Nách là khu vực có nhiều nếp gấp, lại hay tiết mồ hôi nên rất dễ bít ngứa, khó chịu. Tình trạng ngứa nách xuất hiện làm sinh hoạt thường ngày của bạn bị chi phối. Nếu thường xuyên gặp hiện tượng này hãy tìm hiểu ngay nguyên nhân và giải pháp điều trị, giảm tối đa ảnh hưởng của bệnh.
Ngứa nách là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Ngứa nách là biểu hiện của bệnh viêm da ở nách, hình thành do nhiều nguyên nhân. Bệnh này có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nam hay nữ đều có nguy cơ bị.
Vì là bệnh ở vị trí "nhạy cảm" dễ buồn nên ngứa tại đây khiến người mắc phải rất muốn gãi nhưng phải cố chịu. Cho nên, đây được xem là tình trạng gây phiền toái hàng đầu cho chúng ta. Mặc dù không nguy hại đến tính mạng nhưng bệnh này lại có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.
- Mất tập trung vào công việc do bị cảm giác ngứa ở nách chi phối.
- Nách bị ngứa và thâm đen, viêm gây mất thẩm mỹ, khiến nữ giới không tự tin lựa chọn một số loại trang phục.
- Dễ bị vi khuẩn tấn công, gây hôi nách, bức bối nhất là khi nhiệt độ tăng cao.
- Nách bị ngứa về đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, tinh thần ngày hôm sau.
- Vùng da viêm ở nách có nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng làm tổn thương vĩnh viễn.
- Một số trường hợp có khả năng nhiễm khuẩn hệ bạch huyết khó chữa hoặc bị vảy nến...
Nguyên nhân gây ngứa nách
Theo các chuyên gia da liễu, những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng nách bị ngứa rát phải kể đến là:
- Do bị viêm da dị ứng: Người lớn hoặc trẻ em bị nổi mẩn ngứa hoặc hình thành mảng da tróc vảy. Bệnh này có khả năng hình thành trên tất cả cách bộ phận ngoài da, trong đó có nách.
- Bị viêm da tiết bã: Da dưới nách có cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng, bị kích ứng do bã nhờn bị tiết ra quá mức. Phụ nữ sau sinh khoảng 3 - 4 tuần dễ xuất hiện hiện tượng này.
- Bệnh viêm da tiếp xúc: Da bị kích ứng do nhiễm nọc độc của côn trùng hoặc nhựa cây, các loại xà phòng, nước tẩy rửa nhiều hóa chất cũng là tác nhân gây ngứa quanh vùng nách.
- Nhiễm nấm Candida: Da dưới nách bị nổi mẩn đỏ, sưng và ngứa ngáy nghiêm trọng. Nếu không kịp thời vệ sinh nơi ở, giữ nách khô thoáng thì rất dễ bị nhiễm loại khuẩn này.
- Bị bệnh chàm: Cũng tương tự như các bệnh viêm da mãn tính khác, chàm da có thể xuất hiện ở cả các vùng nếp gấp trong nách gây ngứa ngáy nghiêm trọng.
- Mề đay, dị ứng: Ngoài các vị trí tay, chân, mông, lưng... nhiều bệnh nhân còn bị nổi mề đay ở nách, hoặc dị ứng sữa tắm, lăn khử mùi gây mẩn đó, ngứa.
- Nhiễm giun đũa: Giun đũa có thể xâm nhập vào vùng nách của bạn, bò xuống dưới da và gây nhiễm trùng. Người bệnh nhiễm giun đũa ở mắt có biểu hiện nổi mẩn trên da, cơ thể mệt, da phồng lên gây sốt, chán ăn…
- Phát ban: Nhiệt độ bên ngoài và bên trong tăng cao kèm theo mồ hôi khiến nách bị ngứa.
- Dùng lăn khử mùi: Việc sử dụng loại lăn khử mùi nhiều chất độc hại với làn da nhạy cảm, sản phẩm không rõ nguồn gốc chất lượng cũng là nguyên nhân gây ngứa.
- Nguyên nhân khác: Ngứa da sau khi cạo, triệt lông hoặc massage quá mức cũng thường xảy ra tình trạng này.
Triệu chứng ngứa nách
Khi bị ngứa ở đây, bạn có thể nhận biết dựa trên một số dấu hiệu sớm như sau:
- Vùng da nách có nhiều vết ban đỏ, sau đó các mụn nhỏ mọc lên.
- Vết ban lan ra diện rộng và phát triển mạnh.
- Người bệnh cảm thấy ngứa nách không dứt, khó chịu, nhưng gãi vào lại dễ đỏ, tổn thương da.
- Da nách khô, có thể có vảy hoặc vết nứt.
- Nếu không sớm điều trị, hiện tượng này có thể khiến bạn vô cùng đau rát và khó chữa trị hơn.
Cách chữa ngứa nách đảm bảo hiệu quả
Ngứa da ở nách chữa bằng cách nào tốt? Dưới đây là những cách trị bệnh bằng thuốc dân gian, thuốc tây, đông y phổ biến nhất.
Mẹo chữa tại nhà đơn giản
Ngứa rát, nổi mẩn nách có thể khắc phục bằng nhiều biện pháp ngay tại nhà mà không cần đến cơ sở y tế đặc biệt là trường hợp ngứa nách khi mang thai.
Cách 1: Tắm, rửa nước lá khế
- Chọn một vài nắm lá khế tươi, không bị sâu bám vào, hái về rửa và ngâm muối cho sạch.
- Cho lá khế vào nồi cùng với khoảng 2 lít nước, đun với lửa vừa cho sôi kỹ một chút.
- Khi nước đã sôi thì chắt ra, hòa thêm với nước để tắm rửa, chú ý chà nhẹ vùng da dưới nách bị ngứa.
- Sau khi tắm nước lá khế khoảng 15 phút thì tráng lại cơ thể bằng nước sạch và lau khô.
- Muốn đạt hiệu quả tối ưu thì dùng mẹo này trong nhiều ngày liên tục. Khi nào dấu hiệu ngứa ở đây không còn thì dừng lại.
Cách 2: Trị ngứa nách bằng lá trầu
- Chuẩn bị khoảng 5, 6 lá trầu màu xanh đậm, không bị sâu bám, đem rửa rồi vò nát.
- Cho lá trầu đã vò vào nồi, thêm khoảng 1 lít nước và 1 thìa muối rồi đun sôi.
- Khi đã sôi thì để nước nguội bớt hoặc pha ra để vệ sinh vùng nách bị viêm.
- Nên rửa thật sạch và nhẹ nhàng vùng da bị viêm dưới nách trong khoảng 5 - 10 phút.
- Sau đó tráng lại cơ thể bằng nước sạch rồi lau khô.
- Muốn đạt hiệu quả tối ưu thì dùng mẹo này trong nhiều ngày liên tục. Khi nào dấu hiệu ở đây không còn thì dừng lại.
Cách 3: Chữa bằng lá lốt
- Chọn 1 nắm lá lốt màu xanh hơi đậm, không bị sâu bẩn, hái về rửa sạch, để ráo nước.
- Xay hoặc giã nát lá lốt lấy nước, có thể thêm nước cho dễ tiến hành.
- Sau khi thu được nước lá lốt thì thoa lên nách để khoảng 15 phút. Bạn cũng có thể đắp bã lá lốt nếu muốn.
- Trước khi đắp, đừng quên vệ sinh da thật sạch.
- Sau khi nước lá lốt đã thấm, bạn rửa lại bằng nước sạch và lau khô nách.
Muốn đạt hiệu quả tối ưu thì dùng mẹo này trong nhiều ngày liên tục. Khi nào dấu hiệu ở đây không còn thì dừng lại.
Các mẹo dân gian này rất dễ làm nhưng chỉ nên thực hiện nếu bạn bị ngứa nách ở mức độ nhẹ. Nếu trong nách có hiện tượng viêm, nổi mụn, mưng mủ… thì bạn nên đi khám bác sĩ.
Cách trị ngứa nách theo Đông y
Để chữa trị bệnh ngứa ở dưới nách theo Đông y, bạn có thể áp dụng các bài thuốc truyền đời sau đây:
Bài thuốc số 1
Chuẩn bị dược liệu gồm các loại sau (mỗi loại 20g):
- Hồi thảo.
- Kinh giới.
- Khổ sâm.
- Giần sàng.
- Đương quy.
Tiến hành sắc thuốc:
- Sau khi kiểm tra và rửa sạch các dược liệu, bạn cho vào ấm đất, cùng với 4 lít nước.
- Đun vừa lửa khoảng 20 phút để nước sôi.
- Giữ lại phần nước, bỏ bã thuốc, hòa loãng sao cho vừa khoảng 50 độ C.
- Vệ sinh vùng nách với nước sạch trước, sau đó ngâm rửa với nước thuốc khoảng ½ giờ.
Chú ý: Nếu bị ngứa nhiều thì tăng khổ sâm lên 60g, dùng cho trẻ nhỏ thì gia giảm tất cả các vị 1 nửa. Mỗi thang thuốc trị ngứa nách này có thể bảo quản và dùng trong 2 ngày. Muốn đạt hiệu quả tối ưu thì dùng trong nhiều ngày liên tục. Khi nào dấu hiệu ngứa nách không còn thì dừng lại.
Bài thuốc số 2
Dược liệu cần chuẩn bị:
- Giần sàng: 20g.
- Phục xác: 20g.
- Bạch tiêu bì: 20g.
- Bạch tật lê: 100g.
- Ké đầu ngựa: 100g.
- Thủ ô đằng: 200g.
Tiến hành sắc thuốc
- Rửa sạch các loại thuốc trên rồi cho vào ấm đất cùng 5 lít nước.
- Đun vừa lửa sao cho nước sôi trong khoảng 20 phút.
- Chắt lấy nước, bỏ phần bã thuốc trị ngứa nách rồi thêm nước lạnh vừa ấm.
- Vệ sinh nách bằng nước sạch, sau đó ngâm rửa với nước thuốc khoảng nửa tiếng.
- Nên dùng mỗi ngày 2 lần, một thang dùng được 4 lần/ 2 ngày. Muốn đạt hiệu quả tối ưu thì dùng trong nhiều ngày liên tục. Khi nào dấu hiệu ngứa nách không còn thì dừng lại.
Bài thuốc số 3
Dược liệu cần chuẩn bị:
- Mỗi loại sau cần 30g: Kinh giới, phục xác, khổ sâm, giần sàng, hoàng bá, áp thiệt thảo, thổ phục linh, bạch tiêu bì, thương truật.
- Mỗi loại sau cần 20g: Cỏ ngọc, phục xác.
- Nếu bị ngứa nách do nhiễm lạnh thì thêm: Ngọc thụ, hoàng kỳ, mỗi loại 30g.
- Mẩn ngứa do nhiệt độ cao thì thêm: Thược dược, thử cô, sinh địa, mỗi loại 30g.
- Trường hợp ngứa dữ dội thì cho thêm 30g hoàng phong xà.
Các bước tiến hành sắc thuốc
- Kiểm tra kỹ các dược liệu, liều lượng rồi đem rửa sạch.
- Cho các dược liệu trên vào ấm đất cùng khoảng 5 lít nước đun sôi trong khoảng 20 - 30 phút.
- Chắt lấy nước, bỏ bã thuốc rồi thêm nước lạnh sao cho vừa ấm.
- Vệ sinh da dưới nách thật sạch với nước ấm sau đó ngâm rửa với thuốc khoảng nửa tiếng.
Nên dùng bài thuốc chữa ngứa nách này mỗi ngày 1 lần. Muốn đạt hiệu quả tối ưu thì dùng trong nhiều ngày liên tục. Khi nào dấu hiệu ngứa nách không còn thì dừng lại (nếu bị nhẹ thì chỉ cần dùng khoảng 6 ngày).
Thuốc trị ngứa nách tây y
Trị ngứa nách bằng thuốc Tây bạn có thể chọn cách dưỡng ẩm, thuốc bôi hoặc thuốc uống. Tùy vào tình trạng ngứa nách của bạn mà bác sĩ sẽ kê thuốc thích hợp. Dưới đây là một số sản phẩm nên tham khảo để trị bệnh ở nách.
Nhóm thuốc điều trị tại chỗ
Thuốc này dùng để khắc phục các tổn thương trên bề mặt da, từ đó giảm ngứa nách. Một số thuốc điều trị ngứa nách tại chỗ thông dụng là:
- Thuốc mỡ dưỡng ẩm.
- Dung dịch hồ nước trị ngứa.
- Thuốc chữa viêm nhiễm, dị ứng trên da có chứa corticoid.
- Thuốc trị ngứa nách có tacrolimus...
Thuốc dùng đường uống
Trong một số trường hợp da ở nách có biểu hiện viêm nhiễm nặng, bác sĩ sẽ kê một vài thuốc thuộc các nhóm sau:
- Thuốc đường uống chứa chất kháng histamin: Fexofenadin, Astemizol, Terfenadin...
- Thuốc ngừa viêm, nhiễm khuẩn...
Dù điều trị ngứa nách bằng thuốc bôi hay thuốc uống, người bệnh cũng cần tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng. Bởi vì thuốc tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, không thể sử dụng lâu dài để trị ngứa nách.
Ngứa nách nên ăn gì, kiêng gì?
Hiểu rõ nguyên nhân và cách trị ngứa nách chưa đủ để giúp bạn thoát khỏi tình trạng này. Nếu thực hiện chế độ ăn khoa học, bạn có thể phòng ngừa hiện tượng ngứa nách hiệu quả.
Các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị
- Thực phẩm giàu vitamin C như cam, rau xanh, cải xanh, bưởi, cà chua…
- Các loại nước ép rau củ quả và nước lọc.
- Thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, cá thu và nhóm thực phẩm chứa chất béo lành tính.
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người bị ngứa da, chưa qua tinh chế.
Bị ngứa nách nên kiêng gì?
- Bạn không nên sử dụng thực phẩm lên men như dưa, cà, rượu.
- Tránh xa các loại thức ăn cay nóng, dầu mỡ, chế biến nhanh như bim bim cay, sốt cay, lẩu, ngô chiên, bánh khoai…
- Không ăn thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, da gà, đồ nếp.
- Rượu bia, cà phê, chất kích thích cần hạn chế tối đa.
Chuyên gia chỉ dẫn cách phòng tránh ngứa nách hiệu quả
Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày, bạn nên chú trọng đến các vấn đề sau đây:
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm khử mùi, sữa tắm, nước hoa có thành phần hóa học, hương liệu hóa học.
- Tắm với nước ấm mỗi ngày và không ngâm mình trong nước quá lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Mặc áo thoáng, không gây bí bách ở nách. Nên chọn loại váy áo có chất liệu mát, làm bằng sợi tự nhiên, không gây kích ứng.
- Giặt quần áo thường xuyên và kỹ lưỡng, không để dính xà phòng sau khi phơi khô. Không nên mặc áo ẩm hoặc để váy áo quá lâu rồi mặc lại mà chưa giặt.
- Rửa tay sạch sẽ nếu tiếp xúc với các loại động vật có nhiều lông, phấn hoa, mạt sắt… Nếu bạn nuôi thú cưng, hãy tiêm vacxin đầy đủ và tắm diệt khuẩn cho chúng.
- Không nên gãi ngứa vào nách, khiến da nách bị trầy xước, nhiễm trùng.
- Không dùng chung váy áo, chăn chiếu với người khác, che chắn nơi ở, chỗ ngủ khỏi ánh nắng mặt trời.
Kết luận
Ngứa nách có thể là biểu hiện của một số bệnh ngoài da thường gặp, hoặc liên quan đến việc nhiễm giun, nấm… Bạn nên cẩn trọng tìm phương án điều trị hết hẳn khi bị ngứa nách, tránh để tình trạng này ảnh hưởng đến đời sống.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!