có phù hợp với thuốc không. Bạn nên tìm hiểu kỹ về thuốc cũng như sức khỏe của mình trước khi lựa chọn cách điều trị.

Dược liệu trị á sừng

Trong danh sách các loại thuốc Đông y, có rất nhiều cây cỏ giúp khôi phục chức năng can thận hoặc làm ẩm da, kháng khuẩn, loại bỏ sừng. Có thể kế đến như lá đơn đỏ, huyền sâm, cây trinh nữ,… Những dược liệu này đều có thể dùng để cải thiện triệu chứng á sừng lành tính, hiệu quả.

Lá đơn đỏ có tác dụng khắc phục bệnh á sừng
Lá đơn đỏ có tác dụng khắc phục bệnh á sừng

Nhóm thuốc này sẽ giúp loại bỏ căn nguyên bệnh từ bên trong và khôi phục chức năng gan. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì chữa trị lâu dài và phải sắc thuốc hàng ngày theo đúng quy trình, liều lượng. Đối với những trường hợp không thấy rõ hiệu quả, cần điều chỉnh lượng thuốc hoặc thay đổi thang thuốc.

Tóm lại, á sừng là bệnh da liễu mãn tính chưa có cách trị khỏi hẳn. Người bệnh cần chú ý đến những yếu tố làm tăng triệu chứng để phòng ngừa. Ngay khi có dấu hiệu bong tróc da tay, chân, nên đi khám và điều trị, tránh xảy ra biến chứng.

Danh sách dược liệu tham khảo

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Bệnh Á Sừng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan