Tình trạng viêm da cơ địa khi mang thai rất phổ biến do quá trình phát triển của bé khiến da của mẹ bầu bị căng, rạn, nứt nẻ… tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi gây viêm nhiễm, mẩn đỏ. Tình trạng khó chịu, ngứa rát khiến mẹ lo lắng sẽ ảnh hưởng tới bé. Vậy làm sao để cải thiện các dấu hiệu này, cách phòng ngừa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu.
Nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa ở phụ nữ có thai
Do sự thay đổi nồng độ estrogen khiến tâm lý căng thẳng, hệ miễn dịch cũng bị suy giảm dẫn tới cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Những tổn thương ngoài da nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang trạng thái mãn tính, gây ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, các mẹ lo lắng bệnh viêm da có thể lây cho bé, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của thai nhi.
Việc tìm ra nguyên nhân gây viêm da cơ địa khi mang thai sẽ giúp chị em tìm ra hướng điều trị phù hợp. Sau đây là những tác nhân gây bệnh ở bà bầu phổ biến nhất.
Sự thay đổi hormone
Thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh ra hormone prolactin và progesterone.
- Prolactin: Ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình biệt hoá của tế bào, đóng vai trò điều hoà quá trình trao đổi chất, hệ miễn dịch và phát triển tuyến tụy.
- Progesterone: Đóng vai trò sản xuất ra các Steroid tự nhiên, điều hoà hormone nội tiết trong cơ thể phụ nữ.
Sự tăng nhanh của IgE trong huyết tương làm các chất dẫn truyền thần kinh trên sẽ dẫn tới rối loạn các chức năng của cơ thể bà bầu và bùng phát triệu chứng viêm da cơ địa.
Suy giảm hệ miễn dịch
Cũng trong thời gian 3 tháng đầu, hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai sẽ bị suy giảm. Nhân cơ hội này các bệnh viêm nhiễm bắt đầu xuất hiện. Nghiên cứu từng công bố trên tạp chí Science Immunology chứng minh rằng: ”Trong quá trình mang bầu, tế bào miễn dịch của phụ nữ thay đổi suốt thai kỳ. Hệ miễn dịch phải kìm nén để ngăn cho cơ thể từ chối thai nhi, lúc này virus làm bất hoạt quá trình tương tác giữa hệ IS (immune system) và vi khuẩn. Dẫn tới cơ thể người mẹ dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. “
Yếu tố khách quan khác
Quá trình mang thai khiến mẹ ốm nghén, lo âu dẫn tới cơ thể sản sinh ra cortisol kích thích tình trạng kích ứng ở da. Bên cạnh đó, ốm nghén khiến mẹ bầu không thể ăn uống, thiếu chất, sức đề kháng dễ là thời điểm để viêm nhiễm xuất hiện.
Ngoài ra, các yếu tố do môi trường như khói bụi, lông động vật, côn trùng, dị ứng phấn hoa… có thể cũng gây ra tình trạng kích ứng trên da của phụ nữ mang thai dễ mắc viêm da cơ địa.
Dấu hiệu phụ nữ mang thai bị viêm da cơ địa
Chị em mang thai có thể dễ dàng nhận thấy những thay đổi của cơ thể khi mắc chứng viêm da cơ địa. Các dấu hiệu điển hình của bệnh gồm:
- Các vết phát ban đỏ có kích thước khác nhau xuất hiện trên khắp cơ thể (mặt, ngực, bụng, khuỷu tay…)
- Mụn nước: Những mụn nước nhỏ li ti có thể xuất hiện trên da, khiến ngoại hình bị ảnh hưởng
- Ban đỏ, phù nề: Một số trường hợp trên da của phụ nữ có thai sẽ xuất hiện ban đỏ, phù nề, có dấu hiệu trợt loét, chảy dịch.
- Á sừng, vẩy nến: Ngứa ngáy, khó chịu khiến tình trạng cào gãi nhiều, gây tổn thương da. Á sừng, vẩy nến xuất hiện làm vùng da bị viêm khô, bong tróc, mất thẩm mỹ.
Viêm da cơ địa khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Những triệu chứng này có thể kéo dài vài tuần, khiến mẹ lo lắng viêm da cơ địa có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc giải đáp: Các triệu chứng về da không ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Tuy nhiên do tình trạng khó chịu, ngứa ngáy khiến mẹ bầu mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi và suy nhược.
Nếu mẹ không điều trị kịp thời có thể khiến bé sinh ra bị nhẹ cân, ốm yếu. Đặc biệt theo một nghiên cứu thì có tới 70% trường hợp trẻ sơ sinh bị di truyền các bệnh liên quan đến viêm da cơ địa, chàm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn… Việc điều trị kịp thời là điều cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của mẹ và bé.
Bà bầu bị viêm da cơ địa phải làm sao?
Việc điều trị bằng thuốc sẽ không thích hợp cho phụ nữ mang thai. Chính vì vậy phương pháp điều trị viêm da cơ địa cho bà bầu ưu tiên an toàn, không gây biến chứng tới mẹ và bé, có thể thực hiện tại nhà. Dưới đây là những cách phổ biến đã và đang được nhiều bà bầu áp dụng:
Điều trị không dùng thuốc tại nhà
Có nhiều phương pháp điều trị không dùng thuốc cho bệnh viêm da cơ địa mà chị em khi mang thai có thể thực hiện. Ưu điểm của chúng đó là an toàn, ít tác dụng phụ nguy hiểm.
1. Chườm lạnh
Chườm lạnh giúp làm dịu cơn ngứa rát, khó chịu ở trên da mà mẹ bầu đang chịu đựng. Phương pháp này tuyệt đối an toàn, dễ dàng thực hiện, mẹ bầu có thể áp dụng trước khi ngủ để giúp tình trạng ngứa do viêm da cơ địa không phát sinh.
- Bước 1: Chuẩn bị túi chườm đá sạch.
- Bước 2: Bỏ lượng đá vừa đủ vào túi sau đó đặt lên các vị trí viêm nhiễm trên da.
- Bước 3: Giữ khoảng 5 phút mỗi chỗ và thay đổi để tránh gây bỏng lạnh.
2. Sử dụng kem dưỡng giảm ngứa viêm da cơ địa cho bà bầu
Trường hợp á sừng, khô ráp, ngứa ngáy hoàn toàn khắc phục được bằng các loại kem dưỡng ẩm. Do cơ địa nhạy cảm nên chị em phụ nữ nên lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ như vaseline, eucerin, a-derma…
Hoặc sử dụng các loại kem dưỡng có nguồn gốc tự nhiên để đảm bảo an toàn.
- Bước 1: Tắm và lau khô cơ thể trước khi sử dụng sản phẩm
- Bước 2: Sử dụng một lượng kem vừa phải thoa lên các vết tổn thương một lớp mỏng
- Bước 3: Massage nhẹ nhàng để hỗn hợp ngấm vào da
- Bước 4: Để khô tự nhiên sau đó mặc trang phục như bình thường
Thực hiện các trên 2 – 4 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Quang trị liệu
Phương pháp ngoại khoa bằng cách sử dụng tia UV để điều trị các vết ban đỏ, mẩn ngứa. Có 4 loại ánh sáng thường được sử dụng để chữa viêm da như sau:
- Ánh sáng cực tím B (UVB): Tia cực tím B thâm nhập vào da, tác dụng vào tế bào khiến quá trình tăng trưởng của chúng bị ảnh hưởng. Các chuyên gia sẽ sử dụng một trong hai loại dải rộng và dải hẹp để điều trị. Theo nghiên cứu của Đại học Y New Zealand cho thấy bằng tần hẹp sẽ làm sạch vảy nến, viêm da cơ địa nhanh hơn, kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn UVB dải rộng.
- Ánh sáng mặt trời: Tia UVA hoạt động tốt nhất để chữa bệnh lý về da như vảy nến, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm da dầu… Cách thực hiện đơn giản, người bệnh chỉ cần tắm nắng từ 5 – 10 phút mỗi ngày (lựa chọn thời điểm sáng sớm hoặc hoàng hôn khi ánh nắng không quá gắt).
- Psoralen + UVA: Không giống như hai loại ánh sáng trên, Psoralen được dùng để làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da, xoá nhanh cách triệu chứng bệnh viêm nhiễm trên phần biểu bì. Tuy nhiên người bệnh khi sử dụng liệu pháp này sẽ thấy xuất hiện một số triệu chứng phụ như buồn nôn, ngứa… Chú ý tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng liệu pháp này để điều trị viêm da một cách an toàn.
- Laser: Còn được biết với tên gọi khác là Excimer Laser, phương pháp này được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ công nhận tính an toàn và hiệu quả chữa viêm da cơ địa mãn tính.
Phương pháp điều trị viêm da cơ địa cho mẹ bầu bằng quang trị liệu mặc dù không gây tác dụng phụ tới thai nhi. Tuy nhiên người bệnh cần tới cơ sở y tế uy tín để khám và được bác sĩ tư vấn cẩn thận.
Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên
Điều trị viêm da bằng thảo dược được khá nhiều người ưa chuộng nhờ công dụng tích cực, an toàn, lành tính đồng thời không gây nguy hiểm tới sức khoẻ. Cách tắm lá hoặc xông thuốc thảo dược thực hiện như sau:
- Bước 1: Sử dụng các loại thảo mộc như lá ổi, lá trầu không, lá chè xanh rửa sạch đem đun sôi
- Bước 2: Lấy nước pha cùng nước lạnh để tắm
- Bước 3: Có thể lấy bã thuốc để chà lên các vùng viêm da một cách nhẹ nhàng.
Thực hiện cách trên 2 lần/ngày suốt thời gian dài sẽ thấy chuyển biến tích cực.
Cách chữa viêm da cơ địa khi mang thai bằng thuốc Tây
Một số trường hợp tổn thương trên da phát triển quá nhanh, gây khó chịu cho phụ nữ mang thai. Bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc như sau:
- Thuốc bôi chứa ZnO
Kẽm oxide là chất bột mịn sau khi đã ngưng tụ kẽm ở dạng hơi, chúng thường được sử dụng để điều chế thuốc chữa viêm da, vảy nến hoặc kem chống nắng. Phụ nữ mang thai bị viêm da cơ địa có thể sử dụng thuốc bôi chứa ZnO mà không lo các tác dụng phụ tới sức khoẻ cơ thể.
Thành phần Ichthammol, bismuth oxyd, glycerol cùng chất mỡ có tác dụng kháng khuẩn, dịu vết thương do vi khuẩn gây nên. Đồng thời còn giúp dịu cơn bỏng rát hoặc cháy nắng gây ra.
Cách sử dụng như sau:
- Bôi một lớp mỏng 2 ngày/lần lên vùng da bị viêm
- Sử dụng gạc để che vết thương bảo vệ chúng khỏi khói bụi, vi khuẩn.
Mẹ bầu có thể mua các loại thuốc mỡ, kem bôi chứa ZnO tại các nhà thuốc trên thị trường.
- Thuốc kháng histamin H1
Đóng vai trò đối kháng với thụ thể histamin tại tế bào. Cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa tức thì, các loại thuốc thế hệ I và thế hệ II ít gây ra tác dụng phụ không mong muốn, phù hợp sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Việc sử dụng thuốc tân dược điều trị viêm da cơ địa khi mang thai cần phải có sự giám sát của bác sĩ, vì vậy chị em phụ nữ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc mà chưa có sự cho phép.
Cách chữa viêm da cơ địa cho mẹ bầu bằng Đông y
Nếu mẹ lo lắng việc sử dụng tân dược sẽ làm ảnh hưởng tới thai nhi, cách chữa viêm da cơ địa bằng đông y sẽ loại bỏ nỗi lo này. Bằng việc sử dụng các loại thảo dược quý, lành tính, hạn chế tác dụng phụ đối với cơ thể mẹ khi mang thai. Dưới đây là một số bài thuốc mà bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc 1: Trị viêm da cơ địa bằng cách thanh nhiệt, tiêu độc
- Chuẩn bị: Cam thảo, kim ngân hoa mỗi vị 6g, bồ công anh, sài đất, thương nhĩ tử mỗi vị 12g.
- Cách sắc: Đem các vị thảo dược trên rửa sạch, sau đó bỏ vào bình sắc thuốc. Đổ vào bình khoảng 400ml thì đun trong vòng 30 phút. Chia thành nhiều thang thuốc để uống.
Bài thuốc 2: Làm dịu cơn ngứa, vết mẩn đỏ
- Chuẩn bị: Trúc diệp, sài đất, kim ngân hoa, đan sâm, rau má, liên kiều mỗi vị 10g
- Cách sắc: Đun trong vòng 45 phút, chia thành 3 thang uống trong ngày.
Bài thuốc 3: Dứt điểm triệu chứng bệnh
- Chuẩn bị: Thương truật, sinh địa, kim ngân hoa, thổ phục linh, rau má, đương quy mỗi vị 12g. Kinh giới, khổ sâm mỗi vị 10g, thạch cao 8g, ngưu bàng 8g, tri mẫu 8g.
- Cách sắc: Đem sắc cùng 5 bát nước, đun trong vòng 30 phút chia làm nhiều thang để uống.
Các bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng nhẹ, không thể chữa dứt điểm bệnh lý mãn tính. Người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để có được hiệu quả tốt nhất.
Chăm sóc mẹ bầu khi bị viêm da cơ địa khi mang thai
Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ nhưng viêm da cơ địa khiến mẹ bầu khó chịu, chán ăn, mất ngủ… ảnh hưởng tới thai nhi. Một số cách để chăm sóc phụ nữ mang thai trong quá trình chữa bệnh như sau:
- Cấp ẩm cho da thường xuyên bằng nhiều sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không chứa hương liệu gây kích ứng da.
- Tắm nước ấm vừa đủ để da thông thoáng, không mất đi lớp bảo vệ
- Uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày
- Trong chế độ ăn cần bổ sung thêm chất xơ, khoáng chất, vitamin từ hoa quả, rau củ.
- Khi có những cơn ngứa xuất hiện, không dùng tay gãi hay cào vì chúng sẽ làm tổn thương tế bào trên da.
- Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vào mùa lạnh, thời tiết hanh khô…
Viêm da cơ địa khi mang thai không nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và bé. Nhưng cần điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày. Chủ động thăm khám thường xuyên với bác sĩ uy tín để có những chẩn đoán phù hợp nhất.
Viêm da cơ địa thuộc chứng viêm da tự miễn gây ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Với những triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, mụn nước, mẩn đỏ, nhiều người lo ngại về vấn đề bệnh viêm da cơ địa có lây không
Theo Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 tham gia nghĩa vụ quân sự. Như vậy, bạn bị viêm da cơ địa thì sức khỏe loại 6, không đủ điều kiện về sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự
Các triệu chứng viêm da cơ địa tái đi tái lại liên tục sẽ khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Ngoài ra thì việc tái phát nhiều lần sẽ khiến tổn thương trên da người bệnh lan rộng, kéo dài, hình thành nên sẹo gây mất thẩm mỹ.
Viêm da cơ địa là một tình trạng mạn tính, phần lớn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiếm soát được, vì vậy người bị viêm da cơ địa cần có thói quen, lối sống phù hợp để tránh các đợt tái phát: Theo dõi và kiên trì điều trị bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!