Nổi mẩn đỏ ở lưng là triệu chứng bệnh dễ gặp ở bất cứ ai. Tuy nhiên nếu triệu chứng này gây ngứa, nhiều người sẽ lo lắng tìm cách điều trị. Còn khi nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa, tâm lý không ít người sẽ bỏ qua, không quan tâm. Nhiều trường hợp đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.
Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là bệnh gì ?
Nếu bạn hoặc người thân hay gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa thì cũng không nên chủ quan bởi đây có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Viêm da
- Biểu hiện bên ngoài: phát ban, mẩn đỏ nhiều ở lưng nhưng bề mặt da không ngứa. Sau vài ngày xuất hiện mụn bong tróc khiến bề mặt da khô ráp. Nếu không có hướng điều trị sẽ xuất hiện các mụn nước, mụn mủ chứa dịch lở loét gây đau.
Nguyên nhân: bề mặt da bị tiếp xúc nhiều với chất kích thích, hóa chất công nghiệp hoặc các sản phẩm làm sạch quá nhiều cồn.
Nổi mề đay
- Biểu hiện bên ngoài: Bệnh nổi mề đay là tình trạng các vùng da bị tổn thương xuất hiện các nốt hồng hoặc trắng, có thể chứa dịch nước bên trong hoặc không. Hầu hết nổi mề đay sẽ có triệu chứng ngứa thậm chí ngứa dữ dội.
- Nguyên nhân: Thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh hoặc oi bức. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân gây bệnh như môi trường sống, dị ứng hóa chất, lông động vật, dị ứng cơ địa, dị ứng thực phẩm...Trẻ nhỏ và người lớn đều là đối tượng của bệnh.
Da hăm
- Biểu hiện bên ngoài: Nhiều người lầm tưởng chỉ có trẻ nhỏ mới bị hăm da nhưng trên thực tế người lớn cũng gặp bệnh này. Vùng da bị hăm xuất hiện những mảng đỏ ngứa nhẹ hoặc không ngứa, bề mặt da chứa mụn nhỏ li ti, các đốm da khô ráp.
- Nguyên nhân: Cơ thể bị dị ứng, nhiễm khuẩn, mồ hôi ra nhiều nhưng không được vệ sinh thường xuyên. Không chỉ lưng, những vùng da tiết nhiều mồ hôi như ngực, nách, kẽ chân cũng dễ bị hăm.
Lang ben
- Biểu hiện bên ngoài: Sắc tố dưới da bị thay đổi, vùng da lang beng xuất hiện đốm trắng, đỏ không liền nhau, không ngứa ngáy, lớp da này sần sùi, thô ráp và sau đó sẽ bóc đi.
- Nguyên nhân: Do nấm Pityrosporum ovale gây ra. Đây là bệnh dễ lây nhiễm vì thế không nên dùng chung khăn mặt, khăn tắm, quần áo hay bất kỳ đồ cá nhân nào với người bệnh. Không nguy hiểm tính mạng nhưng lang beng gây mất thẩm mỹ, người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.
Các khối u máu
- Biểu hiện bên ngoài: Các nốt mẩn màu đỏ hồng không ngứa xuất hiện ở các vị trí khác cũng cảnh báo nguy cơ dẫn đến u máu bạn cần lưu ý.
- Nguyên nhân: U máu là sự tăng sinh lành tính của các mạch máu nhỏ, hầu hết chúng là khối u lành tính nhưng nếu u quá to phá vỡ biểu bì da, gây chảy máu hoặc chèn ép lên các cơ quan khác thì cần tiến hành điều trị kịp thời tránh hệ lụy xấu.
Sốt phát ban
- Biểu hiện bên ngoài: Các nốt ban đỏ hồng bắt đầu ở lưng ngực và lan ra toàn cơ thể, kèm theo đau họng, sưng họng, đau cơ, lưỡi màu đỏ.
- Nguyên nhân: Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do vi khuẩn truyền nhiễm gây ra. Hầu hết bệnh sẽ kéo dài dưới 1 tuần, nếu các triệu chứng ngày càng phức tạp bạn hãy đưa bé tới bệnh viện để điều trị kịp thời.
Bệnh Zona
- Biểu hiện bên ngoài: Mụn nước mọc dưới da gây ngứa hoặc không ngứa. Nếu zona nhẹ không ngứa, không đau người bệnh vệ sinh bôi thuốc đúng cách 3 – 5 ngày các mụn nước vỡ ra là khỏi. Tuy nhiên nếu bị zona vùng mắt hoặc các vùng lân cận trên mặt cần chú ý hơn bởi có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Nguyên nhân: Không có nghiên cứu chính xác nào giải thích được tại sao virus thủy đậu có thể tái hoạt động và gây ra bệnh zona nhưng một vài điều kiện thuận lợi hình thành bệnh là: mệt mỏi, stress, hệ miễn dịch suy yếu ….
