Nổi mẩn đỏ hình tròn không gây ngứa là biểu hiện thường thấy ở nhiều chứng bệnh da liễu. Kết hợp với các triệu chứng đi kèm, bạn có thể đưa ra phán đoán bệnh lý tương đối chính xác. Vậy mẩn đỏ hình tròn không ngứa đang cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao an toàn, hiệu quả?
Nổi mẩn đỏ hình tròn không ngứa báo hiệu bệnh gì?
Nổi mẩn đỏ hình tròn, không ngứa ngáy là triệu chứng dễ thấy của nhiều loại bệnh da liễu. Người bệnh có thể đưa ra phán đoán ban đầu dựa theo những triệu chứng đi kèm khác. Một số bệnh phổ biến thường gây ra các nốt mẩn không ngứa hình tròn bạn đọc có thể tìm hiểu thêm là:
Vảy phấn hồng
Vảy phấn hồng hình thành do sự tấn công của các loại virus có hại. Chúng gây rối loạn chức năng của các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả da.
Người bị vảy phấn hồng sẽ xuất hiện những vết mẩn đỏ dạng bầu dục, đường viền bên ngoài có hình giống giun đũa. Chúng thường tập trung ở lưng, bụng và ngực. Trong trường hợp nặng, tổn thương da sẽ lan rộng ra cả vùng mặt.
Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là một bệnh da liễu mãn tính hình thành do sự rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch. Bệnh dễ tái phát và không thể điều trị dứt điểm, chỉ có thể kiểm soát thông qua chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, khoa học.
Lupus ban đỏ có nhiều triệu chứng, trong đó nổi bật nhất là da nổi mẩn đỏ không ngứa, dạng hình cánh bướm ở trên má. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể cảm thấy đau khớp, cơ thể mệt mỏi suy nhược, sốt đột ngột, hít thở khó khăn.
Zona
Zona có thể xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể, thậm chí cả mắt. Biểu hiện của bệnh là các nốt nước có thể gây ngứa hoặc không, và khi chúng vỡ ra, người bệnh có thể cảm thấy đau rát và không thoải mái. Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị sớm như:
- Nhiễm trùng da
- Ảnh hưởng đến thị lực nếu bệnh quá nặng ở mắt
- Có thể gây ra tình trạng liệt cơ mặt hay mắc các bệnh về thính giác
Nhiễm giun sán
Các ấu trùng giun có thể xâm nhập vào cơ thể từ đất, thức ăn chưa chế biến hoặc nước không được đun sôi. Một số loại giun sán còn có thể sống kí sinh trực tiếp trong mạch máu dưới da, gây ra các vết đỏ hình tròn không gây ngứa trên bất kỳ vùng da nào trên cơ thể.
Tình trạng nhiễm giun sán có thể gặp ở tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất ở trẻ em vùng nông thôn, miền núi. Giun sán ký sinh trong cơ thể người không chỉ hút chất dinh dưỡng mà còn gây nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Các chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên tẩy giun 6 tháng một lần để đảm bảo an toàn, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Lang ben
Bệnh khởi phát do sự xâm nhập của vi nấm dẫn đến xuất hiện mẩn đỏ hoặc trắng không gây ngứa. Lang ben không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.
Đặc biệt, bệnh rất dễ lây lan từ vùng da này qua vùng da khác và từ người này qua người khác. Vì vậy, bạn nên điều trị ngay khi lang ben mới khởi phát bằng các loại kem bôi ngoài da trị nấm.
Viêm mạch bạch cầu
Bệnh thường tập trung ở các vùng như chân, bụng và đùi. Nguyên nhân của viêm mạch bạch cầu thường là do phản ứng phụ của thuốc hoặc do nhiễm trùng từ trước. Bệnh này có triệu chứng là nổi các vết mẩn đỏ và có thể lan sang các vùng da xung quanh.
Nếu các vết đỏ lan ra đến vùng bụng dưới và kéo dài hơn 2 tuần mà không giảm, bệnh nhân nên đi thăm bác sĩ tại cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.
Sốt phát ban
Sốt phát ban thường xảy ra ở trẻ nhỏ và gây ra các vết mẩn đỏ nhỏ hình tròn không gây ngứa. Tình trạng này có thể khởi phát thành những vết mẩn từ ngực và lan rộng ra các vùng da lân cận. Bệnh có thể đi kèm với một số biểu hiện sau:
- Đau bụng
- Đau cơ
- Sưng đỏ ở vùng cổ
- Đau họng
Sốt phát ban không quá nguy hiểm, thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, nếu sau 1 tuần mà tình trạng không cải thiện và các vết mẩn đỏ xuất hiện ngày càng nhiều, bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra kịp thời để tìm phương pháp điều trị phù hợp.
Viêm mô tế bào
Đây là tình trạng nhiễm trùng da, khi bị vi khuẩn và virus tấn công vào sâu bên trong lớp biểu bì, khiến da khô rát, sưng viêm, hình thành những nốt mẩn đỏ hình tròn không ngứa. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh khác là:
- Sốt
- Buồn nôn
- Chóng mặt
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiễm trùng máu. Vậy nên, khi có các biểu hiện trên, bạn đọc không nên chủ quan mà hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.
Khối u máu dưới da
Triệu chứng nổi bật của bệnh là có các vết mẩn đỏ hình tròn với kích thước đa dạng nhưng không gây ra ngứa ngáy. Các khối u máu thường lành tính nên không gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Ung thư da
Ung thư da là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Dấu hiệu nhận biết bệnh ban đầu là xuất hiện các đốm đỏ hoặc tím (với người da sẫm màu) không ngứa, không đau. Lâu dần, các vết mẩn đỏ sẽ không biến mất mà xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư da, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và khám chữa.
Nổi mẩn đỏ hình tròn không ngứa gây biến chứng ? Khi nào cần gặp bác sĩ
Đa số trường hợp bị nổi mẩn đỏ hình tròn không ngứa thường do kích ứng da cấp tính, không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, với trường hợp mẩn đỏ với các biểu hiện dưới đây, bạn cần thận trọng:
- Sốt cao liên tục không hạ
- Phát ban đỏ lan rộng trên da
- Vùng da bị bệnh xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng
- Các vết mẩn đỏ nổi lên đột ngột và lây lan nhanh chóng
- Cảm giác đau rát, khó chịu kéo dài
Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, tránh bỏ lỡ giai đoạn vàng trong điều trị.
Những lưu giúp phòng tránh nổi mẩn đỏ
Chế độ sinh hoạt, ăn uống là những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự hình thành, quá trình phát triển và thuyên giảm mẩn đỏ. Vì vậy một vài lưu ý sau có thể hỗ trợ điều trị chứng nổi mề đay, mẩn đỏ tại nhà hiệu quả nếu bạn áp dụng đúng:
- Chăm sóc và bảo vệ da bằng cách sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, tự nhiên, được chiết xuất từ thiên nhiên để tránh kích ứng da.
- Thêm vào chế độ ăn hàng ngày các thực phẩm giàu Omega 3 và vitamin như rau xanh, trái cây và cá hồi. Tránh sử dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng như các loại thực phẩm chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ và gia vị cay nóng.
- Thực hiện các hoạt động thể chất phù hợp đều đặn giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Cung cấp từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể được hydrat hóa. Ngoài ra, có thể thêm vào chế độ ăn uống các loại nước trái cây để bổ sung khoáng chất cho cơ thể.
- Duy trì sạch sẽ nhà cửa và không gian sống để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn và côn trùng có thể gây hại.
Kết luận
Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin bổ ích, giúp người bệnh hiểu rõ về tình trạng nổi mẩn đỏ hình tròn không ngứa và có những biện pháp xử lý phù hợp. Nếu bệnh có dấu hiệu nặng, cần đến bệnh viện để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị mề đay mẩn đỏ phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!