Thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau khi sinh giúp người bệnh tránh khỏi cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Tuy nhiên nếu lựa chọn và sử dụng một cách thiếu hiểu biết có thể là nguyên nhân khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, kéo theo các bệnh hậu sản. Nhằm giúp người bệnh tránh khỏi tình trạng đó, bài viết sau đây sẽ gửi tới thông tin chi tiết về các sản phẩm chữa mề đay sau sinh an toàn nhất và hướng dẫn sử dụng hiệu quả.
Mề đay sau sinh có nguy hiểm không?
Nổi mề đay là bệnh lý ngoài da phổ biến và có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào? Ở phụ nữ sau sinh, trong vòng 1 – 3 tháng đầu thường có hiện tượng xuất hiện các nốt sẩn phù trên bề mặt da tại các vùng mặt, lưng bụng , cảm giác ngứa ngáy về đêm, càng gãi càng ngứa… Nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra bao gồm:
- Sự thay đổi hormone mạnh mẽ bên trong cơ thể trong suốt thời gian mang thai đến khi sinh đã dẫn tới xáo trộn chức năng của hệ cơ quan bên trong cơ thể.
- Chế độ ăn kiêng cữ thiếu khoa học khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, làm suy giảm sức khỏe tổng thể và đề kháng.
- Men gan tăng sau sinh khiến phụ nữ hay gặp phải chứng khó tiêu. Nóng trong, chức năng gan suy giảm dẫn tới tích tụ độc tố trong cơ thể phát ra ngoài da.
- Việc vệ sinh da gặp nhiều hạn chế. Một số trường hợp da không được làm sạch thường xuyên và đúng cách dẫn tới nổi mẩn ngứa.
- Mặc dù chỉ là căn bệnh ngoài da, tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách nổi mề đay sau sinh có thể gây ra cho người mắc những biến chứng nguy hiểm: Phù đường thở gây rối loạn hô hấp, đau quặn bụng, phù môi hoặc mí mắt, nhiễm trùng da, sốc phản vệ, đột quỵ…
Thuốc trị mề đay sau sinh tốt và an toàn nhất hiện nay
Để trị mẩn ngứa sau sinh, người bệnh cần đặc biệt chú ý tới tính an toàn bên cạnh những hiệu quả đem lại. Hầu hết các bài thuốc Tây đều ẩn chứa tác dụng nên trước khi sử dụng hoặc quyết định điều trị, bạn nên tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.
Thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau sinh có thực sự tốt?
Việc sử dụng thuốc Tây cần đặc biệt tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, phương pháp này vẫn tồn tại những nhược điểm mà người bệnh nên cân nhắc.
Ưu điểm
- Các chất hóa học trong thành phần thẩm thấu nhanh, nên có thể đẩy lùi các biểu hiện chỉ trong thời gian ngắn.
- Dễ dàng tìm mua, tiện lợi khi sử dụng.
- Có nhiều mẫu mã, chủng loại phù hợp với nhu cầu điều trị và khả năng chi trả của người bệnh.
Nhược điểm
- Đa số các sản phẩm đều ẩn chứa tác dụng phụ, cần có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
- Nếu sử dụng sai phương pháp, liều lượng có thể dẫn tới các bệnh hậu sản, ảnh hưởng tới chất lượng sữa và quá trình chăm sóc con nhỏ.
- Một số loại thuốc chỉ có hiệu quả trong việc loại bỏ các biểu hiện ngoài da, không thể đi sâu khắc phục các nguyên nhân gây bệnh bên trong cơ thể. Từ đó khiến bệnh tái phát nhiều lần, dẫn tới lạm dụng thuốc.
Các loại thuốc trị mẩn ngứa sau sinh
Dưới đây là danh sách các sản phẩm được đánh giá là đem lại hiệu quả cao và ít gây tác dụng phụ trong điều trị bệnh nổi mề đay sau sinh:
Thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau khi sinh Cetirizin
Là một trong các sản phẩm thuộc nhóm kháng Histamin nhưng Cetirizin thuộc thế hệ 2 nên cho tác dụng nhanh và ít gây buồn ngủ. Thuốc có tác dụng giảm nhanh biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát da, làm xẹp các nốt sẩn phù, hỗ trợ điều trị các bệnh lý hô hấp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh nên chú ý tới một số tác dụng phụ có thể xảy ra như: tim đập nhanh, giảm thị lực, tiểu dắt, run tay…
Thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau sinh Loratadin
Histamin là một trong số các chất gây viêm có tác dụng kích thích tế bào mast, hình thành nên các nốt mẩn ngứa ngoài da. Chính vì vậy, việc sử dụng các loại thuốc kháng Histamin là biện pháp điều trị mề đay được ưu tiên hơn cả. Sản phẩm Loratadine được bào chế thành dạng viên uống, có khả năng điều trị mẩn ngứa do phát ban, mề đay, bệnh lý hô hấp, ức chế quá trình sản sinh ra histamin. Sản phẩm khi sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú nên ưu tiên với liều lượng thấp và trong sử dụng trong thời gian ngắn.
Thuốc bôi chữa mề đay
Để khắc phục nhanh các triệu chứng ngoài da, người bệnh có thể tham khảo một số sản phẩm thuốc bôi có chứa corticoid. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, phụ nữ sau sinh nên ưu tiên lựa chọn thuốc với tỷ lệ corticoid thấp hoặc ở mức trung bình. Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn như bong tróc da, đỏ rát hoặc thậm chí bội nhiễm, bạn chỉ nên dùng trên diện tích da nhỏ (không quá 70%), vệ sinh tay sạch sẽ và đặc biệt tránh ra tầm tay trẻ nhỏ.
Thuốc có tác dụng tăng kích tế bào mới đồng thời nhẹ nhàng lấy đi lớp da chết, giúp giảm ngứa, loại bỏ các nốt sẩn phù, có thể điều trị mề đay cấp tính. Nếu không đáp ứng với các loại thuốc bôi chứa corticoid, các mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa có thể tham khảo các sản phẩm chứa menthol, chiết xuất từ lá trầu và bạc hà mà vẫn đảm bảo hiệu quả tương tự.
Các loại kem dưỡng ẩm
Bên cạnh các loại thuốc đặc trị, người bệnh có thể kết hợp sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm. Với thành phần chứa các vitamin C, E, glycerin cùng niacinamide…việc sử dụng kem dưỡng ẩm giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng lấy lại độ ẩm cho làn da, duy trì màng bảo vệ trước sự tấn công của dị nguyên và cải thiện tình trạng đỏ, ngứa da. Những sản phẩm có kết cấu lỏng, nhanh thấm sẽ là sự lựa chọn an toàn và lý tưởng dành cho mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa.
Những lưu ý quan trọng trong phòng ngừa nổi mề đay sau sinh
Bên cạnh việc tuân thủ liệu trình khi sử dụng thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau khi sinh, mẹ bỉm sữa cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh nguy cơ tái phát nhiều lần.
- Vệ sinh cơ thể thường xuyên, đúng cách. Nên sử dụng các loại nước ấm và không để da tiếp xúc với nước trong thời gian quá lâu.
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa mạnh. Trong trường hợp bắt buộc, nên đi găng tay để bảo vệ da.
- Tránh gió, giữ cho không gian luôn sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế việc đi ra ngoài, không nằm trực tiếp dưới gió điều hòa.
- Tránh những đồ ăn cay nóng hoặc quá nhiều mỡ, đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cho cơ thể, không nên thực hiện một cách cứng nhắc chế độ kiêng cữ.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông thú nuôi, hải sản, các loại hạt.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn tinh thần, duy trì tâm lý lạc quan.
- Sử dụng các loại quần áo thấm hút tốt, không quá rườm rà, rộng rãi, mát mẻ.
- Khi sức khỏe đã ổn định và bạn chỉ nên ngồi làm việc không quá 5 tiếng mỗi ngày. Có thể kết hợp với một số hình thức luyện tập nhẹ nhàng như yoga, chạy bộ, bơi lội để tăng cường sức đề kháng.
Trên đây là một số loại thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau khi sinh hiệu quả nhất. Hy vọng rằng có thể giúp độc giả có thêm những kiến thức bổ ích trong việc tìm kiếm giải pháp loại bỏ căn bệnh này.
Đúng là sinh xong cơ thể yếu nên bệnh mề đay của em lai bị phát lên. Ngứa ngáy khó chịu. Ngày xưa em chỉ cần uống mấy viên chống dị ứng kháng histamin 1 lúc là nó dịu. Nhưng giờ sau sinh đang cho con bú thì không dám dùng. Không biết dùng thuốc nào an toàn mọi người giới thiêu cho em cách chữa với ạ?
Không dùng thuốc tây thì chuyển sang dùng thuốc đông y thôi. Bạn thử tìm hiểu nhà thuốc Đỗ Minh Đường mà điều trị. Tôi thấy nổi tiếng như diễn viên Nguyệt Hằng bị mề đay sau sinh cũng chữa khỏi ở đây này
Vợ tôi sau khi sinh cũng bị mề đay, thấy ngứa quá uống viên thuốc chống ngứa vẫn thường dùng . Dùng xong con bị đi ngoài,có nguy hiển gì không mọi người?
Sau sinh đang cho con bú dùng thuốc thì phải hỏi bác sĩ chứ tự dùng như vậy nguy hiểm lắm. Anh dừng ngay thuốc lại đưa vợ đến bác sĩ khám rồi bảo bác sĩ tư vấn thuốc cho.