Viêm teo niêm mạc dạ dày là bệnh về hệ thống đường tiêu hóa, chúng được chia thành nhiều loại (Kimura c1, c2…) và cách điều trị tùy vào mức độ bệnh khác nhau. Mặc dù đây là bệnh lý khá phổ biến, thường gặp nhưng không phải ai cũng có kiến thức đúng và đủ về chúng.
Viêm teo niêm mạc dạ dày là gì?
Theo quan điểm của y học hiện đại: Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính có tên gọi khoa học là Chronic atrophic gastritis – CAG, thuộc hệ thống bệnh tiêu hóa. Là tình trạng nghiêm trọng do biến chứng của tiền ung thư dạ dày gây ra.
Là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng trong một thời gian dài rồi gây viêm loét dạ dày, nhưng không được điều trị bệnh đúng cách nên thành hiện tượng viêm mãn tính, dẫn đến tình trạng bao tử bị teo.
Ngoài ra, cũng người bị viêm teo dạ dày có thể tự tấn công các tế bào niêm mạc do một lỗi của cơ thể nhờ vào hệ miễn dịch tự miễn của cơ thể.
Ngày nay, nhờ vào sự phát triển của Công nghệ y khoa hiện đại nên giờ đây các chuyên gia cũng tìm ra được nguồn gốc và bản chất của bệnh, nhờ vào phương pháp nội soi, cộng hưởng từ, đồng vị phóng xạ, kính hiển vi điện tử,…
Từ đó, các chuyên gia cũng xác định được những siêu cấu trúc niêm mạc dạ dày, và biến đổi vi thể để đưa ra được những kết luận chính xác về bệnh lý này. Đó là tình trạng rối loạn chức năng trong quá trình thoái hoá cấu trúc niêm mạc dạ dày.
Do đó sẽ có sự thay đổi về hình thái của các lớp (biểu mô, đệm, tuyến) và hiện tượng phì đại, dị sản niêm mạc dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày và cả bệnh viêm teo mạc dạ dày.
Phân loại viêm teo niêm mạc dạ dày theo Kimura
Ranh giới giữa vùng lành với vùng teo được gọi là bờ teo niêm mạc và bệnh được phân loại từ những năm 1966 theo Kimura – Takemoto Nhật Bản, cụ thể là:
- Viêm teo niêm mạc dạ dày Kimura C1: Có nhiều người coi đây là viêm teo niêm mạc hang vị dạ dày vì loại bệnh này chỉ có dấu hiệu teo niêm mạc ở khu vực này. Lúc này bờ cong nhỏ dạ dày cao hơn hoặc ngang với bờ teo niêm mạc.
- Viêm teo niêm mạc dạ dày Kimura C2: Ở loại này thì bờ teo niêm mạc dạ dày tiến đến mặt trước – sau ngang qua bờ cong nhỏ được bắt đầu từ phía bờ cong lớn vùng hang vị.
- Viêm teo niêm mạc dạ dày Kimura c3: Ở giai đoạn này thì bờ teo niêm mạc dạ dày có thể nằm trên bờ cong nhỏ dạ dày và vượt quá nửa phần phía dưới thân vị.
- Viêm teo niêm mạc dạ dày O-1: Khi bờ teo niêm mạc dạ dày nằm giữa bờ cong nhỏ dạ dày và nằm song song so với trục dọc của dạ dày.
- Viêm teo niêm mạc dạ dày O-2: Bờ teo niêm mạc dạ dày của người bệnh nằm giữa thành trước của cơ quan dạ dày.
- Viêm teo niêm mạc dạ dày O-3: Bờ teo niêm mạc dạ dày của bệnh nhân lúc này đã nằm giữa bờ cong lớn và thành trước dạ dày.
Tuy nhiên, đó chỉ là phân loại dựa vào bề mặt bờ teo niêm mạc, không dựa vào mức độ tổn thương hay tình trạng nặng nhẹ của bệnh.Trên thực tế thì các chuyên gia lại chia mức độ nặng nhẹ của bệnh theo giai đoạn như sau:
- Viêm teo niêm mạc dạ dày nhẹ: C1 hoặc C2.
- Mức độ vừa: C3 hoặc O1.
- Mức độ nặng: O2 hoặc O3.
Nguyên nhân gây bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày
Theo quan điểm của y học cổ truyền: Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính, được mô tả chứng bệnh này có bản chất là do tỳ vị hư nhược, tiên thiên bất túc, ẩm thực thất tiết. Kết hợp với tinh thần suy nghĩ quá độ kéo dài làm cho tỳ vị bị rối loạn, suy giảm chức năng vận hoá và chuyển hoá.
Sau một thời gian dài thì dẫn đến tình trạng khí – huyết uất trệ và phủ vị trường không được đảm bảo dưỡng chất, bệnh sẽ từ đó mà tích tụ lại dần dần gây ra bệnh viêm teo niêm mạc bảo tử theo thời gian.
Theo quan điểm của Y học hiện đại thì bị viêm niêm mạc dạ dày là do nhiễm khuẩn Hp, là chủng xoắn khuẩn, tồn tại trên niêm mạc dạ dày khi có môi trường thích hợp chúng sẽ tấn công và gây thoái hóa lớp chất nhầy ngoài niêm mạc, khiến axit dịch tiêu hóa tấn công rồi phá hủy tế bào niêm mạc dạ dày.
Đặc biệt loại khuẩn này có thể lây từ người sang người qua ăn uống, hoặc nhiều đường tiếp xúc như: tiếp xúc nước bọt, phân, dịch nôn từ người dương tính khuẩn HP…
Triệu chứng của bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày
Theo các chuyên gia thì bệnh viêm niêm mạc dạ dày có tốc độ phát triển khá nhanh, tiến triển âm thầm và không gây ra những triệu chứng rõ rệt hay điển hình như nhiều bệnh tiêu hóa khác.
Tuy nhiên, vẫn có một vài dấu hiệu bất thường, người bệnh có thể cảm nhận được, đó là:
- Đau bụng theo từng cơn khác nhau, dữ dội nhiều vào ban đêm và rạng sáng. Luôn có cảm giác buồn nôn và nôn sau khi ăn từ 1 – 2 giờ.
- Đầy bụng, trướng bụng, chán ăn và ăn không ngon miệng.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Đầu óc choáng váng, mệt mỏi, xanh xao, ù tai, đi không vững giống như biểu hiện thiếu máu, thiếu sắt.
- Một số dấu hiệu khác: Ợ hơi nhiều, miệng chua, trào ngược dạ dày…
Với mỗi mức độ bệnh càng nặng thì tần suất xuất hiện triệu chứng càng nhiều và nặng hơn. Vậy nên dù cơ thể có dấu hiệu bất thường nào như trên thì bệnh nhân vẫn nên tìm đến bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.
Viêm teo niêm mạc dạ dày có nguy hiểm không? Chẩn đoán bệnh thế nào?
Về cơ bản thì bệnh này không thuộc nhóm bệnh nguy hiểm, nhưng nó lại là quá trình tiến triển thành bệnh ung thư dạ dày, nếu điều trị sớm và đúng cách thì sẽ không bị biến chứng nguy hiểm.
Do vậy, việc điều trị bệnh kịp thời sẽ quyết định được mức độ nguy hiểm của bệnh.
Với phần lớn kết quả chẩn đoán lâm sàng nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn Hp, thì việc loại bỏ và ngăn chặn chúng cũng không quá khó khăn. Bởi hiện nay cũng xuất hiện khá nhiều loại thuốc kháng khuẩn, kháng sinh dễ dàng tiêu diệt được chúng.
Phương pháp chẩn đoán
Thực tế thì bệnh này thường dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh lý khác bởi vì triệu chứng không rõ ràng, và có đến 50% bệnh nhân bị bệnh này thường kèm theo triệu chứng đau dạ dày. Nên bác sĩ rất khó phát hiện được tình trạng viêm teo ở mức độ nhẹ, vừa.
Chính vì vậy, hiện nay các bác sĩ chuyên khoa đã tiến hành chẩn đoán kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể như sau:
- Nội soi dạ dày (đường miệng, đường mũi): Trong quá trình nội soi chưa phát hiện được bất thường thì bác sĩ có thể lấy mảnh mô tế bào để tiến hành sinh để tìm khuẩn Hp. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng cũng như mức độ đau bụng để chẩn đoán chính xác.
- Xét nghiệm máu để có kết quả chính xác xem bệnh nhân có thiếu Vitamin B12, thiếu sắt không.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu bạn gặp các triệu chứng sau, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Đau bụng dai dẳng: Đặc biệt là đau vùng thượng vị, có thể kèm theo cảm giác nóng rát hoặc khó chịu.
- Buồn nôn và nôn: Có thể nôn ra máu hoặc chất dịch màu đen.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Kèm theo chán ăn hoặc cảm giác no nhanh.
- Mệt mỏi và thiếu máu: Do thiếu hụt vitamin B12.
Phương pháp điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày
Với sự phát triển của ngành Y dược hiện nay thì bệnh nhân có cơ hội tiếp cận với nhiều loại thuốc chữa bệnh nhiều hơn trước kia. Dưới đây sẽ là những loại thuốc chữa bệnh phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay mà bạn nên biết.
Sử dụng thuốc Tây theo chỉ định bác sĩ
Tiêu diệt khuẩn Hp là cách chữa trị bệnh hiệu quả nhất, vậy nên bác sĩ thường sẽ chỉ định một số loại thuốc sau:
- Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thuốc Misoprostol, Thuốc Sucralfate, Thuốc Bismuth…
- Thuốc giảm tiết acid dạ dày, trung hòa acid: Thuốc Alusi, Thuốc Maalox, Thuốc Gastropulgite, Thuốc Hull…
- Các kháng sinh diệt H.pylori: Thuốc Amoxicillin, Thuốc Clarithromycin, Thuốc Fluoroquinolones,…
- Một số bệnh nhân được chỉ định tiêm vitamin b12, uống thêm thuốc sắt,…
Tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng với chỉ định bác sĩ, vì đây đều là thuốc có nhiều dược tính và dễ gây ra các tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy… thậm chí khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Đặc biệt chưa có thuốc tây trị bệnh tận gốc, chỉ có hiệu quả tức thì không lâu dài nên người bệnh vẫn có thể bị tái phát.
Sử dụng thuốc Đông y trị bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày
So với Tây y thì các phương pháp điều trị bằng Đông y sẽ an toàn và lành tính hơn nhiều, bởi thành phần đều là thảo dược thiên nhiên, không gây tác dụng phụ dù bệnh nhân sử dụng trong một thời gian dài. Nhưng để đạt được hiệu quả nhất định của thuốc thì trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân vẫn phải tuân thủ theo đúng lộ trình và tư vấn của thầy thuốc.
Với nguyên lý điều trị bệnh từ bên trong, tiêu diệt khuẩn Hp cũng như yếu tố gây bệnh khác và phục hồi các vết thương tổn niêm mạc dạ dày đồng thời ngăn ngừa sự tấn công trở lại của các tác nhân gây bệnh.
Khi đó người bệnh sẽ tối giản được tỷ lệ bị tái phát bệnh về sau, dưới đây sẽ là một số bài thuốc phổ biến, nhận được đánh giá cao từ chuyên và sự tin dùng của bệnh nhân.
- Bài thuốc số 1: Kim linh tử tán (khí trệ huyết ứ): Xích thược – Đan sâm mỗi vị 12g, Xuyên luyện tử – Huyền hồ – Đan bì mỗi loại 10g, Chỉ xác 9g, Mộc hương 6g.
- Bài thuốc số 2: Lương phụ hoàn (Hàn ngưng huyết ứ): Xích thược – Huyền hồ – Hương phụ – Đan sâm mỗi vị 12g, Cao lương khương – Trần bì mỗi vị 10g.
- Bài thuốc số 3: Hóa can tiễn (Hoả uất huyết ứ): Sao chi tử – Xích thược – Trần bì – Hương phụ mỗi vị 9g, Mẫu đơn bì – Uất kim – Huyền hồ – Thanh bì mỗi vị 10g, Đan sâm 12g.
- Bài thuốc số 4: Hoàng kỳ kiến trung thang (Trung hư huyết ứ): Xuyên luyện tử – Huyền hồ sách – Quế chi – Đại táo – Sinh khương – Chích cam thảo – Quy vĩ mỗi vị 10g, Hoàng kỳ – Xích thược – Đan sâm mỗi vị 12g.
- Bài thuốc số 5: Thất tiếu tán (Vị lạc ứ trở): Trần bì 6g, Đan bì – Đan sâm – Huyền hồ – Hương phụ – Xích thược – Ngũ linh chi mỗi vị 10g, Bồ công anh – Quy vĩ mỗi vị 12g.
