Viêm da cơ địa vùng kín gây cảm giác ngứa rát, khó chịu gây ra nhiều sự bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Căn bệnh này khó điều trị dứt điểm và dễ tái lại nếu không có phác đồ điều trị phù hợp… Việc tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả là con đường ngắn nhất để khắc phục tình trạng này.
Viêm da cơ địa vùng kín là loại bệnh gì?
Viêm da cơ địa ở vùng kín là một loại bệnh lý da liễu mãn tính thuộc nhóm bệnh viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis). Loại bệnh này khiến vùng kín của bệnh nhân bị khô sần, nổi mẩn đỏ và kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bệnh thể mãn tính nên rất khó điều trị dứt điểm, thường xuyên tái phát lại.
Căn bệnh này không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường nhưng có tính chất di truyền từ bố mẹ sang con cái. Không những thế, bệnh còn có khả năng bùng phát và lây lan sang các vùng da bên cạnh trên cơ thể rất nhanh. Vì thế, bệnh nhân cần phải phát hiện và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ.
Triệu chứng bệnh thường gặp
Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh thường gặp phải dấu hiệu tróc vảy, ngứa và khô da vùng kín. Khi bệnh mãn tính, cơn ngứa sẽ thường xuyên và khó chịu hơn. Dưới đây là những triệu chứng viêm da cơ địa vùng kín thường gặp mà người bệnh nên lưu tâm:
- Nổi các nốt mẩn ngứa đỏ ở vùng háng, bẹn, dương vật, âm đạo và mông. Đây là triệu chứng khiến nhiều người lầm tưởng là viêm da mủ. Một số bệnh nhân còn xuất hiện mụn nước gây nguy cơ viêm nhiễm cao dẫn đến đau vùng kín khi đi tiểu.
- Vùng kín luôn ngứa ngáy châm chích, càng dữ dội hơn khi tiếp xúc với nước hoặc bị ẩm ướt.
- Bề mặt da gần vùng kín bị bong tróc vảy, sần sùi.
- Cơ quan sinh dục tiết nhờn nhiều, xuất hiện các khí hư bất thường và có mùi hôi tanh rất khó chịu.
- Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, hạch bạch huyết háng và bẹn sưng to đem lại cảm giác đau nhức.
- Xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, sưng đau tinh hoàn đối với nam, đi tiểu buốt, đau bụng.
Hình ảnh triệu chứng viêm da cơ địa vùng kín:
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu
- Di truyền: Đây là nguyên nhân chiếm khoảng 50% các ca mắc bệnh. Theo nghiên cứu, có tới 80% ca lây truyền từ bố mẹ sang con cái.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Chức năng của hệ miễn dịch suy giảm chính là điều kiện dẫn đến các loại bệnh trong đó có viêm da cơ địa vùng kín.
- Ảnh hưởng từ dị nguyên: Sử dụng các loại hoá chất, dung dịch vệ sinh có độ pH cao cũng là yếu tố gây ra bệnh viêm da vùng kín.
- Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Một số tác nhân như bao cao su, gel bôi trơn, đồ chơi tình dục có thành phần latex cũng chính là nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa vùng kín nặng.
- Một số tác nhân khác: Ngoài ra, các tác nhân từ thời tiết khô hanh, vệ sinh vùng kín không cẩn thận, môi trường, nguồn nước ô nhiễm cũng gây ảnh hưởng dẫn đến viêm da cơ địa.
Biến chứng của bệnh viêm da cơ địa vùng kín
- Hen suyễn, sốt cỏ khô: Ở trẻ em có tới hơn 50% bệnh nhân dễ mắc hen suyễn và sốt cỏ khô do bệnh viêm da cơ địa vùng kín gây ra.
- Viêm da thần kinh mãn tính: Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm dẫn đến hiện tượng da xuất hiện vảy, ngứa mãn tính. Khi người bệnh gãi nhiều, vùng da có thể bị tổn thương nặng hơn và đổi màu.
- Nhiễm trùng da: Viêm da cơ địa vùng kín còn dẫn đến hiện tượng da nhiễm trùng, xuất hiện các vết loét, vết nứt, gây nguy cơ nhiễm khuẩn nặng nề.
- Rối loạn giấc ngủ: Triệu chứng ngứa ngáy khó chịu sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân, khiến người bệnh ngủ không sâu giấc, thức dậy lúc nửa đêm.
Ngoài ra, loại bệnh này còn dẫn đến các bệnh khác như viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc kích ứng, viêm da tay…
Cách chẩn đoán bệnh chính xác
Để chẩn đoán viêm ra cơ địa vùng kín, các bác sĩ thường sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiền sử của bệnh nhân cũng như của bố mẹ họ. Dưới đây là một số yếu tố chẩn đoán viêm da cơ địa vùng kín chính xác:
- Xác định chính xác vùng/vị trí ngứa: Thông thường nam giới sẽ bị ở mu, bìu dương vật, dương vật, mông và phần háng. Ở nữ giới vị trí sẽ ở mông, âm vật, âm hộ, mu, háng.
- Tần suất bệnh: Biểu hiện da bị dày sừng, cường độ ngứa tăng cao, tái phát nhiều lần.
- Dựa trên tiền sử bệnh lý: Xác định bố mẹ, thân nhân của bệnh nhân và bệnh nhân có mắc tiền sử viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn hay không.
Dựa vào triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân xuất hiện các hiện tượng lâm sàng như da khô, mặt da nổi mụn đỏ, mụn nước thành các đám nhỏ.
Đối tượng thường mắc bệnh viêm da vùng kín
- Phụ nữ: Phụ nữ được biết là đối tượng mắc bệnh viêm da ở vùng kín cao hơn nam giới. Do cơ thể phụ nữ có các yếu tố tác động như sự thay đổi của hormone trong chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với cơ địa, bộ phận sinh dục khó vệ sinh, chăm sóc…
- Người già: Người già có khả năng nhiễm viêm da cơ địa ở vùng kín do hệ miễn dịch suy giảm, vùng da trên cơ thể mất tính năng đàn hồi và khả năng tự bảo vệ vì thế nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
- Người mắc bệnh béo phì: Nhóm người mắc bệnh béo phì có thể sẽ gặp phải các vấn đề như viêm nhiễm, dễ mắc phải các bệnh viêm da, nấm, nhiễm virus.
Cách phòng ngừa bệnh viêm da ở "chỗ ấy" hiệu quả
Đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ vaccine nào phòng bệnh viêm da cơ địa, tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả bằng những phương pháp sau:
Chăm sóc da cẩn thận
- Tắm rửa: Nên tắm với nước ấm, không quá nóng, sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, tránh chà xát mạnh lên vùng kín.
- Dưỡng ẩm: Hãy chú ý bôi kem dưỡng ẩm phù hợp với da, không nên chọn các loại kem dưỡng có chứa hương hiệu và chất tạo màu hay paraben.
- Vệ sinh vùng kín: Hãy vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng với nước ấm và dung dịch dịu nhẹ, không thụt rửa âm đạo, thay quần lót thường xuyên (nên chọn các loại quần lót cotton, rộng rãi và thoáng mát).
Tránh các yếu tố kích ứng cho da
- Tránh hóa chất: Không sử dụng sản phẩm có chứa chất tẩy rửa mạnh và có mùi hương hiệu mạnh; ưu tiên dùng bao cao su không mùi, không latex.
- Môi trường: Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, ô nhiễm, chú ý giữ nhà cửa sạch sẽ và thoáng mát.
Duy trì chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh cho cơ thể
- Đảm bảo cơ thể đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết.
- Chế độ ăn uống ưu tiên có nhiều rau xanh và trái cây.
- Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày.
- Hạn chế dùng các thực phẩm ăn liền, cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn.
Người bệnh khi nào cần gặp bác sĩ?
- Cơ thể xuất hiện các nốt mẩn ngứa quanh vùng kín.
- Vùng kín có những cơn ngứa liên tục không dứt và tần suất ngày càng tăng.
- Da xuất hiện sần sùi, tróc vảy.
- Xuất hiện hạch bạch huyết ở háng và bẹn.
- Sốt cao, đau cơ quan sinh dục khi đi tiểu.
Phương pháp điều trị viêm da cơ địa vùng kín hiệu quả
Vùng kín là bộ phận khá nhạy cảm. Vì thế, người bệnh cần phải tuân theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, chuyên gia, không nên tùy ý sử dụng thuốc. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở vùng kín được các chuyên gia y học cung cấp:
Chữa bằng mẹo dân gian
Phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian nên áp dụng ở thời điểm viêm da cơ địa mới khởi phát nhẹ. Cụ thể, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo cơ bản sau:
Sử dụng đá lạnh chườm giảm ngứa
Đá lạnh có tác dụng làm cân bằng nhiệt, ức chế các hoạt động của tế bào, giảm ngứa và nóng rát hiệu quả. Khi xuất hiện cơ ngứa, người bệnh hạn chế gãi, thay vào đó, sử dụng đá lạnh chườm theo các bước sau:
- Sử dụng 4 - 5 viên đá lạnh và khăn mềm sạch
- Cho đá lạnh vào khăn sau đó chườm nhẹ nhàng lên vùng da vị viêm ngứa trong khoảng 5 - 10 phút.
Nước lá trầu không rửa vùng kín
Lá trầu không có nhiều thành phần kháng viêm hiệu quả. Không những thế, tinh dầu trầu không còn có tác dụng giảm ngứa bề mặt da bị tổn thương. Hãy chuẩn bị theo các bước sau để áp dụng cách này hiệu quả:
- Chuẩn bị một nắm lá trầu không đã rửa sạch, muối hạt.
- Vò nát lá trầu không và đun sôi với 2 lít nước trong vòng 5 phút. Sau đó lọc lấy nước, pha ấm, cho vài hạt muối và rửa vùng kín trong khoảng 5 - 10 phút.
Dùng nước lá trà xanh sạch rửa vùng kín
Trà xanh có chứa tinh chất EGCG và nhiều thành phần kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Cách áp dụng đơn giản như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá trà xanh đã rửa sạch và 1 nồi nước sạch.
- Vò nát lá trà xanh đun sôi với 2 lít nước trong vòng 5 - 10 phút. Sau đó pha nước ấm và ngâm rửa vùng kín trong khoảng 5 - 10 phút.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tốt hơn, người bệnh nên kết hợp điều trị với các phương pháp Tây y và Đông y.
Điều trị bằng thuốc Tây
Thông thường, khi bệnh viêm nhiễm ở thể nặng, diện tích viêm nhiễm rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng mới dùng đến phương pháp Tây y. Dưới đây là một số loại thuốc Tây y thường được chỉ định cho người viêm da cơ địa vùng kín:
- Triamcinolon, Clobetasol, Hydrocortison: Đây là những loại thuốc bôi có chất gây nghiện, khi dùng cần tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo an toàn, không dùng quá 14 ngày liên tục.
- Thuốc bôi ức chế miễn dịch như Elidel, Protopic: Giúp điều hòa các phản ứng miễn dịch, giảm sưng ngứa hiệu quả.
- Thuốc uống kháng histamin: Có tác dụng giảm ngứa tức thì, loại thuốc này thường bôi vào buổi tối.
- Methotrexate, Cyclosporin: Là các thành phần thuốc uống chống viêm có chất gây nghiện. Đây là nhóm thuốc được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh diễn biến xấu và khó kiểm soát.
- Các loại thuốc kháng sinh, chống nấm: Dùng trong trường hợp vùng kín bị nhiễm trùng.
Lưu ý: Thuốc Tây sẽ có rất nhiều tác dụng phụ như teo da, suy gan thận, mỏng da… Vì thế, người dùng cần hết sức cẩn trọng và chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Điều trị bằng bài thuốc Đông y
Theo của Đông y, viêm da cơ địa vùng kín hình thành do chức năng thải độc và thanh lọc của cơ thể bị suy giảm. Để khắc phục tình trạng này hiệu quả, người bệnh cần bồi bổ dưỡng khí, tăng sức đề kháng, cải thiện chức năng gan thận và cân bằng âm dương.
- Bài thuốc thanh dinh thang: Nguyên liệu bao gồm huyết sâm, sài đất, mạch đông, rau má, đẳng sâm, ngân hoa. Làm sạch các nguyên liệu và sắc lấy nước uống mỗi ngày, uống 3 lần/ngày.
- Bài thuốc tiêu phong tán: Nguyên liệu bao gồm quốc lão, thuyền thoái, hắc phong tử, tri loại, tần quy, khổ sâm, kinh giới, phục linh, tuyết thảo, sài đất, sinh địa, bồ công anh, kim ngân hoa, hương truật. Sắc lấy nước uống 3 lần/ngày.
- Bài thuốc cao nghệ ráy dại: Nguyên liệu bao gồm củ ráy dại, vảy sáp ong, củ uất kim, 1 chén dầu vừng. Làm sạch nguyên liệu, sắc lấy thuốc uống 3 lần/ngày.
Chữa bệnh bằng các bài thuốc Đông y yêu cầu người bệnh cần kiên trì, sử dụng trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả. Ngoài ra, thuốc Đông y còn phụ thuộc nhiều vào mức độ, giai đoạn và cơ địa của người bệnh vì thế mức độ cải thiện ở mỗi trường hợp là khác nhau.
Các loại dược liệu trị viêm da ở vùng kín trong Đông y
Sử dụng các loại dược liệu trong tự nhiên được biết đến là phương pháp điều trị viêm da cơ địa vùng kín trong Đông y khá hiệu quả mà người bệnh nên áp dụng. Các loại dược liệu tự nhiên có tác dụng giải độc, kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm hiệu quả đó là: thuyền thoái, hắc phong tử, tri loại, tần quy, khổ sâm, kinh giới, phục linh, tuyết thảo, sài đất, sinh địa, bồ công anh, kim ngân hoa, hương truật, ...
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên sử dụng các loại dược liệu trên theo hướng dẫn của bác sĩ Đông y.
Viêm da cơ địa vùng kín là loại bệnh nhạy cảm, khó điều trị dứt điểm và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, khi cảm nhận có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy thăm khám bác sĩ kịp thời để điều trị nhanh nhất có thể, giảm biến chứng nặng nề. Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin khoa học về bệnh viêm da cơ địa vùng kín mà bạn nên tham khảo.
Viêm da cơ địa thuộc chứng viêm da tự miễn gây ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Với những triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, mụn nước, mẩn đỏ, nhiều người lo ngại về vấn đề bệnh viêm da cơ địa có lây không
Các triệu chứng viêm da cơ địa tái đi tái lại liên tục sẽ khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Ngoài ra thì việc tái phát nhiều lần sẽ khiến tổn thương trên da người bệnh lan rộng, kéo dài, hình thành nên sẹo gây mất thẩm mỹ.
Viêm da cơ địa là một tình trạng mạn tính, phần lớn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiếm soát được, vì vậy người bị viêm da cơ địa cần có thói quen, lối sống phù hợp để tránh các đợt tái phát: Theo dõi và kiên trì điều trị bệnh.
Theo Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 tham gia nghĩa vụ quân sự. Như vậy, bạn bị viêm da cơ địa thì sức khỏe loại 6, không đủ điều kiện về sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự
Mỗi lần thời tiết mà thay đổi là không chỉ vùng kín mà hầu như cơ thê tui bị kích ứng r viêm da ngay, da khô, ngứa, gãy nhẹ thui là nó sưng đỏ thành mảng. Khám bệnh viện lớn luôn r mà vẫn bị, giờ dùng lá chè với kem dưỡng mỗi ngày thôi chứ dùng thuốc tây uống hoài sợ quá
Chị dùng kem dưỡng loại nào thế ạ, em cũng đang tìm kem dưỡng da cho nó ẩm da đễ đỡ bong tróc ngứa ngáy, loại nào dùng ngay vùng kín mà ổn ko bị kích ứng nhỉ
Đi khám bệnh viện bác sĩ có kê cho thuốc bôi nhé bạn, còn kem dưỡng thì cứ chọn 2,3 loại rồi hỏi bác sĩ xem sao chớ giừ nhiều loại lắm, dùng ko khéo nó kích ứng thì lai mệt