Ngứa rốn là chuyện không đáng ngại ở mẹ bầu, nhưng nếu người bình thường mắc phải thì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Rốn bị ngứa có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa hiện tượng lỗ rốn ngứa thế nào?
Ngứa rốn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Rốn nằm ở giữa bụng và thường có phần lõm vào trong. Vì thế, khi vệ sinh cơ thể, đôi khi chúng ta dễ quên làm sạch bộ phận này. Cho nên, vi khuẩn và các tế bào da chết, bụi bẩn có thể rơi vào trong rốn. Điều này góp phần hình thành nên các nguyên nhân gây bệnh lỗ rốn ngứa. Ngứa ở rốn là biểu hiện của một số bệnh ngứa da hoặc bệnh viêm nhiễm sau:
- Bệnh nấm da ở rốn.
- Rốn bị mề đay.
- Viêm da dị ứng ở rốn.
- Rốn (trẻ sơ sinh) bị nhiễm trùng.
- Nhiễm giun sán trong rốn.
- Côn trùng cắn vào rốn.
- Ngứa ở rốn do phụ nữ mang thai.
Về cơ bản, rốn bị ngứa không gây nguy hiểm nhưng biến chứng của bệnh thì ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu bị lâu ngày, da bạn có thể viêm nhiễm, nhiễm trùng máu, đặc biệt trong các trường hợp ngứa do nhiễm trùng, nấm da.
Các nguyên nhân gây bệnh
Rốn bị ngứa là do nhiều yếu tố nhưng đa phần là do việc vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến tình trạng này.
- Rốn nhiễm nấm: Nếu bạn quên rửa hoặc lau rốn sau khi tắm thì bộ phận này chính là môi trường thuận lợi để nấm da hình thành và phát triển. Nấm da có thể lây từ người sang người hoặc nhiễm từ động vật.
- Nổi mề đay: Mề đay có thể xuất hiện ở mọi vùng da trên cơ thể, bao gồm cả rốn. Ở xung quanh hay chính giữa bạn sẽ thấy rốn bị đỏ và ngứa.
- Dị ứng gây viêm da ở rốn: Những biến đổi bất thường của nhiệt độ, hoặc trường hợp cơ thể mẫn cảm với thức ăn, phấn hoa, lông chó mèo… có thể gây ra viêm da dị ứng. Đặc biệt, vùng da lõm vào trong như ở rốn rất dễ bị các bụi nhỏ rơi vào nhưng lại khó lấy ra. Vì vậy, rốn dễ bị nổi mẩn do dị ứng.
- Nhiễm trùng: Trẻ sơ sinh nếu không được vệ sinh và lau khô rốn thường xuyên có thể khiến rốn bị nhiễm trùng, gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Giun sán ký sinh: Ăn uống không hợp vệ sinh dễ dẫn đến tình trạng nhiễm giun, sán vào rốn.
- Muỗi đốt, côn trùng cắn: Các loại côn trùng như muỗi, dĩn, kiến, bọ mò… có thể đốt hoặc cắn vào bất cứ vị trí nào trên cơ thể, kể cả rốn. Khi đó rốn bị ngứa và sưng đỏ.
- Bị ngứa ở quanh rốn khi mang thai: Sự phát triển kích thước của thai nhi làm da bụng bị rạn và khiến rốn bị ngứa.
Triệu chứng ngứa rốn
Nhiều người cho rằng ngứa rốn là điềm gì đó được cảnh báo trước với bạn. Một số người tin đây là dấu hiệu của tài lộc, may mắn trong làm ăn, hoặc có tin mừng... Những điều này chưa biết có đúng hay không, nhưng đây chắc chắn là triệu chứng cảnh báo với bạn về một vài vấn đề sức khỏe.
Tùy vào nguyên nhân gây ngứa mà biểu hiện trên rốn có sự khác nhau. Cụ thể triệu chứng ở rốn trong từng trường hợp như sau:
- Trường hợp bị côn trùng đốt, cắn: Vùng da trong rốn bị sưng lên, đỏ theo từng mảng. Rốn bị ngứa khá dữ dội trong và sau khi côn trùng tấn công vài giờ. Hiện tượng này có thể tự khỏi nên nhiều người không chữa trị.
- Phụ nữ mang thai: Khoảng tháng thứ 5,6 của thai kỳ, rốn chị em lồi lên, thường xuyên ngứa. Trường hợp này trên da thường không có biểu hiện mẩn đỏ hay sưng tấy.
- Bị nổi mề đay: Trong rốn có các mụn nhỏ li ti mọc lên gây ngứa và mẩn đỏ, nóng rát. Khi bị nổi mẩn ngứa ở đây, các vùng da má, ngực, lưng cũng phát ban; mặt, mí mắt, họng bị sưng nhẹ.
- Dị ứng: Da trong rốn khô, bong vảy trắng, có chất lỏng chảy ra. Hiện tượng này càng dữ dội hơn vào ban đêm, khiến bạn khó ngủ.
- Nhiễm trùng: Rốn bị và hôi, chảy mủ, sưng đỏ, hoặc có thể chảy máu.
- Nhiễm giun sán: Người bệnh bị đau quanh rốn. Đi vệ sinh nặng ra ký sinh trùng, phân lỏng hoặc cứng hơn bình thường.
- Nấm da ở rốn: Triệu chứng nấm da ở rốn ngoài phần vảy trắng thành mảng, còn gây ngứa, càng gãi càng ngứa nhiều hơn.
Ngứa rốn có phải dấu hiệu mang thai không?
Theo các chuyên gia y tế, thai nhi phát triển khiến da bụng bị căng, rạn thì mới gây ngứa "núm bụng" này. Vì vậy, hiện tượng này không được coi là dấu hiệu mang thai.
Tuy nhiên, hầu hết chị em đều bị ngứa ở đây khi có bầu. Càng về những tuần cuối thì rốn càng lồi lên rõ rệt và càng bị ngứa. Nếu rốn không bị nổi mẩn, mụn hay có dịch thì chị em không cần lo lắng.
Rốn bị ngứa khi mang thai là hiện tượng bình thường, không phải bệnh. Sau khi sinh con, bề mặt da bớt bị căng và rạn thì tình trạng này sẽ tự hết. Bên cạnh đó ngứa không gây nên biến chứng gì nguy hiểm, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Bố mẹ có thể yên tâm về hiện tượng này.
Cách trị ngứa rốn
Bạn cần tìm ra nguyên nhân khiến rốn bị ngứa, sau đó, tùy vào tình trạng và điều kiện thực tế mà chọn cách chữa phù hợp.
Trị ngứa lỗ rốn theo dân gian
Ở các địa phương có nhiều cách trị tình trạng rốn bị nổi mụn, dị ứng hay côn trùng cắn… Dưới đây là một số phương pháp trị ngứa khá phổ biến cho trường hợp này.
Trị ngứa rốn do côn trùng cắn
- Dùng rượu/cồn: Thấm cồn hoặc rượu vào tăm bông rồi quệt khắp vùng da trong rốn bị ngứa. Chất này sẽ tự bay hơi nên bạn có thể không cần vệ sinh lại sau khi dùng.
- Kem đánh răng: Lấy kem đánh răng ra tăm bông rồi quệt lên vùng da bị ngứa. Để kem tự khô qua đêm, sáng hôm sau thì vệ sinh lại cho sạch.
- Mật ong: Thấm mật ong vào tăm bông rồi thoa vào trong để giảm ngứa và sát trùng. Sau khi thấm khoảng 20 phút, bạn nên vệ sinh kỹ lại với nước ấm và lau khô. Không nên để mật ong quá lâu trong rốn, tránh thu hút các côn trùng khác tấn công.
Khi chữa bệnh xung quanh rốn, bạn nên kiên trì thực hiện mỗi một cách làm trong nhiều ngày. Đến lúc không còn cảm thấy ngứa ở đó, bạn vẫn tiếp tục thực hiện thêm 1 - 2 lần. Như vậy thì khả năng khỏi hẳn các triệu chứng bệnh sẽ cao hơn.
Khắc phục tình trạng bệnh ở rốn do mề đay, viêm da dị ứng
Dùng gel nha đam: Vệ sinh trong rốn thật sạch rồi lấy phần gel trong lá nha đam bôi vào trong rốn. Khoảng 10 phút sau thì đi rửa lại và lau thật khô rốn.
- Tắm, rửa với lá chè: Rửa sạch 1 nắm lá chè rồi đun với nước cho tinh chất trong lá chiết ra. Sau đó lấy nước ấy tắm hoặc rửa trực tiếp lên vùng rốn khi còn ấm. Khi nước lá chè đã thấm vào trong thì rửa lại với nước sạch và lau thật khô.
