Rất nhiều người đã từng gặp phải hiện tượng tay chân nổi mẩn đỏ không ngứa nhưng không biết là bệnh gì? Điều trị thế nào để đạt hiệu quả cao và an toàn? Để giúp bạn đọc hiểu rõ chứng bệnh mình đang gặp phải là gì, tapchidongy xin chia sẻ thông tin tổng quan về tình trạng nổ mẩn đỏ ở tay chân không ngứa sau đây.
Tay chân nổi mẩn đỏ không ngứa nguyên nhân do đâu?
Nổi mẩn đỏ không ngứa ở chân và tay thường là các triệu chứng lành tính. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan nếu tình trạng này kéo dài, xuất hiện theo chu kỳ. Bởi vậy, cần xác định chính xác nguyên nhân gây mẩn đỏ để có phương hướng điều trị phù hợp, tránh gây mất thẩm mỹ cũng như dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về da liễu.
Thông thường, nổi mẩn đỏ không ngứa chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây.
1. Mề đay do thời tiết
Thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc độ ẩm cao đều có thể khiến bệnh mề đay phát tác. Nổi mề đay do thời tiết thường không gây ngứa nhưng lại khiến da xuất hiện các tình trạng như sưng tấy, căng tức. Tinh thần của bạn cũng bị ảnh hưởng khi luôn cảm thấy uể oải và mệt mỏi.
2. Do viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng là một tình trạng tự miễn dịch ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch phản ứng với một chất dị ứng, nó giải phóng các chất hóa học gây viêm và tổn thương các mạch máu.
Mẩn đỏ là một triệu chứng phổ biến của viêm mao mạch dị ứng. Mẩn đỏ có thể xuất hiện ở bất kỳ trên cơ thể. Chúng hình thành do hiện tượng chảy máu hoặc viêm mao mạch. Mặc dù không gây ngứa nhưng viêm mao mạch dị ứng lại gây ra những triệu chứng khác như sưng tấy, đau khớp, đau bụng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
3. Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ sẽ gây ra các đốm đỏ trên da nhưng không ngứa. Người mắc bệnh sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như đau khớp, mệt mỏi, sốt, ở phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt…
4. Sốt phát ban
Sốt phát ban là một bệnh do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Triệu chứng phổ biến của bệnh nổi mẩn đỏ khắp tay chân, lưng nhưng không ngứa đi kèm sốt, ho và sổ mũi. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện khác như đau cơ, tiêu chảy, đau bụng, đau họng…
5. Nổi mẩn đỏ ở tay và chân không ngứa do viêm da tiếp xúc dị ứng
Khi vùng da tay hoặc chân tiếp xúc trực tiếp hoặc phản ứng với những chất gây dị ứng sẽ dẫn đến hiện tượng viêm da tiếp xúc dị ứng. Theo đó, làn da sẽ nổi các nốt mẩn đỏ, khô da và có vảy nhưng bề mặt da không ngứa.
Mức độ nổi mẩn đỏ, khô da có nghiêm trọng hay không dựa vào số lượng chất kích ứng cũng như thời gian tiếp xúc.
6. Vảy phấn hồng
Vảy nến hồng ban đầu thường xuất hiện ở bụng, ngực, lưng với các mảng lớn tròn đỏ. Tuy nhiên, nếu không xử lý, bệnh có thể lan da những vùng da khác như chân, tay đa phần không ngứa. Một số ít có cảm giác ngứa nhẹ nhưng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt.
7. Dày sừng nang lông
Dày sừng nang lông xảy ra khi các tế bào chết tích tụ trong nang lông, dẫn đến tình trạng da sần sùi, thô ráp và có thể xuất hiện các mẩn đỏ. Những nốt mẩn này không gây ngứa nhưng lại khiến làn da trở nên mất thẩm mỹ, khiến người bệnh, đặc biệt là các chị em tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người.
8. Ung thư da
Ung thư da có biểu hiện dễ nhận thấy là làn da xuất hiện các chấm đỏ trông rất giống nốt ruồi son và không hề ngứa ngáy. Theo thời gian, mật độ các chấm đỏ này ngày càng nhiều.
9. Bệnh zona
Zona là căn bệnh khá phổ biến do virus gây ra. Khi mắc bệnh, trên da sẽ xuất hiện các ban đỏ và theo thời gian, chúng sẽ chuyển thành mụn nước nhưng không gây ngứa mà chỉ cảm thấy rát rất khó chịu. Bệnh có thể xuất hiện ở tay, chân hoặc bất cứ bộ phận nào trên cơ thể.
10. Giãn mao mạch
Giãn mao mạch xảy ra do đột biến gen ở endoglin và thụ thể activin, dẫn đến vỡ mạch máu, chảy máu. Từ đó, dưới da hình thành các nốt ban đỏ kèm theo triệu chứng khác là phân có máu, đi ngoài phân đen.
11. Lang ben
Nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay, chân có thể là do bệnh lang ben. Nguyên nhân gây bệnh thường là do nấm Pityrosporum với biểu hiện là xuất hiện đốm trắng hoặc đốm đỏ trên da nhưng không gây ngứa.
Lang ben mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe nếu dùng chung đồ dùng hay tiếp xúc qua da.
Nổi mẩn đỏ tay chân nhưng không ngứa có nguy hiểm? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Đa phần các hiện tượng nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay, chân hay cơ thể đều là lành tính và sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chủ quan mà cần theo dõi diễn biến của triệu chứng để có hướng xử lý kịp thời. Đặc biệt, nếu trong những trường hợp dưới đây cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị chuẩn xác:
- Vùng da mẩn đỏ có biểu hiện nhiễm trùng và có mủ.
- Các nốt mẩn đỏ không tự tiêu biến hay thuyên giảm mà ngày một dày đặc, lan rộng, thậm chí ra khắp cơ thể.
- Ban đầu các nốt mẩn đỏ không ngứa nhưng tự nhiên ngứa dữ dội hoặc đau đớn.
- Người bệnh bị sốt cao liên tục hoặc sốt nhẹ trong nhiều ngày.
- Người bệnh có triệu chứng tụt huyết áp, vấn đề thở gặp khó khăn.
Điều trị nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay, chân như thế nào?
Căn cứ vào từng mức độ, nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ mà sẽ có hướng điều trị phù hợp nhằm đảm bảo đạt hiệu quả cao, an toàn.
Điều trị bằng mẹo dân gian
Mẹo dân gian sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên nên rất lành tính và thích hợp cho những trường hợp mới nổi mẩn đỏ với mức độ nhẹ. Bạn có thể tham khảo một số mẹo được tin dùng sau đây.
Sử dụng lá sả
Sả là nguyên liệu thường được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan da liễu. Sả có tính kháng khuẩn, tiêu viêm và làm dịu da cực kỳ hiệu quả. Vì thế, nếu đang bị nổi mẩn đỏ chân tay, bạn có thể cải thiện triệu chứng bằng cách tắm nước sả mỗi ngày.
Cách thực hiện
- Lấy 1 nắm lá sả đem rửa sạch. Nên ngâm thêm vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ những vi khuẩn, bụi bẩn bám trên lá.
- Vớt sả ra, cho vào nồi cùng 3 – 4 lít nước. Tiến hành đun sôi thật kỹ thì tắt bếp.
- Gạn lấy phần nước này, đợi còn ấm là có thể dùng để tắm, ngâm rửa.
Thực hiện đều đặn mỗi ngày để sớm làm các nốt mẩn đỏ lặn hết.
Tiến hành chườm lạnh
Chườm lạnh là giải pháp hữu hiệu giúp giảm viêm, làm dịu da, hạn chế các nốt mẩn đỏ và làm giảm những biến chứng liên quan.
Bạn có thể thực hiện giải pháp này theo một trong hai cách sau:
- Cách 1: Cho vài viên đá lạnh vào chiếc khăn mỏng và tiến hành chườm vào khu vực bị mẩn đỏ. Làm như vậy cho đến khi hết lạnh.
- Cách 2: Nhúng khăn vào chậu nước lạnh, sau đó đắp lên vùng da bị mẩn đỏ. Khi khăn hết lạnh, hãy làm thêm vài lần.
Với phương pháp chườm lạnh, bạn có thể áp dụng bất cứ khi nào nếu muốn nhằm giảm mẩn đỏ trên da hiệu quả.
Đắp bột yến mạch
Nổi mẩn đỏ không ngứa ở lòng bàn tay, chân có thể cải thiện bằng cách đắp mặt nạ bột yến mạch. Bởi bột yến mạch có tác dụng chống viêm, tẩy da chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 lượng bột yến mạch vừa đủ cho vùng da bị nổi mẩn đỏ, cho vào một chiếc bát. Thêm nước ấm vào từ từ và trộn đều để thu được hỗn hợp sền sệt.
- Vệ sinh vùng da cần chăm sóc, sau đó chấm khô thì đắp bột yến mạch lên.
- Lưu mặt nạ trên da khoảng 15 – 20 phút thì vệ sinh lại cho thật sạch.
Áp dụng đều đặn mỗi ngày để sớm cải thiện các nốt mẩn đỏ.
Điều trị nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay, chân bằng Tây y
Thuốc Tây là một trong những cách giúp điều trị nổi mẩn đỏ không ngứa cho hiệu quả nhanh. Các loại thuốc phổ biến thường được chỉ định bao gồm:
- Thuốc kháng Histamine: Loại thuốc này có tác dụng chống viêm, sưng, giảm đau và cải thiện các nốt mẩn đỏ trên da.
- Hydrocortisone: Đây là loại kem bôi, được chỉ định cho những trường hợp bị viêm da kích ứng.
- Thuốc mỡ và kem bôi: Căn cứ vào từng mức độ mẩn đỏ và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp. Tuy nhiên, các sản phẩm này có mục đích chính là chống sưng, viêm và ngăn chặn sự biến chứng nguy hiểm của bệnh.
- Những người bị viêm mao mạch dị ứng sẽ được chỉ định thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch.
Những lưu ý khi dùng thuốc Tây điều trị mẩn đỏ:
- Thuốc Tây cần được sử dụng đúng liều lượng, liệu trình mới đạt được hiệu quả cao nhất và tránh gây nhờn thuốc cũng như gây hại. Vì thế, người bệnh cần làm đúng theo chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ.
- Không tự ý thay đổi loại thuốc hay gia giảm liều lượng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Không tự ý mua thuốc và tuyệt đối không lạm dụng để tránh gây ra những tác dụng phụ đối với sức khỏe.
Trị nổi mẩn đỏ chân tay bằng Đông y
Thuốc Tây y tuy cho hiệu quả nhanh nhưng không thể sử dụng trong thời gian dài vì dễ gây biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, để ngăn ngừa các nốt mẩn đỏ tái phát mà không gây hại cho cơ thể, bạn có thể dùng các bài thuốc Đông y. Mặc dù hiệu quả tác động tương đối chậm cần kiên trì nhưng bù lại, chúng rất an toàn, lành tính.
Đánh giá ưu - nhược điểm khi chữa mẩn đỏ không ngứa bằng Đông y
Ưu điểm:
- An toàn: Các bài thuốc Đông y thường sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên nên tương đối an toàn cho người sử dụng.
- Hiệu quả: Đông y có thể điều trị hiệu quả các triệu chứng chân tay nổi mẩn đỏ không ngứa do các nguyên nhân như: dị ứng, mề đay, chàm, á sừng,...
- Phù hợp với nhiều đối tượng: Đông y phù hợp với nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
- Điều trị tận gốc: Đông y không chỉ điều trị triệu chứng mà còn điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Nhược điểm:
- Hiệu quả chậm: Hiệu quả của Đông y thường chậm hơn so với Tây y.
- Cần kiên trì: Cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Khó kiểm soát chất lượng: Chất lượng của các bài thuốc Đông y có thể không đồng nhất do phụ thuộc vào nguồn gốc nguyên liệu và tay nghề của người bào chế.
- Có thể tương tác với thuốc Tây: Một số bài thuốc Đông y có thể tương tác với thuốc Tây, do đó cần lưu ý khi sử dụng.
Gợi ý bài thuốc Đông y trị mẩn đỏ không ngứa
- Bài thuốc số 1: Nguyên liệu gồm kinh giới tươi 30g, ké đầu ngựa 20g, rau má 20g, bạc hà 12g, cam thảo đất 10g. Sắc những nguyên liệu trên với 1.5 lít nước, sắc đến khi còn 750ml nước. Uống 3 lần/ngày sau bữa ăn.
- Bài thuốc số 2: Nguyên liệu gồm lá đơn đỏ 30g, bầu đất 15g, thài lài 15g, đậu ván tía 15g. Sắc những nguyên liệu trên với 1.5 lít nước, sắc đến khi còn 750ml nước. Uống 3 lần/ngày sau bữa ăn.
- Bài thuốc số 3: Nguyên liệu gồm kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 20g, bồ công anh 20g, rau má 20g, cam thảo đất 10g. Sắc những nguyên liệu trên với 1.5 lít nước, sắc đến khi còn 750ml nước. Uống 3 lần/ngày sau bữa ăn.
Lưu ý chăm sóc và phòng ngừa chứng nổi mẩn đỏ không ngứa
Để ngăn các nốt mẩn đỏ tái phát và có thể gây tổn thương trên da, bạn đọc cần chú ý điều chỉnh cả về lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống của bản thân. Theo đó, những lưu ý quan trọng khi chăm sóc và phòng ngừa bệnh bạn cần nắm được là:
- Vệ sinh da đúng cách: Tắm, vệ sinh cơ thể mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn hay tạp chất tích tụ trên da. Nên tắm nước ấm để giãn nở lỗ chân lông, giúp làm sạch sâu mà không làm da bị khô. Ưu tiên sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm lành tính có nguồn gốc từ tự nhiên.
- Ăn uống khoa học: Ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, omega3 nhằm tăng cường hàng rào bảo vệ da trước mọi tác nhân có hại. Đồng thời cần tránh những loại thực phẩm chứa nhiều côn, gas, cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc có nguy cơ gây dị ứng cao như tôm, cua, ghẹ, …
- Bảo vệ da trước tác nhân kích ứng: Hóa chất, bụi phấn, mạt bụi, tia UV trong ánh mặt trời, … đều là những tác nhân dễ gây kích ứng nổi mẩn trên da cần tránh.
- Thể dục thể thao đều đặn: Tập luyện mỗi ngày có thể giúp cơ thể tăng đề kháng, kích thích lưu thông máu, từ đó bảo vệ làn da một cách toàn diện nhất.
- Vệ sinh môi trường sống: Giữ vệ sinh sạch sẽ không gian sống, thay chăn ga gối đệm thường xuyên cũng là cách giúp bạn hạn chế tác nhân gây kích ứng mẩn đỏ cho da.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi tay chân nổi mẩn đỏ không ngứa. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp các bạn sớm thoát khỏi tình trạng này cũng như phòng ngừa bệnh tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!