Vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ là vấn đề tế nhị có thể xảy ra ở cả nam và nữ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bày, bao gồm vệ sinh không sạch sẽ, dị ứng hoặc nhiễm nấm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả.
Vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ là hiện tượng gì?
Vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ là một vấn đề khá phổ biến, có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh.
Cụ thể, người bệnh có vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Ngứa: Cảm giác ngứa ran, khó chịu ở bộ phận sinh dục (bao gồm âm đạo, môi âm đạo, dương vật và bìu). Mức độ ngứa có thể từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng sinh hoạt cá nhân và giấc ngủ.
- Nổi mẩn đỏ: Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, kèm theo các biểu hiện như sưng tấy, đóng vảy, bong tróc. Mẩn đỏ có thể lan rộng ra các khu vực xung quanh vùng kín.
- Khí hư: Khí hư thay đổi về màu sắc (trắng đục, vàng, xanh...), mùi hôi, số lượng nhiều hơn bình thường.
- Đau rát: Đau rát vùng kín khi quan hệ tình dục hoặc khi đi tiểu.
- Sưng tấy: Sưng tấy ở âm đạo, môi âm đạo hoặc bộ phận sinh dục nam.
- Xuất huyết: Xuất huyết nhẹ sau khi quan hệ tình dục hoặc giữa các kỳ kinh nguyệt.
- Các triệu chứng khác: Rát bỏng, nóng bừng, khó chịu, tiểu buốt, tiểu rắt,...
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể khác nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Với những trường hợp nhẹ chỉ cần vệ sinh vùng kín đúng cách và sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ là có thể cải thiện.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa và nổi mẩn đỏ kéo dài, có các triệu chứng kèm theo nặng nề hoặc nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn cần đi nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân khiến vùng kín bị ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn khiến người bệnh bị ngứa và nổi mẩn đỏ và vùng kín, bao gồm:
Nhiễm trùng:
- Nhiễm nấm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa và nổi mẩn đỏ ở vùng kín, đặc biệt là ở phụ nữ. Nấm Candida albicans thường là thủ phạm gây ra tình trạng này, dẫn đến các triệu chứng như ngứa rát, khí hư trắng vón cục, có mùi hôi, đau rát khi quan hệ tình dục.
- Nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm âm đạo, viêm niệu đạo, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Các bệnh này có thể gây ngứa và nổi mẩn đỏ kèm theo triệu chứng như khí hư có màu sắc bất thường, mùi hôi, đau rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.
Dị ứng:
- Dị ứng với sản phẩm vệ sinh: Sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có chứa chất tạo mùi, chất bảo quản hoặc các thành phần hóa học có thể gây kích ứng da, dẫn đến ngứa và nổi mẩn đỏ.
- Dị ứng với bao cao su: Một số người bị dị ứng với latex hoặc các chất liệu khác trong bao cao su, gây ngứa, rát, nổi mẩn đỏ ở vùng kín.
- Dị ứng với xà phòng, chất tẩy rửa: Sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa có chứa chất phụ gia mạnh cũng sẽ gây kích ứng da vùng kín, dẫn đến ngứa và nổi mẩn đỏ.
- Dị ứng với vải quần áo: Mặc quần lót được làm từ chất liệu tổng hợp, gây bí bách không thấm hút mồ hôi sẽ tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ngứa, nổi mẩn đỏ.
Bệnh da liễu:
- Vẩy nến: Bệnh vẩy nến có thể gây ra các mảng da đỏ, dày, có vảy trắng trên da, bao gồm cả vùng kín.
- Chàm da: Chàm là tình trạng viêm da gây ra các mảng da đỏ, ngứa, có thể kèm theo rỉ nước, đóng vảy.
- Lichen phẳng: Lichen phẳng là bệnh tự miễn, gây ra các nốt mẩn đỏ phẳng, bóng, có viền sẫm màu, thường xuất hiện ở vùng kín và các bộ phận khác như cổ tay, mắt cá chân.
Thay đổi nội tiết tố:
- Phụ nữ: Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, mãn kinh hoặc do sử dụng thuốc tránh thai có thể dẫn đến khô rát, ngứa ở vùng kín.
- Nam giới: Suy giảm testosterone ở nam giới khi bước sang độ tuổi trung niên cũng gây ra tình trạng khô da, ngứa ngáy ở bộ phận sinh dục.
Các nguyên nhân khác:
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ như ngứa và nổi mẩn đỏ ở vùng kín.
- Tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị nhiễm nấm do lượng đường trong máu cao, tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
- Căng thẳng: Căng thẳng và lo âu cũng sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngứa và nổi mẩn đỏ ở vùng kín. Khi căng thẳng, cơ thể sản xuất ra nhiều hormone cortisol, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và làm cho da nhạy cảm hơn.
- Thiếu vitamin B: Thiếu vitamin B, đặc biệt là vitamin B2 (riboflavin) sẽ dẫn đến khô rát, nứt nẻ da, bao gồm cả vùng kín.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Vệ sinh vùng kín quá thường xuyên hoặc sử dụng các sản phẩm vệ sinh có tính axit cao cũng làm mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của da, dẫn đến khô rát, ngứa và nổi mẩn đỏ.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo người bệnh nên đi khám bác sĩ nếu có dấu hiệu bị ngứa và nổi mẩn đỏ ở vùng kín:
- Ngứa dữ dội hoặc dai dẳng: Nếu tình trạng ngứa ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hoặc không thuyên giảm sau vài ngày áp dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà thì bạn nên đi khám bác sĩ.
- Nổi mẩn đỏ lan rộng hoặc có mủ: Nếu mẩn đỏ lan rộng ra ngoài vùng kín hoặc có mủ thì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng cần được khám và điều trị nhanh chóng.
- Đau rát hoặc sưng tấy: Vùng kín đau rát hoặc sưng tấy có thể là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng.
- Khí hư bất thường: Nếu bạn nhận thấy khí hư có màu sắc, mùi hôi hoặc kết cấu khác biệt so với bình thường, đây có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa.
- Chảy máu bất thường: Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục hoặc chảy máu giữa chu kỳ rụng trứng, có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
- Đau khi quan hệ tình dục: Đau rát khó chịu khi quan hệ tình dục có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm nhiễm trùng, khô âm đạo và các vấn đề về bệnh lý khác.
Chẩn đoán ngứa và nổi mẩn đỏ ở vùng kín
Việc chẩn đoán nguyên nhân gây ngứa và nổi mẩn đỏ ở vùng kín thường bao gồm các bước sau:
Thăm khám bệnh:
- Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh lý, bao gồm các triệu chứng, thời gian xuất hiện, các yếu tố có thể làm tình trạng nặng hơn hoặc thuyên giảm và tiền sử tình dục.
- Bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng kín bằng mắt thường để kiểm tra các dấu hiệu bất thường như mẩn đỏ, sưng tấy, khí hư,...
Xét nghiệm: Tùy thuộc vào tình hình cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm dịch âm đạo: Nhằm kiểm tra vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.
- Xét nghiệm máu: Để kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác.
- Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Sinh thiết da: Để kiểm tra các tình trạng da liễu.
Chẩn đoán hình ảnh:
- Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm vùng kín hoặc chụp MRI để chẩn đoán các nguyên nhân tiềm ẩn như u nang hoặc khối u.
Điều trị vùng kín bị ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ
Có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ. Với những trường hợp nhẹ, bạn có thể tham khảo áp dụng một số mẹo dân gian để giảm các triệu chứng của bệnh. Còn nếu tình trạng bệnh ở mức nghiêm trọng thì cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng dẫn điều trị phù hợp.
Áp dụng mẹo dân gian
Các biện pháp này sử dụng hoàn toàn nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ và mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên việc chữa ngứa và nổi mẩn đỏ vùng kín bằng mẹo dân gian không thể thay thế cho việc điều trị y tế chuyên nghiệp.
- Vệ sinh vùng kín bằng nước muối: Muối có tính sát khuẩn và chống viêm, có thể giúp giảm ngứa và kích ứng. Người bệnh chỉ cần pha loãng muối tinh trong nước ấm (khoảng 1 muỗng cà phê muối trong 1 lít nước). Dùng dung dịch này để rửa nhẹ nhàng vùng kín 1-2 lần mỗi ngày.
- Tắm bằng lá trà xanh: Lá trà xanh có chứa chất chống oxy hóa và chất kháng viêm có thể giúp giảm ngứa và kích ứng. Người bệnh chuẩn bị 2-3 nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch và cho vào nồi nước đun sôi trong 5-10 phút. Tắt bếp và pha thêm với nước mát. Sau đó dùng nước trà đã nguội để tắm hoặc xông hơi vùng kín.
- Dùng nha đam: Nha đam có tính làm mát, hỗ trợ dưỡng ẩm, có thể giúp giảm ngứa và kích ứng vùng kín. Người bệnh chuẩn bị một nhánh nha đam tươi, gọt vỏ và lấy gel bên trong. Sau đó thoa gel nha đam lên vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ. Để gel nha đam trên da trong 15-20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Dùng giấm táo: Giấm táo có tính axit nhẹ, có thể giúp cân bằng độ pH của âm đạo và giảm ngứa ngáy vùng kín. Pha loãng giấm táo cùng nước sạch với tỷ lệ 1:1. Dùng dung dịch này để rửa nhẹ nhàng vùng kín 1 lần mỗi ngày. Sau đó người bệnh tiếp tục rửa lại bằng nước mát.
Dùng thuốc Tây y
Thuốc Tây y có dược tính mạnh, giúp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh không được tự ý mua thuốc về dùng để tránh những tác dụng phụ nghiêm trọng. Việc sử dụng thuốc Tây y phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Dưới đây là một số loại thuốc Tây y thường được sử dụng để điều trị vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ:
- Thuốc chống nấm: Nếu nguyên nhân gây ngứa và nổi mẩn đỏ là do nấm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống nấm dạng bôi, dạng uống hoặc dạng viên đặt âm đạo. Một số loại thuốc chống nấm phổ biến bao gồm clotrimazole, miconazole và terbinafine.
- Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây ngứa và nổi mẩn đỏ là do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh dạng bôi, dạng uống hoặc dạng viên đặt âm đạo. Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến bao gồm metronidazole, clindamycin và tetracycline.
- Thuốc chống dị ứng: Nếu nguyên nhân gây bệnh là do dị ứng, viêm da tiếp xúc, nấm.... bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng một số loại thuốc chống dị ứng như diphenhydramine (Benadryl) hoặc loratadine (Claritin) để giảm ngứa ngáy tại vùng kín.
- Corticosteroid: Corticosteroid dạng bôi cũng được dùng để giúp giảm ngứa và viêm vùng kín. Tuy nhiên, corticosteroid chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, nếu dùng lâu dài có thể gây ra tác dụng phụ như tăng cân, mỏng da, tăng huyết áp, yếu cơ, tăng nhãn áp, khó ngủ, loãng cương,...
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen sẽ giúp làm giảm tình trạng đau rát, ngứa do viêm, dị ứng hoặc đau thần kinh.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn một số loại thuốc khác tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
Lưu ý khi vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ
Vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ là vấn đề phổ biến nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả bằng các biện pháp sau:
- Cả nam và nữ đều nên giữ thói quen vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, độ pH tự nhiên phù hợp.
- Tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh có chứa chất tạo mùi, chất bảo quản hoặc các thành phần tẩy rửa mạnh vì có thể gây kích ứng da.
- Vệ sinh vùng kín sau khi đi vệ sinh, quan hệ tình dục, tập thể dục hoặc hoạt động đổ mồ hôi nhiều. Sau đó lau khô vùng kín nhẹ nhàng bằng khăn mềm rồi mới mặc quần áo.
- Nữ giới nên tránh thụt rửa âm đạo quá sâu vì có thể làm mất cân bằng pH tự nhiên của âm đạo và làm tăng nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc quần chật, chất vải thô cứng, bí bách như quần bò, quần kaki,...
- Nên chọn quần lót được làm từ chất liệu cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh mặc loại quần lót bó sát vì có thể tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển. Thay đồ lót thường xuyên, ít nhất một lần/ngày.
- Uống nhiều nước, tốt nhất nên dùng từ 2-2,5 lít nước/ngày để giúp cân bằng độ pH của vùng kín, giúp bộ phận sinh dục không bị khô ráp, ngứa ngáy..
- Ăn nhiều trái cây, rau xanh, sữa chua để cung cấp lợi khuẩn, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ vì có thể gây nóng trong người, tăng tiết khí hư vào tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá vì có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công.
- Giữ cho tinh thần luôn luôn thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng. Ngủ đủ giấc và nên đi ngủ sớm trước 23h mỗi ngày để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi.
- Tập thể dục mỗi ngày từ 45-60 phút để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Lựa chọn các bài tập như yoga, đi bộ, chạy bộ, plank,... hạn chế các bộ môn như bơi lội, đạp xe vì sẽ gây ảnh hưởng đến làn da ở vùng kín.
- Tránh gãi vùng kín vì có thể làm tình trạng ngứa và nổi mẩn đỏ tệ hơn.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ để phòng ngừa lây truyền các bệnh lây lan qua đường tình dục. Tuy nhiên cần chú ý vì cũng có một số loại bao cao su có thể gây kích ứng da.
- Đi khám bác sĩ phụ khoa, nam khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe sinh sản.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc bôi ngoài da.
Kết luận
Vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ là một vấn đề phổ biến ở cả nam và nữ do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy người bệnh cần đi khám bác sĩ từ sớm để xác định nguyên nhân và biết được điều trị phù hợp, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!