Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trật khớp cùng đòn là chấn thương thường gặp ở những người trẻ tuổi và vận động viên thể thao. Nếu không thăm khám sớm và điều trị đúng cách, tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày.

Trật khớp cùng đòn là gì? Dấu hiệu nhận biết

Đây là chấn thương xảy ra khi có lực bên ngoài tác động vào xương đòn ở vai gây ra trật khớp. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà dây chằng bị tổn thương giãn hoặc đứt.

Ở phần vai có rất nhiều dây chằng, trong đó dây chằng phía trước và sau là khỏe nhất. Chúng được bao bọc bởi lớp cơ delta và cơ thang. Dây chằng khớp có tác dụng đảm bảo những hoạt động ra trước và về sau của khớp cùng đòn diễn ra bình thường.

Trong khi đó, dây chằng quạ đòn có tác dụng giúp xương đòn ổn định khi cử động lên trên và xuống dưới. Dây chằng quạ đòn gồm dây chằng nón và dây chằng thang.

Dây chằng bị tổn thương khiến khớp cùng đòn bị lệch khỏi vị trí ban đầu
Dây chằng bị tổn thương khiến khớp cùng đòn bị lệch khỏi vị trí ban đầu

Chấn thương trật khớp cùng vai đòn được chia thành 6 cấp độ dựa vào mức độ tổn thương dây chằng. Cụ thể là:

  • Cấp độ 1: Dây chằng cùng đòn bị giãn, chỉ trật khớp nhẹ.
  • Cấp độ 2: Dây chằng cùng đòn bị đứt, dây chằng quạ đòn giãn, bán trật khớp.
  • Cấp độ 3: Đứt dây chằng quạ đòn đồng thời khớp cùng đòn trật hoàn toàn.
  • Cấp độ 4: Đầu ngoài của xương đòn bị trật ra phía sau. Có trường hợp còn xuyên qua cơ thang.
  • Cấp độ 5: Đầu xương đòn bị trật lên trên nhiều.
  • Cấp độ 6: Xương đòn bị lệch xuống dưới mỏm quạ hoặc mỏm cùng vai.

Tổn thương độ 1 – 3 là phổ biến nhất, còn mức độ 4 – 6 thường xảy ra do tai nạn. Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng trật khớp sau:

  • Đau nhức vai, có cảm giác tê bì, cơn đau tăng lên khi ngủ tì lên vai hoặc khép thụ động vai.
  • Cơn đau lan ra cánh tay và vùng ngực.
  • Sưng khớp, xuất hiện những vết bầm tím.
  • Có cảm giác kẹt khớp.
  • Không thể hoạt động vùng vai như bình thường.
  • Trong trường hợp nặng, có thể thấy đầu xương đòn nhô lên khỏi vai.

Khi gặp phải những dấu hiệu trên, người bệnh nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra để biết được trật khớp cùng đòn phải làm gì. Thăm khám và điều trị sớm giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra trật khớp cùng đòn

Trật khớp cùng đòn là chấn thương xảy ra khi có lực mạnh tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào vùng vai:

  • Trực tiếp: Chấn thương xảy ra khi người bệnh mang vác vật nặng, bị ngã đập vai. Phổ biến nhất là khi chơi thể thao, tai nạn trong tư thế khép vai. Khi đó, mỏng cùng vai đẩy mạnh vào trong hoặc xuống dưới.
  • Gián tiếp: Người bệnh ngã chống tay, lực truyền dọc từ cánh tay đến khớp cùng đòn ở vai.
Trật khớp cùng đòn xảy ra khi người bệnh gặp phải chấn thương do té ngã, tai nạn
Trật khớp cùng đòn xảy ra khi người bệnh gặp phải chấn thương do té ngã, tai nạn

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán tình trạng này, đầu tiên bác sĩ sẽ dựa vào những dấu hiệu bệnh. Sau đó, người bệnh cần tiến hành chụp chiếu để đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ.

Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện chụp trật khớp cùng đòn X – quang sau:

  • Chụp X – quang khớp vai ở 3 tư thế là vai thẳng, xương bả vai chữ Y và nách.
  • Chụp trật khớp cùng đòn X – quang Zanca thực hiện tương tự như X – quang vai thẳng. Điểm khác là đầu phát tia chếch về phía đầu 10 độ để quan sát đầu khớp cùng đòn.
  • X – quang stress, người bệnh sẽ đeo tạ 4 – 6kg ở tay để so sánh 2 bên vai.
Bác sĩ chẩn đoán bằng những dấu hiệu bên ngoài và thực hiện chụp xương
Bác sĩ chẩn đoán bằng những dấu hiệu bên ngoài và thực hiện chụp xương

Bên cạnh đó, người bệnh có thể cần chụp CT hoặc MRI. Tuy nhiên, 2 phương pháp này rất ít được thực hiện. Chỉ thực hiện khi chụp X – quang nhưng không phát hiện rõ mức độ tổn thương. Ngoài ra, bác sĩ chỉ định khi người bệnh bị mất vững khớp vai, rách chóp xoay,…

Cách điều trị trật khớp cùng đòn hiệu quả

Việc lựa chọn phương pháp điều trị trật khớp sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nhu cầu của người bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bảo tồn trật khớp cùng đòn đối với trường hợp trật khớp mức độ 1, 2 và 3. Đối với các cấp độ nghiêm trọng hơn, người bệnh nên thực hiện phẫu thuật.