- Ngâm bột yến mạch: Cho khoảng 5 thìa cà phê bột yến mạch, hòa với 1 lít nước rồi đun sôi. Tắt bếp và để khoảng 5 phút sau đó thì cho thêm nước vừa ấm rồi bôi vào rốn. Nên rửa sạch rốn trước khi thực hiện.
Nên kiên trì thực hiện các cách trị bệnh ở rốn trên đây trong nhiều ngày liên tục. Khi không còn dấu hiệu của bệnh, bạn thực hiện thêm 1 - 2 lần nữa.
Cách giảm ngứa rốn khi mang thai
Rốn bị ngứa khi mang thai là do da bụng bị căng, rạn, vì vậy, các bà bầu chỉ cần làm giảm tình trạng rạn da bằng những cách sau đây sẽ đỡ ngứa.
- Thoa dầu dừa hoặc dầu oliu: Buổi tối trước khi đi ngủ, sau khi tắm, bạn lấy một chút dầu dừa hoặc dầu oliu xoa lên rốn và vùng da bụng bị rạn.
- Chườm mát: Bạn có thể cho đá hoặc nước mát vào chai rồi bọc lại bằng khăn bông rồi chườm lên bụng và quanh rốn.
- Dùng khoai tây: Lấy nước cốt khoai tây thấm vào bông rồi chấm vào vùng da bị rạn và trong rốn. Sau khoảng 10 phút thì bạn vệ sinh lại và lau kỹ rốn cho khô.
Ngứa rốn khi mang thai mẹ bầu rất ngại dùng thuốc Tây, vì vậy, những mẹo này vô cùng hữu ích. Chị em nên lưu lại vào sổ hoặc ghi chú để dùng đến khi cần.
Chữa bệnh ở rốn bằng theo Đông y
Đông y thường chẩn và trị bệnh theo từng thể khác nhau. Vì vậy, bạn bị ngứa do nguyên nhân nào thì dùng bài thuốc trị theo chứng bệnh ấy.
Bài thuốc trị nấm da
Dược liệu cần chuẩn bị:
- Bạch cận bì: 30g.
- Nam tinh: 30g.
- Hạt cau: 30g.
- Sinh mộc miết: 15g.
- Chương noãn: 15g.
- Cóc đen:9g.
- Băng phiến: 30g.
Cách thực hiện:
- Cho tất cả các vị thuốc đã kể trên vào tán thành bột mịn rồi ngâm với rượu nặng.
- 7 ngày sau lọc ra, bôi rượu thuốc vào rốn để trị nấm. Thuốc này dùng được cho cả trường hợp rốn bị ghẻ lở, hắc lào.
Chữa mề đay
Dược liệu cần chuẩn bị:
- Bèo tai tượng: 100g.
- Muồng trâu: 20g.
- Mẫu đơn trắng: 30g.
Cách sắc:
- Rửa sạch các dược liệu kể trên, sắc với khoảng 1 lít nước trắng trên lửa nhỏ.
- Khi nước cạn đi một nửa thì tắt bếp, chắt ra bát, chia 2 phần và uống hết trong ngày.
- Lần uống sau nên hâm nóng lại để thuốc phát huy tác dụng tốt.
Trị trường hợp bị ngứa do nhiễm chất gây dị ứng
Dược liệu cần có:
- Huyền sâm: 16g.
- Tri mẫu: 12g.
- Hoàng thọ đan: 12g.
- Đan bì: 12g.
- Thạch cao: 80g.
- Trôm lay: 8g.
- Trúc diệp: 12g.
- Tây ngưu: 4g.
- Hoàng liên: 12g.
- Sơn chi: 16g.
- Hoàng cầm: 12g.
Cách sắc:
- Đem tất cả các loại thuốc kể trên rửa sạch rồi đun nhỏ lửa với khoảng 1,5 lít nước.
- Khi nước cạn 1/2 thì tắt bếp, chắt lấy nước, dùng để bôi dần lên rốn.
- Trước khi bôi thuốc, bạn cần vệ sinh rốn sạch sẽ và lau khô. 1 ngày nên bôi thuốc này vào rốn từ 2 - 3 lần.
- Các thuốc Đông y trị ngứa rốn về cơ bản không quá phức tạp. Bạn có thể tìm mua những dược liệu này ở các nhà thuốc gia truyền. Khi mua thuốc bạn nên nói rõ biểu hiện của bệnh để được tư vấn kỹ hơn.
Trị rốn bị ngứa bằng thuốc Tây
Khi bị bệnh ở rốn do mắc bệnh ngoài da, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng một số loại thuốc sau đây:
- Thuốc dạng bôi hoặc uống có tác dụng kháng histamin.
- Thuốc chứa steroid dạng bôi làm dịu cơn ngứa nhanh chóng.
- Dung dịch DEP hoặc thuốc kháng sinh đường uống.
Các thuốc này cho tác dụng giảm ngứa nhanh chóng, nhưng không nên dùng khi bị tái phát nhiều lần. Nếu đang mang thai, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ về chỉ định của thuốc.
Thuốc trị côn trùng cắn
Trường hợp bị ngứa do côn trùng cắn, bạn có thể tìm cách giảm ngứa bằng các cách:
- Dùng gel Mentholatum Remos IB của Nhật: Đây là thuốc bôi, có thể điều trị các trường hợp viêm da do côn trùng cắn. Thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm sưng và ngứa ở rốn hiệu quả.
- Thuốc Lucas' Papaw Ointment: Thuốc này có rất nhiều công dụng như trị bỏng, chống khô da và trị vết thương do bị côn trùng tác động.
Coctical: Dùng cho cả trường hợp bị côn trùng tấn công và những người bị viêm da dị ứng, mụn nhọt ở rốn.
Thuốc lăn trị côn trùng chích Muhi: Loại này có thể dùng nhiều lần một ngày, chỉ cần lăn đầu chai thuốc vào rốn, sao cho thuốc thấm xuống dưới là được.
- Nước Vôi Nhì: Làm giảm cảm giác ngứa, bớt sưng đỏ do muỗi đen, muỗi vằn, vắt, đỉa, bọ cạp, hay kiến đốt.
Nếu bị ngứa do mang thai, bạn nên chọn cách sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho da được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên. Hiện nay có một số loại kem được nhiều phụ nữ mang thai ưa chuộng là:
- Kem dưỡng ẩm Oribe.
- Kem dưỡng da Mustela...
Nếu bạn bị nhiễm trùng hoặc rốn có biểu hiện vừa ngứa vừa hôi thì nên nhập viện ngay. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm đối với các bé sơ sinh, bố mẹ nên để ý.
Phòng bệnh ở rốn đúng cách
Bệnh nổi mẩn rốn có thể phòng ngừa được nếu bạn thực hiện tốt những điều dưới đây:
- Vệ sinh thân thể hàng ngày sạch sẽ với các sản phẩm từ tự nhiên và nước sạch. Không quên cọ rửa trong rốn và lau khô sau khi tắm.
- Hạn chế đến nơi ẩm ướt, rậm rạp, thiếu ánh sáng mặt trời để tránh bị côn trùng cắn.
- Không sử dụng các loại sữa tắm, kem dưỡng da có thành phần hóa chất độc hại gây kích ứng.
- Nếu đeo khuyên ở rốn, bạn nên tháo khuyên ra vệ sinh khoảng 1-2 lần/tuần.
- Những người mới phẫu thuật nên dùng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để rửa rốn hàng ngày.
- Trước khi vệ sinh rốn, bạn cần rửa sạch tay và các dụng cụ liên quan. Tránh để vi khuẩn, vi trùng có cơ hội xâm nhập vào trong rốn.
- Mặc váy áo thoáng, không cọ sát vào rốn. Khi đi ra đường hoặc đến nơi bụi bặm, tránh để rốn bị hở.
- Hạn chế ăn thực phẩm dễ kích ứng da, làm rốn bị mẩn ngứa.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất từ rau xanh và các loại củ quả sạch.
- Khi rốn có biểu hiện ngứa kèm rỉ nước, đau rát, có mùi hôi, lở loét, bạn cần đến cơ sở y tế ngay để kiểm tra và xử lý.
Kết luận
Ngứa rốn là hiện tượng thường gặp ở nhiều đối tượng do mang thai hoặc bị bệnh về da, nhiễm khuẩn. Một số trường hợp bị ngứa có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bạn không nên chủ quan khi thấy rốn bị ngứa, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để tìm nguyên nhân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!