- Bài thuốc số 6: Sơ can bình vị tán (Trung tâm Thuốc dân tộc): Chè dây, ô tặc cốt, Bồ công anh, Bạch thược, Nghệ đen, Thanh Bì, Đơn đỏ,… Ngoài lợi thế về nguyên lý điều trị, thì Trung tâm còn phát triển sản phẩm dưới nhiều dạng khác nhau: Dạng viên, dạng tán, dạng sắc sẵn… tiện lợi cho người dùng.
Biện pháp phòng ngừa bệnh
Phòng ngừa viêm teo dạ dày không chỉ giúp bạn tránh xa những phiền toái mà căn bệnh này mang lại mà còn bảo vệ sức khỏe dạ dày của bạn một cách toàn diện.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, và các chất kích thích như rượu bia, cà phê. Tăng cường rau xanh, trái cây, và các loại thực phẩm giàu chất xơ.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý về dạ dày, bao gồm cả viêm teo dạ dày.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Đảm bảo thực phẩm được chế biến và bảo quản đúng cách để tránh nhiễm khuẩn HP.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh lý về dạ dày hoặc các yếu tố nguy cơ khác.
Bị viêm teo niêm mạc dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?
Ngoài việc tuân thủ theo đúng với chỉ định về việc dùng thuốc chữa thì bệnh nhân cũng cần phải áp dụng cho mình chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Vậy viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì?
Nên ăn:
- Thực phẩm chứa chất xơ dễ tiêu hóa, trị táo bón: rau xanh (cải, súp lơ, rau bí…), củ khoai tây, củ su su, quả bí xanh, bí đao..
- Uống nhiều nước bổ sung chất khoáng cho cơ thể, thanh lọc và giải nhiệt tốt hơn.
- Bổ sung nhiều loại vitamin từ hoa quả, trái cây (táo, bưởi, lê, ổi, táo, dưa hấu,…) hoặc thuốc vitamin (mua tại địa chỉ uy tín)…
- Chất đạm dễ tiêu hóa, bổ sung năng lượng cho cơ thể: Thịt lợn nạc, cá hồi, tôm, cua, thịt gia cầm…
- Nên ăn chín, uống sôi và chỉ ăn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, được chế biến sạch sẽ và rõ nguồn gốc.
Không nên ăn:
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, chiên rán nhiều gia vị không tốt cho dạ dày như: Tôm chiên, gà chiên, phở xào, rau xào, cơm rang…
- Không uống rượu bia, nước ngọt phẩm màu, nước có gas, hút thuốc lá…
- Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp bày bán tại các cửa hàng, siêu thị: vì chúng chứa nhiều chất bảo quản, khi dung nạp vào cơ thể có thể khiến dạ dày bị tổn thương hơn.
Đồng thời kết hợp với chế độ tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, điều độ để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Đặc biệt là luôn biết cân bằng tinh thần sao cho thật thoải mái, không lo nghĩ kéo dài và nên đảm bảo thời gian ngủ nghỉ để cơ thể được thư giãn. Khi đó việc hỗ trợ điều trị bệnh sẽ hiệu quả hơn.
Dược liệu chữa bệnh
Bên cạnh các phương pháp điều trị y học hiện đại, một số dược liệu cũng có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị viêm teo dạ dày. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào.
- Nghệ: Nghệ từ lâu đã được biết đến với khả năng kháng viêm mạnh mẽ nhờ hoạt chất curcumin. Việc bổ sung nghệ trong chế độ ăn uống hoặc dùng dưới dạng thực phẩm chức năng có thể giúp giảm viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Cam Thảo: Cam thảo có tác dụng làm dịu dạ dày, giảm tình trạng viêm và giúp tái tạo lớp niêm mạc. Tuy nhiên, việc sử dụng cam thảo cần có sự hướng dẫn của bác sĩ vì nó có thể gây tăng huyết áp nếu dùng trong thời gian dài.
- Nấm Linh Chi: Nấm linh chi không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn có khả năng giảm viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Đây là một trong những dược liệu được ưa chuộng trong y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày.
Trong trường hợp bệnh nhân viêm teo niêm mạc dạ dày có dấu hiệu bất thường, triệu chứng bệnh nặng kể cả sau khi dùng thuốc thì nên liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc đến ngay bệnh viện để kịp thời có hướng xử lý hiệu quả hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!