Viêm loét đại trực tràng chảy máu là nhóm bệnh tự miễn, không rõ nguyên nhân. Bệnh có thể gây ra các tổn thương cho trực tràng và lan sang nhiều vùng khác ở đoạn sigma. Vậy nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay là gì? Và nhiều câu hỏi khác về bệnh viêm loét đại tràng chảy máu đều được giải đáp trong bài viết.
Viêm loét đại trực tràng chảy máu là gì?
Viêm loét đại – trực tràng chảy máu là căn bệnh mãn tính, đối tượng mắc bệnh khởi phát thường tập trung chủ yếu từ 15 – 40 tuổi và không có sự chênh lệch giữa giới tính.
Mặc dù đây là bệnh có tính chất tự miễn và tác động gì đến sự phát triển của các lớp cơ nhưng tình trạng viêm loét và chảy máu đại trực – tràng vẫn gây nên nhiều thương tổn cho niêm mạc và dưới niêm mạc, chủ yếu là khu vực trực tràng.
Bệnh thường không được chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời nên người bệnh rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vậy nên mỗi người đều cần phải có kiến thức đúng về bệnh từ nguyên nhân cho đến phương pháp điều trị để bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân.
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu
Trong y khoa hiện nay, nguyên do gây bệnh cụ thể hay rõ ràng được xác định. Nhưng dựa vào kết quả của nhiều nghiên cứu thì các chuyên gia đầu ngành cũng đã đưa ra được các yếu tố có liên quan trực tiếp đến nguy cơ mắc bệnh ở nhiều đối tượng.
- Yếu tố miễn dịch: Có hai kháng thể ASCA và pANCA được tìm thấy ở rất nhiều người bệnh về đại tràng, đặc biệt là kháng thể pANCA dương tính với 80% người mắc bệnh viêm đại tràng và 40% với người mắc bệnh Crohn. Với nghiên cứu đó thì các chuyên gia cũng cho rằng, kháng thể cũng có thể là một trong nguyên do gây bệnh viêm đại tràng chảy máu.
- Yếu tố nhiễm khuẩn: Nếu không có chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh thì việc nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân khởi phát hoặc tái phát bệnh viêm đại tràng. Khi để tình trạng bệnh ngày là một nặng hơn thì nguy cơ bị xuất huyết đại tràng là rất cao.
- Yếu tố môi trường: Dựa theo khảo sát thực tế về số lượng người mắc bệnh thì nhận thấy người sống ở thành thị, những nơi bị ô nhiễm, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp… thì tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn người ở nông thôn.
- Yếu tố lạm dụng thuốc Tây y: Ngoài kháng sinh, thì người phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai cũng có tỷ lệ mắc bệnh gấp 2,5 lần so với người không uống. Hoặc các bệnh nhân sử dụng thuốc chữa viêm xương khớp (non-steroid) cũng có thể gây ra biến chứng viêm đại trực tràng chảy máu.
- Yếu tố tâm sinh lý: Khi tinh thần bị áp lực, căng thẳng thì thể lực của cơ thể cũng bị suy yếu, não bộ sẽ tác động đến các chức năng của đại tràng. Từ đó gây nên những bệnh lý về đường ruột và trong đó có viêm đại tràng chảy máu.
- Yếu tố ăn uống, sinh hoạt: Có thể nói đây là nguyên do chiếm tỷ lệ nhiều nhất, bởi một chế độ ăn uống thiếu khoa học thì sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của đường ruột. Đồng thời việc sinh hoạt tùy tiện, không giờ giấc cũng gây hại đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Lâu dần sẽ gây bệnh và dẫn đến tình trạng xuất huyết.
- Yếu tố gen: Với 20% bệnh nhân có tiền sử gia đình nhiễm bệnh viêm đường ruột, viêm đại tràng thì đây cũng được cho là một trong những yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác.
Dấu hiệu của bệnh viêm loét đại tràng xuất huyết?
Bệnh vốn có một vài triệu chứng thường thấy:
- Đau bụng, đau rát vùng hậu môn, mót rặn, trướng bụng, rối loạn đại tiện và phân có dính máu hoặc màu đen.
- Với người mắc bệnh ở thể nặng thì sẽ bị sốt cao, đau quặn bụng vào cả ban đêm, cứ đau bụng là sẽ phải đi đại tiện, số lần đại tiện 6 lần/ ngày. Trong phân có thể dính nhầy máu nhiều, thậm chí đi đại tiện chỉ ra nhầy máu.
- Với người mắc bệnh thể nhẹ thì triệu chứng ở mức độ nhẹ hơn, thậm chí là biểu hiện rất ít nên người bệnh khó phát hiện sớm.
- Triệu chứng ngoài tiêu hóa như cơ thể bị mệt mỏi, suy dinh dưỡng, thiếu máu, đau khớp, viêm xơ hóa đường mật, viêm mủ dqa, viêm khớp…
Khi gặp những triệu chứng như vậy thì bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán bệnh, chữa trị kịp thời để không bị để lại những biến chứng khác.
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu
Thông thường thì bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi để hiểu hơn về nguyên do, tình trạng của người bệnh để từ đó dựa vào kết quả của triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra được kết luận về bệnh viêm loét đại tràng chảy máu một cách chính xác nhất.
Nội soi đại – trực tràng
Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi mềm, dẻo có camera đi qua đường hậu môn để quan sát được toàn bộ bộ phận bên trong. Sau đó dựa vào màu sắc và hình dáng của niêm mạc để xác định tình trạng bệnh.
Theo trình tự mức độ bệnh tăng dần:
- Niêm mạc nhạt màu.
- Niêm mạc sần và sung huyết đỏ
- Niêm mạc mất nếp ngang kèm theo vết ổ loét, chỉ cần chạm nhẽ cũng có thể chảy máu.
- Niêm mạc phù nề, có vết ổ loét sâu, chảy máu tự phát.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán thể bệnh dựa vào mức độ và vị trí vết loét để xác định. Và một trong những yếu tố giúp bác sĩ chắc chắn hơn về chẩn đoán là bệnh viêm loét đại – trực tràng xuất huyết không gây tổn thương lên ruột non.
CT Scan ổ bụng
Đây cũng là một trong những cách mà bác sĩ thường sử dụng trong chẩn đoán cận lâm sàng bệnh viêm loét trực tràng chảy máu. Ổ bụng của bệnh dày thành để dễ phán đoán bệnh hơn.
Xét nghiệm
Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để biết mức độ thiếu máu ở bệnh nhân, từ đó biết được tình trạng xuất huyết và dễ dàng hơn trong việc đưa ra hướng xử lý.
Với những cách chẩn đoán thông dụng được sử dụng ở trên thì các bác sĩ còn có thể chẩn đoán phân biệt giữa bệnh viêm đại tràng chảy máu vứi bệnh hội chứng ruột kích thích, lao ruột. bệnh Crohn, ung thư đại tràng, viêm đại tràng cấp…
Vậy nên kết quả khám bệnh cũng sẽ chính xác hơn, từ đó phác đồ điều trị bệnh viêm loét đại trực tràng xuất huyết cũng mang đến hiệu quả hơn.
Bệnh viêm loét đại trực tràng xuất huyết nguy hiểm không?
So với nhiều bệnh đại tràng khác thì xuất huyết đại trực tràng là một căn bệnh nguy hiểm. Người bệnh cần phải kịp thời phát hiện và nhanh chóng điều trị để tránh được những biến chứng gây ra kể cả bệnh ngoài tiêu hóa. Cụ thể về một vài biến chứng nguy hiểm:
- Phình giãn đại tràng: Thông thường thì bệnh này rất dễ gặp ở những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng thể nặng, nên đường kính của đại tràng sẽ bị tác động. Sau khi bị phình người bệnh còn có nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm hơn nữa, đó chính là thủng đại tràng.
- Xuất huyết tiêu hóa ồ ạt: Nếu không có sự can thiệp của ngoại khoa người bệnh sẽ bị chảy máu ồ ạt, gây ra mất máu nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng.
- Ung thư đại trực tràng: Đối với người mắc bệnh này trên 10 năm sẽ có tỷ lệ nhiễm bệnh đến 15% và tỷ lệ tử vong của biến chứng này cũng rất cao.
Phương pháp điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu
Mỗi bệnh đều có cách chữa và nguyên tắc điều trị bệnh khác nhau, nên người bệnh cần phải nắm rõ những kiến thức đó để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả nhất.
Tây y điều trị bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu
Đối với loại thuốc này thì đối tượng uống thuốc cũng cần phải phân loại như sau:
- Chưa từng điều trị: Sử dụng 1 loại thuốc, đánh giá mức độ hiệu quả của thuốc mang lại sau 10 hoặc 15 ngày.
- Đang điều trị nhưng đang có dấu hiệu nặng hơn: Sử dụng 2 loại thuốc cùng lúc, gồm 1 thuốc đang điều trị và thêm 1 loại khác.
- Đã từng điều trị: Nên sử dụng loại thuốc khác so với lần điều trị trước và bắt đầu chữa giống như đối tượng bệnh chưa từng điều trị.
- Nhiễm bị thể nhẹ gây ra tổn thương cho đại tràng sigma hoặc trực tràng thì có thể kết hợp thêm các thuốc điều trị bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu tại chỗ.
Tương ứng với nguyên tắc trên thì bệnh được chia thành các nhóm điều trị như sau:
Điều trị tấn công:
- Mức độ bệnh nhẹ hoặc vừa: Pentasa 0,5g x 8 viên/ngày (5- ASA đường uống), 5 – ASA tại chỗ, kháng sinh ciprofloxacin…
- Mức độ bệnh nặng: Pentasa 0,5g x 8 viên/ngày (5- ASA đường uống), corticoid liều cao, hydrocortisone 100mg/8h, Prednisolon, Azathioprin (Imuren), Cyclosprorin (Sandimun), Kháng thể đơn dòng infliximab (Remicade), kháng sinh: ciprofloxacin 1g/ngày…
Điều trị duy trì:
Thường bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân điều trị viêm loét đại tràng xuất huyết sử dụng 5- ASA đường uống với liều lượng thấp chỉ 1g/ ngày.
Về thời gian duy trì thì người bệnh cần phải tuân thủ tùy theo mức độ và thể bệnh của mình:
- Viêm trực tràng: 2 năm.
- Viêm đại tràng sigma, viêm trực tràng: Càng ngày càng tốt.
- Viêm đại tràng: Suốt đời.
Điều trị phình đại tràng nhiễm độc cho bệnh nhân bị xuất huyết đại trực tràng:
- Methylprednison 16-20mg/8;
- Pentasa 0,5g x 8 viên/ngày;
- Metronidazol 1- 1,5g/ngày.
Điều trị từ chế độ dinh dưỡng
Mức độ nhẹ: Thực phẩm mềm, hạn chế tạm thời đối với thực phẩm giàu chất xơ.
Mức độ nặng: Nhịn ăn, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch gồm các chất đạm, dung dịch axit béo,… 2500 calo/ ngày. Bổ sung điện giải, sắt trong trường hợp sử dụng thuốc trị bệnh kéo dài.
Ngoài ra, với bệnh nhân bị đau bụng, đi ngoài phân lỏng thì có thể bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng thêm những loại thuốc có công dụng bọc niêm mạc, hoặc thuốc giảm co thắt để cải thiện chức năng của đường ruột.
Điều trị ngoại khoa
Bệnh viêm loét trực tràng chảy máu là căn bệnh có thể để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nên đối với những bệnh nhân đã mắc phải giai đoạn nặng và nguy cơ nhiễm bị biến chứng thành ung thư đại tràng, chảy máu ồ ạt đại trực tràng, phình giãn đại trực tràng hoặc thủng thì sẽ được bác sĩ chỉ định cắt bỏ đoạn đại tràng hoặc bộ phận bị xuất huyết nặng.
Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có thể sẽ gặp nhiều hạn chế như bị viêm nhiễm, bệnh vẫn có thể bị tái phát và mất thời gian phục hồi. Vậy nên, chỉ những ai bị chỉ định thì mới tham khảo phương pháp điều trị bệnh này.
Mẹo dân gian hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà
Sử dụng các mẹo dân gian là một cách giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu. Những phương pháp này thường dễ thực hiện và an toàn cho người bệnh.
- Ăn chuối chín: Chuối chín không chỉ là một loại trái cây giàu dinh dưỡng mà còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị viêm loét đại trực tràng. Chuối chứa nhiều chất xơ và kali, giúp làm dịu niêm mạc đại tràng và giảm viêm. Ăn chuối chín hàng ngày có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả.
- Uống nước cam thảo mật ong: Cam thảo và mật ong là hai thành phần tự nhiên có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Kết hợp cam thảo và mật ong để làm nước uống không chỉ giúp làm dịu các triệu chứng viêm loét mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể pha một thìa cam thảo với một thìa mật ong trong một cốc nước ấm và uống hàng ngày.
- Uống nước ép lô hội: Lô hội được biết đến với khả năng làm lành vết thương và giảm viêm. Nước ép lô hội có thể giúp làm dịu niêm mạc đại tràng và giảm triệu chứng viêm loét. Bạn nên uống nước ép lô hội mỗi ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
- Tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ chứa curcumin, một hợp chất chống viêm mạnh mẽ. Curcumin giúp làm giảm viêm và hỗ trợ làm lành các tổn thương ở đại trực tràng. Pha 1-2 thìa cà phê tinh bột nghệ với nước ấm hoặc sữa và uống 1-2 lần mỗi ngày. Nên uống sau bữa ăn để giảm nguy cơ kích ứng dạ dày.
Thuốc Đông y trị viêm loét đại trực tràng chảy máu
Viêm loét đại trực tràng chảy máu là một bệnh lý phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp giữa điều trị Tây y và Đông y để đạt hiệu quả tối ưu. Trong đó, y học cổ truyền đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng và phòng ngừa tái phát.
Theo quan niệm y học cổ truyền, viêm loét đại trực tràng chảy máu thường liên quan đến các chứng như:
- Ẩm nhiệt thấp độc: Thể trạng ẩm thấp, tích nhiệt, gây tổn thương đại tràng.
- Tỳ hư khí khuyết: Chức năng tiêu hóa kém, dẫn đến khí huyết hư tổn, đại tràng suy yếu.
- Can thận âm hư: Thiếu âm huyết, gây khô nóng đại tràng, dẫn đến loét và chảy máu.
Mục tiêu điều trị của Đông y là thanh nhiệt giải độc, kiện tỳ ích khí, bổ thận âm, cầm máu, tiêu viêm, dưỡng âm, nhuận tràng.
Một số bài thuốc Đông y thường được áp dụng điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu như:
- Bài thuốc 1: Thành phần bao gồm Hoàng liên, sài hồ, chỉ xác, kim ngân hoa, bạch thược, địa cốt căn. Bài thuốc có công dụng Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, chỉ huyết, thường dùng cho trường hợp viêm loét đại tràng có biểu hiện nhiệt độc, chảy máu nhiều.
- Bài thuốc 2: Bài thuốc thường dùng cho trường hợp viêm loét đại tràng có biểu hiện tỳ vị hư yếu, âm hư nội nhiệt. Dược liệu gồm có bạch truật, hoài sơn, phục linh, nhân sâm, mạch môn đông, sơn thù, địa hoàng. Tác dụng chính giúp kiện tỳ ích khí, bổ thận âm, dưỡng huyết, nhuận tràng.
Lưu ý:
- Liều lượng và thời gian sử dụng thuốc cần được điều chỉnh tùy theo thể trạng và mức độ bệnh của từng người.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, cần ngưng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
- Việc kết hợp thuốc Đông y với Tây y cần được sự đồng ý của bác sĩ để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ để tăng cường hiệu quả điều trị.
Lời khuyên về cách phòng tránh bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu
Với những nội dung chia sẻ ở trên thì bạn cũng đã có kiến thức cơ bản về bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu, nên cũng thấy được nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của bệnh. Vậy nên, bất cứ ai cũng cần phải có biện pháp phòng tránh để không phải đối mặt với bệnh tật. Dưới đây sẽ là một vài thông tin giúp bạn dễ dàng thực hiện được điều đó hơn.
- Phân chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày: Mặc dù đây là cách phòng tránh khó thực hiện được nhưng lại rất hữu ích đối với nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao. Có thể là từ 6 đến 8 bữa một ngày, như vậy lượng thức ăn mỗi lần đi vào đường ruột cũng sẽ ít hơn. Khi đó áp lực gây ra cho hệ tiêu hóa, đại tràng cũng giảm nhẹ hơn và người bệnh loại bỏ được phần nào các triệu chứng như trướng bụng, đầy bụng, khó tiêu…
- Thời gian ăn uống hợp lý: Thông thường, giờ ăn được các chuyên gia khuyến cáo là vào các khung giờ 7h, 11h, 14h, 18h và không ăn quá nhiều vào buổi tối.
- Ăn uống phải khoa học, đủ và đúng bữa, không nên ăn nhiều thực phẩm chứa: Dầu mỡ, quá giàu đạm, đường lactose, axit trong hoa quả (cam chua, quýt chua…)… Chỉ ăn những thực phẩm đã được nấu chín kĩ, ninh nhừ đặc biệt là người cao tuổi, nên ăn đồ mềm để đường ruột không bị tạo quá nhiều áp lực.
- Xây dựng thời gian vận động cơ thể: Một cơ thể khỏe mạnh chỉ có ở những người có thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên. Bởi khi đó cơ thể sẽ ngày càng được nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng cũng dẫn khôi phục và loại bỏ được những tác nhân gây bệnh.
- Không tùy tiện hoặc lạm dụng thuốc Tây y: Một trong nguyên nhân lớn gây nên bệnh viêm loét đại tràng là do người bệnh đã sử dụng quá liều hoặc dùng liên tục trong thời gian dài thuốc tây y. Đặc biệt là thuốc kháng sinh, khi dùng lâu thời gian dài có thể gây tác dụng phụ, khiến các vi khuẩn có lợi của đường ruột bị tiêu diệt nên gây ra các bệnh lý về đại trực tràng.
Như vậy, các bạn cũng có thể thấy rằng để có một sức khỏe tốt không phải là điều dễ dàng, nhưng khi đã có kiến thức và hiểu đúng về bệnh thì việc phòng tránh cũng trở nên đơn giản hơn. Ngoài ra, khi bản thân cảm thấy có sự bất thường, xuất hiện những triệu chứng kể trên thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và chẩn đoán bệnh. Từ đó cũng không gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu.
Xem thêm chi tiết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!