Dùng thuốc Tây y

Một trong những phương pháp điều trị trật khớp cùng đòn mà người bệnh nghĩ đến đầu tiên và thực hiện nhiều nhất đó là dùng thuốc Tây y. Bởi thuốc có thể làm giảm nhanh triệu chứng khó chịu.

Người bệnh chỉ cần đơn thuốc là có thể mua dễ dàng. Một trong những ưu điểm nữa đó là thuốc Tây đều ở dạng viên nang, rất tiện lợi khi uống.

Bác sĩ sẽ kê các thuốc giảm đau, giãn cơ để giúp người bệnh thoải mái hơn, giảm nhanh triệu chứng trật khớp. Thuốc phổ biến nhất là Ibuprofen, Celecoxib, Diclofenac,…

Tuy nhiên, người bệnh cần hết sức lưu ý trong quá trình uống thuốc. Bác sĩ nghiêm cấm tự ý thay đổi loại thuốc, liều lượng, thời gian. Khi gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ điều trị để kiểm tra.

Trật khớp cùng đòn phải làm gì – Điều trị bảo tồn

Sau khi thực hiện thăm khám, đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần thực hiện các phương pháp điều trị bảo tồn trật khớp cùng đòn sau:

  • Chườm lạnh: Dùng đá hoặc túi chườm có nước lạnh để chườm trực tiếp lên vùng vai bị trật khớp.
  • Cố định: Bác sĩ sẽ dùng nẹp hoặc băng y tế để cố định vùng bị chấn thương lại đồng thời thêm túi treo tay. Người bệnh sẽ bất động vai và nghỉ ngơi từ 1 – 2 tuần.
  • Bài tập phục hồi chức năng: Sau khi điều trị, dây chằng và xương khớp gần phục hồi như ban đầu. Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện một số bài tập vận động để hồi phục chức năng vùng vai.

Đối với trường hợp cấp 1, người bệnh có thể hoạt động trở lại sau khoảng 2 tuần. Trường hợp cấp độ 2 cần 6 tuần và mất 12 tuần đối với độ 3.

Điều trị bằng cách phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong trường hợp trật khớp độ 4, 5 và 6. Tuy nhiên, một số trường hợp trật khớp cùng đòn độ 3 nhưng người bệnh có nhu cầu điều trị nhanh chóng và cần vận động nhiều thì vẫn có thể phẫu thuật.

Hiện nay, các kỹ thuật phẫu thuật trật khớp bao gồm:

  • Mổ để cố định khớp cùng đòn.
  • Phẫu thuật cố định xương đòn vào mỏm quạ.
  • Phẫu thuật tái tạo dây chằng quạ đòn từ gân tự thân hoặc gân đồng loại.
  • Phẫu thuật nội soi để cố định quạ – đòn.

Phẫu thuật mổ trật khớp giúp tái tạo dây chằng bằng cách tạo mới hoặc khâu lại. Phương pháp này giúp điều trị triệt để chấn thương trật khớp cùng vai đòn một cách nhanh chóng.

Phẫu thuật giúp giải quyết chấn thương trật khớp cùng đòn nhanh chóng, triệt để
Phẫu thuật giúp giải quyết chấn thương trật khớp cùng đòn nhanh chóng, triệt để

Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật có nguy cơ xảy ra rủi ro cao. Người bệnh có thể gặp phải những tai biến hoặc biến chứng nguy hiểm như đứt dây thép, tụt đầu đinh. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu thật kỹ thông tin về cơ sở y tế và bác sĩ thực hiện.

Ngăn ngừa trật khớp cùng đòn bằng cách nào?

Người bệnh có thể hạn chế chấn thương trật khớp cùng đòn bằng cách tuân thủ những lưu ý sau:

  • Không mang vác quá nặng vùng vai trong thời gian dài.
  • Tránh chấn thương khi chơi thể thao, làm việc bằng cách chú ý an toàn, có thể sử dụng trang phục bảo hộ nếu có.
  • Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn.
  • Cẩn thận khi di chuyển ở địa hình không thuận lợi, nhất là chị em phụ nữ mang giày cao gót.
  • Tìm hiểu và thực hiện những cách bảo vệ bản thân trong các tình huống bất ngờ có thể gây ra chấn thương.
  • Thường xuyên rèn luyện sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng bằng việc tập thể dục.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều canxi tốt cho xương như sữa, trứng, ngũ cốc, hoa quả, rau xanh. Đồng thời, người bệnh không nên hút thuốc, tránh đồ uống có cồn và những món ăn không tốt cho sức khỏe.
  • Thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng xương khớp.

Trật khớp cùng đòn là chấn thương nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt. Người bệnh cần chú ý phòng tránh và nắm vững phương pháp xử lý ban đầu khi gặp chấn thương. Đồng thời, người bệnh biết cách điều trị trật khớp để hạn chế tối đa những hệ quả xấu có thể xảy ra.


Top địa chỉ phòng khám Trật Khớp Cùng Đòn


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan