Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa ngoài da là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Bạn cần cảnh giác với một số tình trạng có biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu ngay những dấu hiệu nhận biết, cách điều trị quan trọng trong bài viết cũng như lưu ý và cách phòng ngừa hiệu quả.
Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa là hiện tượng gì?
Hai bên háng nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa có thể là dấu hiệu của một số bệnh da liễu. Chẳng hạn như dị ứng, viêm da hay nhiễm khuẩn… Đôi khi tình trạng này lại đi kèm theo hiện tượng bong vảy, làm khô da, loét da. Một vài trường hợp bị đổi màu da hoặc gây đau đớn ở háng.
Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Hiện tượng này thường xuất hiện bất thình lình hoặc có tính chất theo mùa. Bởi vì những yếu tố kích thích nội ngoại sinh kết hợp mà nó hình thành.
Tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến sức khỏe hay thẩm mỹ nhưng người bệnh cần cảnh giác. Nổi mẩn đỏ 2 bên háng trong một số trường hợp có thể để lại biến chứng nguy hiểm mà bạn không lường trước được.
Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ở háng mà không ngứa
Nghiên cứu thử nghiệm trên nhiều trường hợp và thống kê lại, người ta thấy rằng có những trường hợp mắc các bệnh lý sau thì bị tình trạng mẩn đỏ không ngứa ở háng.
1. Viêm da tiếp xúc dạng kích ứng
Viêm da tiếp xúc dạng kích ứng làm mẩn đỏ ở háng khi tình trạng này xuất hiện đồng thời với:
- Các tổn thương do ma sát.
- Nhiệt độ thấp.
- Da ở háng còn sót lại các hóa chất trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh.
Đây là thể bệnh không phổ biến ở háng nhưng khi xảy ra nó cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Bởi lẽ vị trí háng khá nhạy cảm, gần với hậu môn và cơ quan sinh dục. Khi nổi mẩn kèm theo viêm nhiễm sẽ làm gia tăng nguy cơ vi khuẩn tấn công và lan rộng. Trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, nó có thể khiến người bệnh khó chịu mặc dù không ngứa.
Người bệnh cần vệ sinh háng và bộ phận sinh dục cẩn thận nếu thấy biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở đây. Đồng thời chủ động ngăn ngừa, tránh để các dị nguyên, vi khuẩn xâm nhập.
2. Dị ứng thuốc
Theo các nghiên cứu gần đây trên một vài trường hợp, người ta phát hiện ra rằng một số thuốc lợi tiểu, thuốc chống động kinh hoặc kháng sinh đường uống có thể làm da ở háng nổi mẩn đỏ. Loại mẩn này không ngứa và cũng có khả năng xuất hiện ở mọi vị trí khác.
Trường hợp nghiêm trọng người bệnh có thể bị phát ban toàn thân mà không ngứa. Hiện tượng này xuất hiện trong vài ngày sau khi dị ứng với thuốc. Nó có xu hướng hình thành tại một số vị trí nhất định rồi mới lan rộng. Nếu phát hiện bất cứ bất thường nào khi bị nổi mẩn đỏ ở háng mà không ngứa, đặc biệt sau khi dùng thuốc một vài ngày, bạn nên trao đổi với bác sĩ kê đơn ngay.
Thông thường da háng sẽ trở lại bình thường sau vài ngày. Nhưng cũng có trường hợp triệu chứng ở háng chuyển biến nghiêm trọng. Nó có thể gây suy hô hấp nên bạn phải đến cơ sở y tế ngay.
3. Nhiệt độ cao
Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa do nhiệt độ cao không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng nó lại thường hay xảy đến. Biểu hiện là trên vùng da háng có những nốt mẩn đỏ, bên trong có chất lỏng nhạt màu. Người bệnh không bị ngứa khi mụn ở háng vỡ nhưng lại thấy có mùi hôi.
- Đây là hiện tượng khá nhiều trẻ sơ sinh mắc phải nhưng nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
- Đối với người trưởng thành, mẩn đỏ ở háng không ngứa do nhiệt độ cao xuất hiện khi vận động thể chất quá mức.
Nốt mẩn đỏ có dạng mảng và sưng lên trên bề mặt da. Chúng xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, nhất là vùng kín như háng. Cũng do đây là vị trí kín, nhiều nếp gấp nên đôi khi bạn cảm thấy ẩm ướt, khó chịu. Bên cạnh đó, do mất nước, bạn còn bị thiếu mồ hôi và chóng mặt.
Để ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn ở háng do nhiệt, bạn nên mặc quần áo rộng, bớt ra nắng. Trường hợp cần ra ngoài thì dùng các sản phẩm dưỡng da, giảm kích ứng từ thiên nhiên. Không nên dùng những dược phẩm chứa xà phòng hóa học và hương liệu độc hại làm da khô.
Nếu có hiện tượng lạnh trong người, sốt hoặc buồn nôn khi bị nổi mẩn đỏ ở háng, bạn nên đến bệnh viện ngay.
4. Hăm da gây nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa
Đây là hiện tượng viêm do tác động ngoại lực khá phổ biến ở vùng da nóng ẩm của cơ thể như háng. Ngoài ra, hiện tượng nổi mẩn đỏ còn xuất hiện ở ngực, phần nếp gấp dưới bụng, khuỷu tay, chân, nách và kẽ chân, tay...
Khi háng bị hăm da có thể khiến người bệnh nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa. Nếu bị nặng, hai bên háng có khả năng nứt ngoài da, chảy máu, lở loét. Cũng có trường hợp hăm da ở háng gây ngứa.
Để xử lý hiện tượng này, bạn nên mặc đồ rộng rãi, thoáng mát để giúp vùng da tổn thương khô, ít bị ma sát. Từ đó chống viêm và ngăn nổi mẩn ở háng ngứa hoặc không ngứa.
5. U mềm lây
Đây là một bệnh nhiễm trùng ngoài da do Molluscum contagiosum tác động. Virus này thường gây ra những nốt mẩn đỏ nhưng không ngứa, không đau. U mềm lây có khả năng xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, bao gồm cả háng.
Hiện tượng này không hiếm gặp, nó phổ biến nhất ở trẻ em nhưng cả người trưởng thành cũng bị. Thông thường khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu thì virus Molluscum contagiosum sẽ tấn công, gây bệnh. Ngoài ra, ở người lớn có hệ miễn dịch tốt cũng có trường hợp bị lây nhieexm bệnh này qua đường tình dục.
Thông thường bệnh này có thể tự khỏi sau từ nửa năm đến 1 năm và không nghiêm trọng. Thế nhưng nếu thấy các triệu chứng của bệnh không giảm xuống sau thời gian dài, bạn nên nhờ tới sự can thiệp của y khoa.
6. Mụn cóc sinh dục
Cũng là một bệnh lây truyền phổ biến qua đường tình dục, mụn cóc sinh dục gần như sẽ xuất hiện ở bất kỳ ai trong một số thời điểm
- Do sự xuất hiện của nó, người bệnh có thể bị nổi mề đay hoặc có những vết sưng đỏ nhỏ mà không ngứa.
- Cũng có những trường hợp mụn xuất hiện quá nhỏ nên mắt thường khó mà quan sát được.
Mụn cóc sinh dục tác động lên các mô ẩm ở vùng cơ quan sinh sản, làm nó nổi mẩn đỏ ở háng nhưng lại không ngứa. Bên cạnh đó, những vùng hậu môn, ống trực tràng hậu môn hoặc thành âm đạo của nữ và đầu dương vật của nam cũng dễ bị.
Loại mụn này thường không gây khó chịu và nguy hiểm nhưng cũng có trường hợp bị đau, rát. Khi đó, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, xem xét khả năng truyền nhiễm và cách điều trị.
7. Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa do giang mai
Bệnh đường sinh dục này do vi khuẩn T. pallidum tấn công và gây nên. Đây là bệnh xã hội lây phổ biến qua đường tình dục.
Triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh giang mai là háng bị mẩn đỏ nhưng không ngứa, đau. Vùng mẩn có hiện tượng cứng, tròn. Nó xuất hiện khi vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể từ 10 ngày đến tháng.
Giang mai phát ban có khả năng lan ra toàn cơ thể chứ không riêng ở cơ quan sinh dục. Nó có khả năng gây đau họng, sốt, làm sưng các hạch bạch huyết, khiến bạn mệt mỏi, đau ở cơ và tụt cân.
Nếu phát hiện sớm, trong giai đoạn đầu bạn có thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên nếu không phát hiện ra và điều trị, nó có thể làm bạn tàn tật, rối loạn ở hệ thần kinh. Trường hợp xấu nhất, khá hiếm gặp, bị bệnh giang mai có khả năng mất mạng.
Dấu hiệu nhận biết nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa
Háng nổi mẩn đỏ không ngứa rất khó để quan sát hoặc lưu tâm vì bạn ít khi nhìn đến. Làm thế nào để phát hiện nổi mẩn đỏ ở 2 bên háng? Bên cạnh các triệu chứng nổi mẩn và không ngứa, người bệnh còn có thể có những biểu hiện liên quan như:
- Có dịch chảy ra ở bộ phận sinh dục.
- Xương chậu đau.
- Da đổi màu sang đỏ hoặc vàng tía.
- Khi giao hợp bạn cảm thấy đau.
- Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sưng ở các hạch bạch huyết, sốt và viêm họng...
Đa phần các trường hợp này đều không rõ nguyên nhân khởi phát do đâu. Vì vậy, khi thấy các triệu chứng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kỹ lưỡng.
Chữa trị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa như thế nào?
Là bệnh viêm nhiễm ngoài da do vi khuẩn hoặc dị nguyên, nổi mẩn đỏ ở háng sẽ không còn nếu bạn loại trừ được nguyên nhân gây bệnh.
Mẹo chữa tại nhà
Tình trạng phổ biến ở háng như vậy dân gian đã có nhiều cách chữa. Bạn có thể tham khảo một số mẹo làm hết đỏ háng như sau:
- Ngâm rửa lá khế: Bạn lấy một nắm lá khế, đem rửa sạch và đun sôi rồi pha với một chút nước máy cho ấm và rửa vùng háng bị đỏ trước khi ngủ, sau khi thức dậy.
- Chườm lá kinh giới: Rửa sạch 1 nắm lá kinh giới, đem sao vàng rồi bỏ vào khăn mỏng, đắp lên vùng da háng ngay khi còn nóng cho đến lúc nguội hẳn.
- Uống nước tía tô: Rửa sạch nắm lá tía tô, đem xay với nước theo tỷ lệ 200gr tía tô và 1 lít nước. Đun sôi hỗn hợp thu được rồi lọc bỏ bã, uống phần nước từ 3 - 5 lần/ngày.
- Bôi gel nha đam: Rửa sạch háng rồi bôi gel nha đam lên vết mẩn, để khoảng 20 phút và rửa lại, lau khô.
- Uống nước rau má: Cho một lượng rau má vào cối xay hoặc đem phơi khô và đun lấy nước uống.
- Uống nước đinh lăng: Dùng 100g lá đinh lăng tương nấu với 200ml nước cho sôi khoảng 15 phút rồi chắt ra bát, tiếp tục đổ 200ml nước vào đun lần 2 rồi trộn các phần nước lại để uống hết trong ngày. Dùng nước đinh lăng liên tục 1 tuần để hết mẩn đỏ không ngứa háng.
- Chữa bằng lá sả: Để giảm mẩn đỏ ở háng dân gian còn dùng lá sả đem lại hiệu quả nhanh chóng. Cách làm là rửa sạch một nắm lá sả rồi đun sôi với khoảng 2 lít nước. Dùng nước này để rửa quanh vùng háng hoặc tắm. Làm như vậy mỗi ngày để các vết mẩn tự lặn đi hết.
- Dùng bột yến mạch: Bột yến mạch có thành phần làm dịu và chống viêm ở những vùng da nhạy cảm rất hiệu quả. Bạn chỉ cần pha với nước ấm rồi thoa trực tiếp bột yến mạch vào vùng da ở háng bị nổi mẩn. Nếu muốn gia tăng hiệu quả thì trộn cùng với 1 thìa mật ong. Để nguyên khoảng 15 phút rồi rửa hết yến mạch trên vùng da vừa bôi đi.
Các cách chữa mẹo đa phần có thể làm hết mẩn đỏ ở háng nếu chúng không nhiều và mới xuất hiện. Người bệnh phải thực hiện liên tục trong nhiều ngày, nếu phù hợp với cơ địa thì sẽ khỏi bệnh. Trường hợp có các triệu chứng kèm theo như viêm loét, mưng mủ, bạn nên chọn cách khác.
Bài thuốc Đông y trị mẩn đỏ ở háng không ngứa
Đông y chữa mẩn đỏ 2 bên háng không ngứa như thế nào? Có một số bài thuốc dùng trong chữa bệnh viêm da cũng đem lại hiệu quả tốt với trường hợp này.
Bài thuốc 1:
- Nếu bị mẩn đỏ ở háng kèm theo sốt, bạn sử dụng nhẫn đông đằng để trị viêm, giải độc, nhiệt. Kết hợp với thục địa, hạ liên thảo tăng khả năng kháng sưng viêm.
- Với các thảo dược này, bạn dùng cùng liều lượng là 12g, đem rửa sạch, đun sôi nhỏ lửa với khoảng 1,5 lít nước.
- Khi còn ước chừng 500ml thì bạn ngừng đun, chắt 1 phần ra uống nóng sau bữa ăn, còn lại uống hết trong ngày.
Bài thuốc 2:
- Bạn sử dụng địa hoàng nếu có hiện tượng viêm họng, sốt kèm theo. Lại kết hợp với đan sâm để bổ phế, dưỡng huyết; mẫu đơn trắng để kháng khuẩn liên quan.
- Huyền sâm để bài trừ lở loét, hỗ trợ cải thiện viêm họng gây mẩn đỏ ở háng. Đan bì và hà thủ ô giúp tăng hiệu quả loại bỏ tác nhân gây bệnh, ngừa mưng mủ. Tất cả các nguyên liệu này bạn dùng mỗi loại 10g.
- Ngoài ra còn thêm vào đương quy, trôm lay, xuyên khung mỗi loại 6g.
- Sau đó cho tất cả vào sắc với 1 lít nước với lửa nhỏ để cô đặc thành 450ml rồi chia 3, uống nóng sau các bữa ăn trong ngày.
Bài thuốc 3:
- Bạn sử dụng địa phu tử để giải nhiệt, loại trừ các vi khuẩn gây bệnh đường tiết niệu, kết hợp với tiêu tân lang để sát trùng.
- Lại thêm tiêu sơn tra, tiêu mạch nha hỗ trợ cải thiện viêm nhiễm. Nếu bị nổi mụn nước thì thêm kê nội kim để tiêu thủy cốc. Phục linh, mẫu đơn đỏ và hoa cúc giúp thanh nhiệt, giải trừ viêm ở háng.
- Tất cả các dược liệu này bạn dùng mỗi vị 10g.
- Sau đó lại thêm hoa kim ngân 12g giải trừ mụn nhọt, bạch tiễn bì giúp giảm sưng, lở loét và chỉ xác sao vàng, mỗi loại 6g.
- Với bài thuốc này, bạn cho tất cả vào ấm, đun với nước cho cô đặc lại và uống sau các bữa ăn trong ngày.
Đông dược trị mẩn đỏ ở háng dạng thuốc uống tác dụng sâu vào bên trong nên có khả năng trị bệnh từ gốc. Tuy nhiên, do một vài yếu tố như nguyên nhân, tình trạng, cơ địa của từng người mà công dụng đạt được là khác nhau.
Điều trị bằng Tây y
Phần nhiều các trường hợp bị mẩn đỏ ở háng không ngứa nhưng diện tích rộng có liên quan đến một số bệnh khá nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng một số thuốc Tây để cải thiện tình trạng đỏ háng không ngứa này.
- Thuốc kháng histamin: Chlopheniramin, Fegra 120mg, Viên nén Hydroxyzine, Telfor 120, Diphenhydramine, Loratadine, Fexophar 180mg, có tác dụng giảm tình trạng viêm và mẩn đỏ, đau (nếu có).
- Thuốc Cetirinzin: Trị trường hợp mẩn đỏ ở háng do dị ứng, viêm kết mạc. Thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi. Nó có thể khiến người dùng thèm hoặc chán ăn, bí tiểu và buồn ngủ.
Các thuốc bôi, nước
- Kem bôi Phenergan, Eumovate: Làm giảm phù da và nổi mẩn ở háng do bệnh viêm nhiễm.
- Medrol: Giảm các kích ứng trên da, giúp háng đỡ viêm, sưng, đau, đặc trị các rối loạn về da.
- Các thuốc làm dịu da háng và kháng khuẩn: Có thể kể đến các dòng kem bôi chứa kẽm oxitde 10%, hồ nước, dung dịch Hexamidine... Khi sử dụng ngoài da sẽ ngăn ngừa, loại trừ một số loại vi khuẩn tấn công, gây viêm. Đồng thời chúng chứa một phần dược liệu làm mềm da, nhờ đó giúp da ở háng dịu đi, ít mẩn đỏ.
- Corticoid dạng bôi: Điển hình là các thuốc nhóm 4, đem lại tác dụng như hormone corticone ở tuyến thượng thận. Nó làm giảm viêm da và chống dị ứng hiệu nghiệm, tuy nhiên vì là thuốc tân dược nên nó có khả năng làm rậm lông, giãn mạch, viêm hoặc teo da, gây mụn trứng cá ở háng...
- Thuốc bạt sừng: Dùng trong trường hợp trên vết mẩn có xuất hiện vảy bong tróc được xác định là tế bào chết. Thuốc này sẽ làm tan dầu ở da, loại trừ mảng da chết cùng vi khuẩn. Khi kết hợp với corticoid sẽ tăng hiệu quả trị viêm.
- Thuốc bôi ức chế miễn dịch Tacrolimus: Dùng khi mẩn đỏ ở háng do viêm da dị ứng hoặc bị chàm. Nhóm thuốc này cũng có thể làm mỏng, teo da hoặc gây giãn mạch, nổi lên ở háng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh, dung dịch sát khuẩn để làm sạch vùng da háng, làm hết mẩn.
Trị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa bằng thuốc Tây cần dùng thuốc theo đúng chỉ định. Các loại thuốc không nên dùng quá liều hoặc dài ngày, tránh bị nhờn thuốc hoặc gặp tác dụng phụ. Những người bị nổi mẩn đỏ 2 bên háng nhưng dị ứng do dị ứng với thuốc cần dừng ngay loại thuốc đó và sử dụng phương án trị liệu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nổi mẩn ở háng không ngứa nên ăn gì, kiêng gì?
Nổi mẩn đỏ ở háng mà không ngứa nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ ăn có thể giúp các vết mẩn đỏ tại vị trí nhạy cảm này biến mất cùng tác nhân gây bệnh.
Bạn nên dùng:
- Các loại rau xanh và hoa quả tươi có tác dụng thải độc, tăng đề kháng, chống viêm, dị ứng như cam, súp lơ, quả bơ, cà rốt, cà chua, cải ngọt...
- Sử dụng nghệ để chống viêm, giảm bong tróc, lở loét ở háng nếu có bằng cách pha bột uống với nước ấm hoặc cho vào các món ăn.
- Ăn tỏi để làm dịu vết mẩn đỏ ở háng và ức chế các vi khuẩn gây bệnh, làm tiêu viêm.
- Uống trà gừng, trà xanh để thải độc cơ thể, đồng thời ức chế sự sản sinh histamin gây kích ứng trên da.
Ngoài ra, để giảm kích ứng da gây đỏ háng, bạn nên tránh dùng:
- Các loại đồ uống có cồn, ga, chất tạo màu, chất bảo quản gây kích ứng.
- Những thức ăn mà bạn thường dị ứng hoặc có khả năng giải phóng histamin.
- Các món chiên, rán, thực phẩm làm sẵn có chứa hóa chất giữ hương vị và chất bảo quản, dầu tái sử dụng...
Cách phòng ngừa nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa hiệu quả
Nổi mẩn đỏ ở hai bên háng, như đã nói ở trên, là biểu hiện của hầu hết các bệnh do vi khuẩn gây nên. Vì vậy, bạn cần biết cách sống lành mạnh và bảo vệ háng của mình.
Để ngăn chặn nguy cơ hình thành cũng như ngừa lây lan, nên:
- Vệ sinh vùng háng, bộ phận sinh dục và hậu môn thật sạch để tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Mặc đồ thoáng mát, chất vải ít cọ xát để tránh làm da háng tổn thương.
- Nên dùng bao cao su, màng chắn miệng hoặc các công cụ phòng bệnh truyền nhiễm khác khi quan hệ tình dục.
- Không tắm chung khăn, dùng chung quần áo với người khác, ngay cả “đối tác giường chiếu”.
- Chú ý tránh những chất dị nguyên, thực phẩm bạn dị ứng và các yếu tố gây kích ứng da khác, nhất là khi ngồi.
- Điều trị dứt điểm các bệnh có liên quan đến vi khuẩn gây bệnh nổi mẩn ở háng.
Kết luận
Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa có thể là dấu hiệu cho biết cơ thể bạn đang gặp một số vấn đề. Bạn nên kiểm tra, điều trị và điều chỉnh sinh hoạt, ăn uống để làm hết triệu chứng bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!