Theo tài liệu nghiên cứu về bệnh HIV/AIDS năm 1996, vào những năm 80 của thế kỷ 20, số ca mắc bệnh nấm Penicillium marneffei tăng đột ngột tại các vùng có tỷ lệ mắc HIV cao. Căn bệnh này được xem là một đại dịch, là bệnh chỉ điểm của AIDS và trở thành vấn nạn chính của vùng Đông Nam Á cho đến nay. Vậy bệnh nấm Penicillium marneffei là gì? Cách điều trị ra sao? Ở bài viết này, Tapchidongy sẽ giải đáp chi tiết.
Bệnh nấm Penicillium marneffei là gì?
Penicillium marneffei là một loại nấm gây bệnh bắt nguồn từ chuột tre, được phát hiện lần đầu ở Việt Nam vào những năm 1950. Căn bệnh này được xem là một trong những loại nấm gây bệnh nguy hiểm nhất, thường xuất hiện trong quá trình nhiễm HIV.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ phụ thuộc vào sức đề kháng và hệ miễn dịch của người mắc bệnh. Những người có hệ miễn dịch suy yếu và sức đề kháng kém rất có thể trở thành nạn nhân của bệnh nấm Penicillium marneffei.
Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh Penicillium marneffei có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Triệu chứng của bệnh thường gặp
Các triệu chứng của bệnh nấm Penicillium marneffei thường không đặc hiệu, dễ gây nhầm lẫn với các biểu hiện của nhiễm trùng liên quan đến HIV/AIDS, như:
- Xuất hiện trường hợp sốt, thiếu máu, sụt cân trầm trọng: Đây là những triệu chứng ban đầu của bệnh nấm Penicillium marneffei. Thiếu máu, sụt cân có thể là dấu hiệu phát triển của nấm trong cơ thể.
- Nổi hạch to trên cơ thể, gan lách to và sang thương ở da: Người bệnh có thể nhận thấy xuất hiện hạch lớn tại vùng cổ, nách và khu vực dưới cánh tay. Đặc biệt, những vết thương trên da có thể xuất hiện tại các vùng da có cảm giác ẩm ướt.
- Xuất hiện nấm Candida miệng kèm theo: Đây là loại nấm ký sinh thường gây ra nhiễm trùng ở đường tiêu hóa, đặc biệt ở miệng người bệnh.
Hình ảnh bệnh nấm Penicillium marneffei
Nguyên nhân gây ra bệnh
Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu chính xác nào nói về nguyên nhân gây ra bệnh nấm Penicillium marneffei. Tuy nhiên, những phát hiện lâm sàng dựa trên những người mắc bệnh có thể nhắc đến một số tác nhân dưới đây:
- Tiếp xúc với môi trường có nấm: Môi trường nhiệt đới ẩm là môi trường lý tưởng cho nấm Penicillium marneffei phát triển. Chính vì vậy, dù tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nấm Penicillium marneffei đều có thể gây ra bệnh.
- Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh nấm Penicillium marneffei, thì những người trong gia đình cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này.
- Sức đề kháng kém và hệ miễn dịch suy yếu: Người có hệ miễn dịch suy yếu, đặc biệt là những người mắc bệnh HIV/AIDS có nguy cơ mắc bệnh nấm Penicillium marneffei khá cao. Bởi hệ miễn dịch không còn khả năng chống lại các loại vi khuẩn và nấm tốt như trước.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh
- Nhiễm trùng máu: Bệnh nấm Penicillium marneffei nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ xâm nhập vào hệ tuần hoàn, gây nhiễm trùng máu, một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
- Nhiễm trùng phế quản và phổi: Bệnh nấm Penicillium marneffei thường xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua đường hô hấp, biến chứng này có thể gây suy hô hấp và đe dọa đến tính mạng người bệnh.
- Nhiễm trùng da và niêm mạc: Những vùng da bị tổn thương do nổi mẩn, viêm da,... có thể là biến chứng của bệnh nấm Penicillium marneffei trong giai đoạn phát bệnh.
- Nhiễm trùng tủy xương: Vi khuẩn nấm Penicillium marneffei có thể xâm nhập vào hệ thống tủy xương và ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến khả năng sản xuất tế bào máu của cơ thể.
- Nhiễm trùng toàn thân: Trong một số trường hợp đặc biệt, vi khuẩn nấm có thể lan rộng toàn thân, gây ra nhiễm trùng toàn thân và đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Chẩn đoán bệnh nấm Penicillium marneffei
- Phương pháp soi tươi: Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân lấy máu, dịch, dịch khớp,... để thực hiện soi nhằm tìm nấm trong men và ngoài tế bào. Tuy nhiên phương pháp này dễ đưa kết quả nhầm lẫn với các loại nấm khác.
