Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Vảy nến ở cổ là bệnh da liễu thường gặp, tuy nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây biến chứng nặng nề. Bạn đọc hãy cùng Tapchidongy tìm hiểu về nguyên nhân và cách trị ngừa tái phát hiệu quả nhất.

Vảy nến ở cổ là bệnh gì?

Bệnh vảy nến tiếng anh có tên là Psoriasis, đây là bệnh mãn tính, tiến triển theo từng đợt, dai dẳng. Tỷ lệ mắc bệnh vảy nến chiếm khoảng 2-3% dân số tùy theo từng khu vực. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bệnh viện Da liễu Trung ương, năm 2010, tỷ lệ mắc vảy nến chiếm khoảng 2,2%.

Cổ là vị trí thường gặp nhất khi bị bệnh vảy nến. Thông thường, các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào mới. Nhưng đối với người mắc vảy nến ở cổ, quá trình trên diễn ra nhanh gấp 10 lần. Nguyên nhân là do hiện tượng tăng sinh tế bào diễn ra quá nhanh, khiến các tế bào cũ và mới không kịp chuyển hóa, tích tụ lại một chỗ tạo thành những mảng dày, vảy trắng.

Vảy nến ở cổ là bệnh lý mãn tính và dai dẳng
Vảy nến ở cổ là bệnh lý mãn tính và dai dẳng

Bên cạnh đó, vùng da cổ thường hay cọ xát với tóc, áo và không được che chắn nên dễ bị các yếu tố ngoại sinh tấn công. Điều này làm cho khả năng hình thành bệnh vảy nến tăng cao.

Triệu chứng của bệnh vảy nến ở cổ

  • Xuất hiện vảy, mảng bám màu đỏ trên vùng da cổ.
  • Các tế bào da chết dày lên như vảy cá và ngày càng phát triển, vảy có màu trắng, còn phía dưới vảy có màu hồng nhạt.
  • Khi các tế bào da chết dày lên, người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
  • Tình trạng thương tổn trên vùng da cổ có thể lan rộng lên vùng mặt, đầu, ngực hoặc toàn thân.
  • Xung quanh vùng da cổ xuất hiện mụn mủ khô và nông.
  • Bệnh vảy nến ở cổ phát triển mạnh vào mùa khô nên gây đau nhức cho bệnh nhân nếu bị va chạm.

Hình ảnh vảy nến ở cổ

Triệu chứng Vảy Nến Ở Cổ phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các nhà khoa học đã có kết luận chung về hai yếu tố chính hình thành bệnh là do di truyền và hệ thống miễn dịch yếu.

  • Suy yếu hệ thống miễn dịch

Đối với người bình thường, các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ tấn công, tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập và chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên ở người bị bệnh vảy nến, các tế bào bạch cầu lympho T tấn công nhầm vào tế bào da.

Cuộc tấn công sai lầm này đã kích hoạt tế bào da mới hình thành quá nhanh. Thông thường, các tế bào da được thay thế sau khoảng từ 10 - 30 ngày. Với bệnh nhân bị vẩy nến, các tế bào mới phát triển sau 3 - 4 ngày, các tế bào cũ được thay thế bởi các vảy bạc.

Việc tế bào lympho T tấn công vào các tế bào da cũng khiến các vùng da bị viêm và đỏ rát.

  • Di truyền học

Bệnh vẩy nến có tính di truyền nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Do đó, nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh vảy nến thì bạn có nguy cơ mắc bệnh khá cao.

Biến chứng vảy nến ở cổ

  • Suy giảm thính giác: Vảy nến ở cổ có thể lan lên mặt và gây tổn thương tai trong và dẫn đến giảm thính giác.
  • Tổn thương khoang miệng: Khi bệnh lây lan có thể gây ra các màng nhầy trong khoang miệng, tổn thương thường gặp nhất là nứt lưỡi, tổn thương nướu và má trong.
  • Suy giảm thị lực: Vảy nến ở cổ có thể lan lên mí mắt, dẫn đến ngứa, nóng rát, khô mắt và rối loạn chuyển động của đồng tử. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa.

Suy giảm thị lực là biến chứng nghiêm trọng của vảy nến
Suy giảm thị lực là biến chứng nghiêm trọng của vảy nến

  • Tổn thương khớp: Bệnh vảy nến làm tổn thương các khớp chân, tay khiến chúng bị biến dạng, co quắp, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cuộc sống của người bệnh.
  • Nhiễm trùng máu: Khi bệnh tiến triển nặng, xung quanh vùng da bị vảy nến sẽ xuất hiện mụn mủ. Nếu không chăm sóc cẩn thận, người bệnh có thể bị nhiễm trùng da, viêm da, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng máu.
  • Ảnh hưởng đến chức năng nội tạng: Một số thuốc chữa vẩy nến thể khớp có thể gây nguy hại đến chức năng nội tạng như gan, thận và gây suy tủy. Do đó, người bệnh cần thăm khám sớm để tiến hành khắc chế bệnh bằng phác đồ trị liệu khoa học, tránh những hệ lụy đáng tiếc do bệnh gây ra.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán cận lâm sàng

Để phát hiện vẩy nến, các bác sĩ thường thực hiện kiểm tra da và tóc trên cổ để xem có dấu hiệu của vẩy nến hay không. Các vùng da bị lâm sàng thường có hình dạng mảng màu đỏ và chúng có thể bị bong tróc.