Bệnh Lupus nổi ban đỏ
- Biểu hiện bên ngoài: Người bệnh phát ban đỏ ở lưng, cổ và mặt, vết ban có hình dạng như cánh bướm.
- Nguyên nhân: Đây là bệnh tự miễn mãn tính, bệnh lupus nổi ban đỏ xuất hiện khi các tế bào, mô và cơ quan của cơ thể bị hệ thống miễn dịch “tấn công nhầm”.
Ung thư da
- Biểu hiện bên ngoài: Đây là tổn thương da nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới tử vong. Dấu hiệu bệnh khá mờ nhạt. Thông thường là những đốm đỏ giống như nốt ruồi không ngứa, không đau, tồn tại rất dài, không biến mất sau vài ngày như các loại phát ban thông thường kể trên.
- Nguyên nhân: Do tiếp xúc nhiều các chất phóng xạ, hóa chất độc hại gây ung thư hoặc do yếu tố di truyền.
Cách điều trị khi bị nổi mẩn đỏ không ngứa ở lưng nhanh và hiệu quả
Nổi mẩn đỏ không ngứa nếu phát hiện sớm, tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh thì việc chữa trị cũng không quá phức tạp. Căn cứ vào tình hình thực tế bệnh để chọn các phương pháp phù hợp dưới đây:
Dùng thuốc tây
Ưu điểm: Dễ mua, triệu chứng mẩn đỏ cải thiện nhanh chóng
Nhược điểm: Có nhiều tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.
Một số loại thuốc kê đơn thường dùng:
- Nổi mẩn ngứa nhẹ: Dùng Thuốc kháng Histamine như Loratadin, Cetirizine, Loratadine, Diphenhydramine, thuốc bôi Phenergan….
- Nổi mẩn đỏ nặng, mãn tính: dùng thuốc chứa Corticosteroid như Dexamethason, thuốc bôi Eumovate… tuy nhiên không được dùng quá 3 ngày.
Dùng bài thuốc dân gian
Ưu điểm: Rẻ tiền, nguyên liệu sẵn có, cách làm dễ.
Nhược điểm: Không trị được tận gốc bệnh.
Một số bài thuốc dân gian chữa mẩn đỏ không ngứa hiệu quả:
- Nha đam: Lấy 2 nhánh nha đam tươi mang gọt bỏ phần vỏ xanh và gai rồi rửa sạch. Đắp trực tiếp nha đam tại vùng da mẩn đỏ 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Nên làm nhiều lần trong ngày để bệnh nhanh khỏi.
- Lá cây đinh lăng: Dùng 100g lá đinh lăng mang rửa sạch phơi khô, nấu cùng nửa lít nước đến khi cô lại còn 1 nửa thì chắt lấy nước dùng mỗi ngày 2 lần sáng và tối.
Điều trị tại nhà
Có khá nhiều cách giúp cải thiện tình trạng bị nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa khá hiệu quả người bệnh có thể áp dụng như:
- Chườm lạnh: Dùng khăn vải xô bọc vài viên đá lạnh áp lên vùng da tổn thương khoảng 10 giây, chườm khoảng 15 phút sẽ thấy dễ chịu, các nốt mẩn ngứa dịu đi.
- Dùng banking soda: Dùng 1 thìa cà phê bột banking soda hòa vào ít nước lạnh tạo thành hỗn hợp sền sệt. Thoa hỗn hợp đó lên vùng da bị bệnh đợi đến khi khô hoàn toàn thì rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Tắm yến mạch: Lấy 3 thìa yến mạch thô hòa lẫn nước tắm, ngâm vùng da mẩn đỏ trong nước đó 10 phút rồi tắm sạch lại.
Những chú ý trong điều trị
Để chứng nổi mẩn đỏ nhanh khỏi hơn người bệnh cần lưu ý :
- Vệ sinh da hằng ngày, đúng cách, không chà xát quá mạnh hoặc dùng các sản phẩm sữa tắm có chất tẩy mạnh.
- Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng. Hạn chế các đồ ăn gây kích ứng da như hải sản, rượu bia, các loại gia vị cay nóng.
- Tập thể thao 20 - 30 phút mỗi ngày cũng làm tăng sức đề kháng, hạn chế mầm bệnh.
- Không để da tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, nên che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài.
Kết luận
Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách chữa hiệu quả nếu bạn bị nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa. Nếu có các triệu chứng bệnh lý phức tạp hơn tốt nhất bạn nên tới soi da tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có phác đồ điều trị hợp lý. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!