- Nuôi cấy và định danh: Phương pháp nuôi cấy nấm trong môi trường thích hợp và soi dưới kính hiển vi để xác định chính xác hơn về loại ấm sẽ khiến các bác sĩ đưa ra nhận định đầu tiên về căn bệnh.
- Phương pháp mô bệnh học: Một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu nhuộm PAS hoặc Wright để xác định vi khuẩn nấm thông qua hình dạng được soi dưới kính hiển vi.
Đối tượng dễ mắc bệnh
- Người mắc HIV/AIDS: Những người đang mắc bệnh HIV/AIDS sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nấm Penicillium marneffei bởi hệ miễn dịch lúc này của người bệnh bị suy yếu.
- Người sống trong môi trường dễ bị nhiễm nấm Penicillium marneffei như môi trường nhiệt đới ẩm ướt, đây là nơi loại nấm dễ phát triển nhất.
- Người dùng steroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch: Nếu người bệnh dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch sẽ làm hệ miễn dịch suy yếu, dễ có nguy cơ mắc bệnh.
- Người có bệnh nền: Những người mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư,... làm suy yếu hệ miễn dịch và sức đề kháng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.
Cách phòng ngừa bệnh Penicillium marneffei
- Giữ vệ sinh cá nhân: Duy trì vệ sinh đúng cách, đặc biệt tắm rửa sạch sẽ sau khi tiếp xúc với nấm và các môi trường ẩm ướt, nơi có thể chứa vi khuẩn nấm Penicillium marneffei.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nấm: Nếu người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu thì nên hạn chế tiếp xúc với môi trường ẩm ướt hoặc đất.
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh: Những người có hệ miễn dịch suy yếu nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh Penicillium marneffei. Việc này giúp giảm nguy cơ lây bệnh giữa người với người khá tốt.
- Sử dụng bảo hộ cá nhân: Khi làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn nấm, bạn nên sử dụng bảo hộ cá nhân như: quần áo bảo hộ, găng tay, mặt nạ,... Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của bệnh nấm Penicillium marneffei.
Khi nào cần gặp bác sĩ
- Xuất hiện những triệu chứng: Sốt, khó thở, ho khan kéo dài,… mà không rõ nguyên nhân hoặc có các dấu hiệu nghi ngờ khác liên quan đến nhiễm trùng hô hấp hoặc hệ miễn dịch như: mệt mỏi, đau khớp, sốt cao,...
- Tiếp xúc với nấm: Nếu ở trong môi trường có điều kiện cho vi khuẩn nấm phát triển và bắt đầu xuất hiện những triệu chứng, người bệnh nên đến ngay cơ sở uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Nếu người bệnh mắc HIV/AIDS và bắt đầu xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ của bệnh, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Đối với những trường hợp người bệnh mắc HIV/AIDS và bắt đầu xuất hiện những triệu chứng liên quan đến bệnh nấm Penicillium marneffei, việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ khá quan trọng. Khi người bệnh phát hiện bệnh và điều trị sớm có thể cải thiện tình trạng bệnh và giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng không mong muốn.
Các phương pháp điều trị bệnh nấm Penicillium marneffei
Điều trị đặc hiệu
- Uống thuốc Amphotericin B 0,7mg/kg/ngày theo chỉ định của bác sĩ, dùng liên tục trong 2 tuần.
- Truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 5% trong vòng 6 - 8 giờ. Lưu ý, trong quá trình truyền sẽ có một số phản ứng phụ như: sốt cao, nhiễm độc thận.
- Sau khi dùng thuốc paracetamol 10mg/kg, có thể truyền amphotericin.
- Nếu bệnh nhân bị phản ứng với các thành phần của amphotericin B, có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng itraconazole để thay thế với liều lượng 400mg/ngày, kiên trì sử dụng liên tục trong vòng 8-10 tuần.
Điều trị duy trì
- Thời gian uống thuốc Itraconazole có thể kéo dài trên 6 tháng với liều lượng 200mg/ngày cho đến khi TCD4 > 200 tế bào/mm3.
- Đối với phụ nữ mang thai không nên sử dụng itraconazol bởi thuốc có thể khiến thai nhi bị dị dạng, nhất là trong 3 tháng đầu.
- Thuốc Amphotericin B có thể thay thế itraconazol dành cho phụ nữ mang thai.
Điều trị triệu chứng và nâng cao sức khỏe
- Bổ sung nhiều nước và điện giải khi bị sốt, ngoài ra còn bảo vệ chức năng thận.
- Truyền máu khi nồng độ hemoglobin hạ xuống dưới 80g/l.
- Uống paracetamol 10mg/kg để hạ sốt.
- Truyền các dung dịch dinh dưỡng bao gồm: Morihepamin, human albumin.
Bệnh nấm Penicillium marneffei là căn bệnh khá nguy hiểm có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu xuất hiện những triệu chứng liên quan đến bệnh, bạn hãy đến ngay những cơ sở uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!