Bác sĩ cần kiểm tra tình trạng vùng da bệnh trước khi thăm khám chi tiết
Bác sĩ cần kiểm tra tình trạng vùng da bệnh trước khi thăm khám chi tiết

Chẩn đoán lâm sàng

  • Lấy mẫu da: Bác sĩ sẽ thực hiện lấy một phiến da hoặc mẫu da lấy từ khu vực bị nấm để phân tích dưới kính hiển vi nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh.
  • Xét nghiệm độ pH của da: Da bị lâm sàng thường có độ pH cao hơn bình thường. Việc đo độ pH của da có thể giúp xác định vấn đề da đang gặp phải.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm hoặc chụp cắt lớp để xác định sự tổn thương của da, nhất là nếu da bị viêm nhiễm nặng hoặc không phản ứng với biện pháp điều trị thông thường.

Đối tượng dễ mắc vảy nến ở cổ

  • Người có thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia.
  • Người bị diễm trùng da.
  • Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi từ 15 đến 30.

Biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến ở cổ hiệu quả

  • Giữ gìn vệ sinh thân thể, hạn chế tiếp xúc với nắng trong thời gian dài.
  • Khám định kỳ da liễu 6 tháng/lần, đặc biệt với những người có tiền sử bệnh da liễu hoặc trong nhà có người từng bị vảy nến.
  • Nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn da, xuất hiện mụn mủ,... và kèm đau, sốt, sưng tấy cần nhanh chóng đến những cơ sở chuyên khoa để thăm khám.
  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường, muối, thuốc lá và rượu bia. Bên cạnh đó người bệnh cần tăng cường bổ sung thức ăn có chứa acid folic, omega-3…

Vảy nến có triệu chứng sưng đỏ, hoặc lan rộng cần đến gặp bác sĩ

Khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Nếu triệu chứng của bệnh vảy nến trên cổ không thuyên giảm sau khi sử dụng các phương pháp chăm sóc da hàng ngày như sử dụng kem dưỡng da chuyên biệt hoặc đã làm sạch da đúng cách.
  • Nếu bệnh gây khó chịu, ngứa rát hoặc gây rối loạn về tâm lý.
  • Nếu vảy nến trên cổ kèm theo triệu chứng viêm, sưng, đỏ, hoặc tổn thương lan rộng trên da.

Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp xác định tình trạng bệnh của bạn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, từ đó giúp kiểm soát và giảm bớt tác động của bệnh vảy nến đến chất lượng cuộc sống.

Cách điều trị bệnh vảy nến ở cổ

Mẹo dân gian chữa bệnh vảy nến ở cổ

Người bệnh có thể tham khảo một số công thức điều trị vảy nến ở cổ bằng các nguyên liệu tự nhiên dưới đây để giảm bớt các triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy, khó chịu:

  • Cách chữa vảy nến bằng giấm táo: Trộn 2 thìa giấm táo cùng 2 thìa sữa tươi không đường, bôi lên vùng da bị vảy nến rồi để yên trong vòng 30 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Cách chữa vảy nến bằng nha đam: Lấy phần thịt trắng nha đam thoa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến để dưỡng ẩm. Thực hiện 1 lần/ngày, sử dụng liên tục trong nhiều tuần cho đến khi bệnh thuyên giảm.
  • Chữa vảy nến bằng nghệ: Dùng 2 thìa bột nghệ hòa cùng nước sôi để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Vệ sinh và thoa hỗn hợp này lên da, giữ khoảng 30 phút rồi rửa lại cùng nước ấm.

Nghệ có khả năng kháng viêm, hỗ trợ điều trị vảy nến
Nghệ có khả năng kháng viêm, hỗ trợ điều trị vảy nến

Các biện pháp chữa vảy nến ở cổ bằng mẹo dân gian chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ. Không nên áp dụng trong trường hợp da tổn thương nặng, xuất hiện nhiễm trùng hoặc vết thương hở.

Bài thuốc Đông y trị vảy nến

Theo y học cổ truyền, bệnh vảy nến gọi là tùng bì tiễn, nguyên nhân của bệnh là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn nên thành bệnh. Lâu ngày dẫn đến huyết táo (ứ đọng máu), các tế bào da không được cung cấp đủ oxy cũng như chất dinh dưỡng gây nên bệnh vảy nến.

Dưới đây là bài thuốc phổ biến nhất thường dùng để chữa trị bệnh vảy nến ở cổ:

Thể phong huyết nhiệt:

  • Triệu chứng: Da xuất hiện những nốt chấm đỏ, lâu ngày to dần thành màu hồng tươi, ngứa nhiều.
  • Phép chữa: Khu phong, lương huyết, thanh nhiệt.
  • Bài thuốc Hòe hoa thang gia giảm: Hoè hoa sống 40g, thạch cao 40g, sinh địa 40g, thổ phục linh 40g, tử thảo 12g, thăng ma 12g, ké đầu ngựa 20g, địa phu tử 12g, chích thảo 4g. Sắc 1 thang/ngày, chia thành 3 lần uống.

Thể phong huyết táo:

  • Triệu chứng: Ở thể bệnh kéo dài sẽ có triệu chứng như nốt đỏ ít xuất hiện, những nốt cũ màu hơi đỏ, ngứa, mặt da khô.
  • Phép chữa: Dưỡng huyết, khu phong, nhuận táo.
  • Bài thuốc: Hà thủ ô 20g, đương quy 20g, khương hoạt 16g, thổ phục linh 40g, ké đầu ngựa 16g, sinh địa 16g, oai linh tiên 12g, huyền sâm 12g. Mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể áp dụng thêm các bài thuốc tắm rửa và kết hợp day bấm các huyệt như:

  • Bài thuốc tắm rửa: Dùng hoả tiêu, phác tiêu, khô phàn, dã cúc hoa mỗi thứ 15g. Nấu nước tắm hàng ngày.
  • Kết hợp day bấm các huyệt: Dây bấm các huyệt như khúc trì, nội quan, thần môn, túc tam lý, tam âm giao, phi dương.

Điều trị bằng Tây y

Mục tiêu trong điều trị vảy nến ở cổ là ngăn chặn sự phát triển quá nhanh của các tế bào da và loại bỏ những vùng da có vảy. Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở cổ có thể được chỉ định là:

  • Điều trị tại chỗ: Phương pháp này thường được dùng trong các trường hợp vảy nến thể nhẹ hoặc trung bình. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị. Một số các loại thuốc thường được dùng để thoa tại chỗ là: Corticosteroid, retinoid, anthralin, hắc ín, dẫn xuất vitamin D3, acid salicylic hoặc ức chế calcineurin.

Cyclosporine được bác sĩ chỉ định để điều trị vảy nến toàn thân
Cyclosporine được bác sĩ chỉ định để điều trị vảy nến toàn thân

  • Điều trị toàn thân: Thường được dùng trong các trường hợp bệnh vảy nến chuyển nặng. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định là: Cyclosporine, methotrexate, sulfasalazine.
  • Quang trị liệu: Người bệnh sẽ phải chiếu tia UVA, UVB hoặc laser để điều trị vảy nến. Các tia tử ngoại kể trên sẽ tấn công và gây tổn thương các DNA trong tế bào. Từ đó, tiêu diệt những tế bào bị tổn thương trên bề mặt da.
  • Dùng thuốc sinh học ức chế thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch: Chưa được áp dụng rộng rãi vì giá thành cao.

Các loại dược liệu trị bệnh

Ở nước ta có nhiều dược liệu quý an toàn, lành tính, dễ tìm mang đến hiệu quả tích cực trong điều trị vảy nến ở cổ. Công dụng chính của các loại thảo dược trị bệnh vảy nến như:

  • Giảm viêm, ngứa và tổn thương da do bệnh vảy nến gây ra.
  • Ngăn chặn sự phát triển của nấm và làm dịu các triệu chứng của bệnh vảy nến do nấm.
  • Kiểm soát phản ứng miễn dịch trong trường hợp bệnh vẩy nến nặng và không gây phản ứng với các phương pháp điều trị khác.

Tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu để điều trị bệnh vẩy nến ở cổ cần được hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ bởi thầy thuốc để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Vảy nến ở cổ là một bệnh lý da liễu phổ biến, ai cũng có thể mắc phải. Mặc dù không đe dọa tính mạng, nhưng vảy nến ở cổ có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh hãy chủ động thăm khám khi có dấu hiệu bất thường trên da.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Bị vảy nến tắm lá gì và tắm thế nào để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Tạp Chí Đông Y giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không? Bệnh vảy nến...

Vảy nến là bệnh về da liễu thường xuyên xuất hiện và có thể tự khỏi

Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.

Ở da bệnh vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến. Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.

Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường thấy ngứa da, đa số triệu chứng ngứa của vảy nến thường nhẹ. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân triệu chứng ngứa có thể xảy ra dữ dội.

Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,... Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu...
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người đang bị bệnh, khi bị bệnh bạn sẽ bị áp lực về tâm lý khá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những thông tin bổ ích dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất....
Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy vậy so với Tây y hoặc Đông y, cách trị bệnh này có giá thành cao hơn hẳn. Vậy quang hóa trị liệu có gì đặc biệt? bài viết sau đây của Tapchidongy sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu...
Chữa vẩy nến bằng diện chẩn là một phương pháp quen thuộc trong Đông Y. Thế nhưng với nhiều người, thông tin về cách chữa vảy nến này còn khá mơ hồ. Để hiểu rõ hơn, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc khái quát về phương pháp chữa vẩy nến bằng diện chẩn. [caption id="attachment_29312" align="aligncenter" width="730"] Chữa...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Vảy Nến Ở Cổ bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan