Viêm da cơ địa quanh miệng là bệnh thường gặp ở phụ nữ, để lại nhiều ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ và cuộc sống hằng ngày. Nguyên nhân khởi phát từ rất nhiều yếu tố như nội tiết, tình trạng da, môi trường sống… Tìm hiểu kỹ về bệnh sẽ giúp chúng ta biết cách phòng tránh và điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa quanh miệng là bệnh gì?
Viêm da cơ địa quanh miệng hay còn gọi là viêm da tiếp xúc corticosteroid là tình trạng bệnh lý về da thường gặp ở phụ nữ tuổi trưởng thành và trẻ em. Bệnh viêm da cơ địa xung quanh miệng phát triển dạng phát ban, nổi mụn đỏ li ti, có vảy xung quanh miệng và lây sang các mắt, mí mắt.
Triệu chứng viêm da quanh miệng thường gặp
- Vùng xung quanh miệng nổi nốt đỏ, sưng tấy, khi trở nặng mụn nước sẽ xuất hiện các nốt li ti.
- Da khô và bong tróc, có lớp sừng dày.
- Người bệnh có cảm giác ngứa rát, khó chịu, những cơn ngứa tăng dần về tần suất và cường độ.
- Môi khô nứt nẻ, chảy máu.
- Ở trẻ em, khi bị viêm da quanh miệng ngoài các triệu chứng trên còn khó ngủ, hay quấy khóc.
Hình ảnh triệu chứng viêm da quanh miệng:
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da quanh miệng là gì?
- Da khô: Da khô là tác nhân dẫn đến tình trạng da nhạy cảm, dễ kích ứng và dễ mắc các bệnh dị ứng, viêm da.
- Tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên: Sử dụng mỹ phẩm có chứa chất kích ứng hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm sẽ dẫn đến khả năng khởi phát bệnh cao.
- Dị ứng thực phẩm: Những người có tiền sử dị ứng với các loại thực phẩm như hải sản thường sẽ dễ mắc bệnh viêm da cơ địa.
- Rối loạn nội tiết tố: Đặc biệt trong giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh hoặc có sử dụng thuốc tránh thai có thể dẫn đến những thay đổi về nội tiết tố khiến viêm da.
Biến chứng của bệnh viêm da cơ địa ở quanh miệng nguy hiểm ra sao?
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ nghiêm trọng: Khi trở nặng, mụn nước có thể viêm nhiễm, chảy mủ, lan rộng sang các vùng khác trên mặt. Người bệnh dễ bị ảnh hưởng tâm lý thẩm mỹ từ đó chất lượng cuộc sống bị suy giảm.
- Gây ra các bệnh về mắt: Khi các mụn nước và vùng da bị tổn thương lây lan, có thể sẽ lan sang vùng mắt, mí mắt dẫn đến bệnh viêm da cơ địa ở mắt và các biến chứng thị giác khó lường.
- Ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ của trẻ nhỏ: Trẻ em khi mắc bệnh viêm da cơ địa có thể sẽ biến chứng sang các bệnh viêm mũi dị ứng, hen, sốt.
Phương pháp chẩn đoán viêm da cơ địa quanh miệng
- Khám nghiệm lâm sàng: Bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử mắc bệnh, các biểu hiện ở vùng da quanh miệng để chẩn đoán bệnh.
- Xét nghiệm nuôi cấy da: Để có thể xác định chính các mức độ nghiêm trọng và loại trừ nguy cơ bội nhiễm, bác sĩ cần thực hiện nuôi cấy da để tiến hành thí nghiệm và đưa ra phác đồ điều trị chính xác.
- Thực hiện sinh thiết da: Đây là cách chẩn đoán thường áp dụng với bệnh nhân bị viêm da cơ địa không đáp ứng với những cách điều trị thông thường.
Đối tượng dễ mắc bệnh viêm da quanh miệng
Theo các chuyên gia bác sĩ nghiên cứu, đây là loại bệnh phổ biến, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở phụ trong giai đoạn từ 16 đến 45 tuổi cao hơn các nhóm đối tượng khác. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng là nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao.
Cách phòng ngừa bệnh viêm da quanh miệng hiệu quả
- Duy trì thói quen lành mạnh: Hãy luôn đảm bảo chế độ ăn uống, thói quen ngủ nghỉ, tập thể dục đều đặn để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Tránh các tác nhân gây hại: Hãy hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích, dễ gây dị ứng như hải sản, lông động vật, hoá chất, phấn hoa…
- Giữ vệ sinh da sạch sẽ: Đảm bảo giữ làn da sạch sẽ, tránh xa bụi bẩn, tẩy trang, sửa mặt bằng sữa rửa mặt lành tính mỗi ngày.
Viêm da cơ địa ở quanh miệng khi nào cần gặp bác sĩ?
- Xuất hiện dấu hiệu bất thường nào dù nhẹ như da mẩn đỏ, mụn nước li ti, bong tróc…
- Có triệu chứng ngứa dữ dội, dai dẳng và da bắt đầu có lớp sừng, lan sang vùng lân cận
- Xuất hiện các triệu chứng sốt, nổi hạch bạch huyết… đều cần đến gặp bác sĩ ngay.
Phương pháp điều trị bệnh viêm da quanh miệng
Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ giảm biến chứng nguy hiểm và chữa bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp cơ bản thường áp dụng nhất:
Điều trị viêm da cơ địa quanh miệng bằng mẹo dân gian
Các mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu lành tính, gần gũi, dễ kiếm và tập trung vào giảm các dấu hiệu của bệnh. Một số mẹo cơ bản đó là:
- Dùng giấm táo điều trị bệnh viêm da cơ địa ở miệng: Giấm táo có tác dụng chống vi khuẩn, giảm ngứa, giảm đau rát khó chịu. Sử dụng giấm pha với nước theo tỷ lệ 1:1 sau đó dùng bông thấm dung dịch giấm với nước. Tiếp theo chấm đều lên da bị tổn thương và để khoảng 20 phút sau đó rửa lại với nước ấm. Duy trì đều đặn mỗi ngày để hiệu quả điều trị tốt hơn.
- Nha đam trị viêm da cơ địa ở miệng: Gel nha đam giúp cấp ẩm, giảm nguy cơ khởi phát bệnh viêm da đồng thời tái tạo làn da. Sử dụng gel nha đam thoa trực tiếp lên da mặt và để khoảng 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước ấm.
- Sử dụng sữa chua trị viêm da cơ địa ở miệng: Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho ruột và da. Người bệnh có thể thoa trực tiếp sữa chua lên da mặt để giảm ngứa ngáy khó chịu. Sau đó, rửa lại bằng nước ấm và lau khô.
Lưu ý: Chữa bệnh bằng mẹo dân gian sẽ kéo dài thời gian điều trị và chỉ phù hợp trong giai đoạn bệnh mới khởi phát.
Điều trị viêm da cơ địa quanh miệng bằng Đông y
Theo Đông y, viêm da cơ địa là do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Việc điều trị bằng Đông y sẽ tập trung vào điều hòa âm dương, thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, dưỡng huyết, bồi bổ cơ thể… Một số bài thuốc mà người bệnh nên sử dụng đó là:
Bài thuốc Tiêu phong tán chữa bệnh viêm da ở miệng
Đây là bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, được sử dụng trong giai đoạn bệnh viêm da xuất hiện mụn nước, phù nề, ngứa ngáy. Nguyên liệu bao gồm: thủ phục linh, kim ngân hoa, rau má, sài đất, bồ công anh, tri mẫu, ngưu bàng tử, phòng phong, thuyền thoái, kinh giới. Sắc với khoảng 700ml nước sau đó uống hằng ngày.
Bài thuốc Thanh dinh thang
Đây là bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng ẩm cho da, bồi bổ khí huyết. Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: thương nhĩ tử, liên kiều và tang bạch bì. Sắc lấy nước mỗi ngày.
Bài thuốc Đông y Ráy dại hồng đơn cao
Bài thuốc này có củ ráy mang tính hàn có tác dụng giảm ngứa và tiêu viêm hiệu quả. Nguyên liệu chính là củ ráy dại, làm sạch sau đó sắc lấy nước uống mỗi ngày.
Lưu ý: Điều trị viêm da miệng bằng Đông y là phương pháp lành tính, đem lại hiệu quả lâu dài và giảm các tác dụng phụ. Tuy nhiên cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng.
Điều trị viêm da cơ địa bằng Tây y
Phương pháp Tây y hầu như được áp dụng trong giai đoạn nặng, người bệnh không đáp ứng với bất cứ phương pháp thông thường nào khác. Điều trị bằng Tây y chủ yếu dùng các loại thuốc như:
- Thuốc bôi Corticoid(Stadgentri Stella, SILKRON Dongkwang): Có tác dụng giảm viêm giảm ngứa hiệu quả. Tuy nhiên không nên sử dụng thuốc này trong thời gian dài.
- Thuốc bôi kháng sinh (ciclosporin, voclosporin, pimecrolimus): Là loại thuốc thường dùng trong giai đoạn nhiễm trùng do vi khuẩn, có thể dùng kết hợp với thuốc bôi Corticoid để tăng hiệu quả.
- Thuốc kháng Histamin (promethazin, diphenhydramin): Là thuốc có dạng uống hoặc dạng bôi có tác dụng giảm ngứa. Loại thuốc này thường dùng trong trường hợp ngứa nhiều, ngứa dai dẳng.
Lưu ý: Tây y áp dụng trong giai đoạn bệnh nặng, có rất nhiều tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc.
Một số dược liệu điều trị bệnh
Nhiều loại dược liệu như Tri mẫu, Ngưu bàng tử, Phòng phong, Thuyền thoái, Kinh giới, Liên kiều... được đánh giá an toàn và có khả năng hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa quanh miệng hiệu quả. Bởi vì, các loại dược liệu này chủ yếu có đặc tính hàn, vị cay, hơi đắng có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, tư âm, nhuận táo; trừ phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, tiêu thũng, sát khuẩn…
Do đó, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các vị thuốc này trong liệu pháp Đông y để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng dược liệu chữa bệnh cần lưu ý:
- Hiệu quả của các loại dược liệu có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh lý của mỗi người.
- Việc sử dụng dược liệu cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc Đông y để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
- Cần kết hợp sử dụng các loại dược liệu với chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh để đạt được kết quả tốt nhất.
Bệnh viêm da cơ địa quanh miệng dẫn đến rất nhiều trở ngại, biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vì thế, hãy chú ý theo dõi triệu chứng và thăm khám bác sĩ kịp thời. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho bạn.
Viêm da cơ địa thuộc chứng viêm da tự miễn gây ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Với những triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, mụn nước, mẩn đỏ, nhiều người lo ngại về vấn đề bệnh viêm da cơ địa có lây không
Các triệu chứng viêm da cơ địa tái đi tái lại liên tục sẽ khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Ngoài ra thì việc tái phát nhiều lần sẽ khiến tổn thương trên da người bệnh lan rộng, kéo dài, hình thành nên sẹo gây mất thẩm mỹ.
Viêm da cơ địa là một tình trạng mạn tính, phần lớn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiếm soát được, vì vậy người bị viêm da cơ địa cần có thói quen, lối sống phù hợp để tránh các đợt tái phát: Theo dõi và kiên trì điều trị bệnh.
Theo Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 tham gia nghĩa vụ quân sự. Như vậy, bạn bị viêm da cơ địa thì sức khỏe loại 6, không đủ điều kiện về sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!