Trào ngược dạ dày ban đêm là cơn ác mộng của rất nhiều người mắc phải. Không chỉ là bệnh lý khó chịu, bệnh còn đe dọa tính mạng nếu người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm ra cách khắc phục tốt nhất, không để lại di chứng!
Dấu hiệu trào ngược dạ dày vào ban đêm
Trào ngược dạ dày về đêm khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu thông thường. Đôi khi bị ợ chua, bạn thường đổ lỗi cho việc ăn no và các loại thức ăn đầy hơi. Một số dấu hiệu bạn dễ nhận biết như:
- Các triệu chứng cơ bản: Ợ hơi, nôn trớ, ứa nước bọt, đau tức ngực, khó thở, thở khò khè
- Triệu chứng báo hiệu: Đau khi nuốt nước bột, giảm cân không lý do.
- Triệu chứng ảnh hưởng đến thực quản: Ho kéo dài, thanh quản sưng viêm, khó thở, thở khò khè.
Trào ngược dạ dày ban đêm là gì? Nguyên nhân do đâu?
Trào ngược dạ dày ban đêm là bệnh lý trào ngược xảy ra khi người bệnh đi ngủ vào buổi tối. Bệnh do rối loạn tiêu hóa tại dạ dày gây nên. Trào ngược xảy ra vào ban đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Nguyên nhân khởi phát bệnh xuất phát từ nhiều yếu tố.
Do tình trạng thừa axit trong dịch vị dạ dày
Ngay cả khi ngủ, dạ dày vẫn hoạt động và co bóp để tiêu hóa thức ăn. Nguyên nhân là do lượng axit dư thừa có trong dạ dày kích thích cơ quan này không ngừng co bóp dẫn đến trào ngược.
Tư thế nằm ngủ
Tư thế ngủ cũng là nguyên nhân quan trọng làm khởi phát những cơn trào ngược thực quản khó chịu. Lý do là bởi lúc ngủ, dạ dày nằm ngang bằng với thực quản. Lúc này axit thừa và lượng thức ăn còn trong dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản.
Căng thẳng kéo dài - thủ phạm gây trào ngược dạ dày vào ban đêm
Tưởng như vô can nhưng căng thẳng kéo dài lại là thủ phạm gây trào ngược về đêm. Chính stress, bực bội là tác nhân kích thích dạ dày tiết axit bất thường. Hậu quả là khổ chủ phải gánh chịu những cơn trào ngược ám ảnh.
Trào ngược dạ dày ban đêm nguy hiểm như thế nào?
Tiến sĩ lừng danh Fass là danh y đã có hơn 2000 giải thưởng lớn nhỏ nghiên cứu IFFCD. Một nghiên cứu đã công bố của ông cho biết trào ngược về đêm rất nguy hiểm. Mức độ bệnh còn nghiêm trọng gấp nhiều lần so với trào ngược vào ban ngày. Bởi tư thế ngủ “hậu thuẫn” để trào ngược dễ phát sinh và để lại hậu quả khôn lường hơn.
Trào ngược về đêm gây khó thở, ho dai dẳng
Bệnh trào ngược dạ dày ban đêm là một trong những thủ phạm số 1 làm người bệnh khó thở, ngưng thở. Khi lượng axit có trong dạ dày trở nên quá tải, tình trạng trào ngược diễn ra làm co thắt dây thanh quản. Cổ họng bị kích thích sẽ làm phát sinh những cơn ho dai dẳng.
Trào ngược về đêm gây ngưng thở
Hiện tượng co thắt dây thanh nghiêm trọng khiến đường thở cũng bị tắc nghẽn. Oxy không kịp vào phổi gây khó thở thậm chí ngưng thở cho người bệnh đang ngủ. Biến chứng này sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân trào ngược ban đêm.
Mất ngủ, mệt mỏi vì suy nhược
Ợ nóng, trào ngược thực quản làm cho niêm mạc tại bộ phận này bị tổn thương, bào mòn. Từ đó dẫn đến niêm mạc bị kích thích cơn ho gia tăng. Bên cạnh đó lượng axit dư thừa trào ngược lên thực quản đi vào đường thở gây nghẹt thở. Vì thế, trào ngược dạ dày về đêm khiến người bệnh mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Viêm loét thực quản
Khi nằm ngủ, hai cơ quan này sẽ nằm ngang bằng với nhau, axit dư thừa trong dạ dày dễ trào ngược lên thực quản vào ban đêm. Tác hại là niêm mạc thực quản bị mất cân bằng pH gây tình trạng viêm loét đau đớn.
Ung thư thực quản
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của trào ngược là ung thư thực quản, nguy cơ tử vong cao. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan trước tình trạng này.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Mặc dù trào ngược dạ dày ban đêm có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc không kê đơn, nhưng có những trường hợp bạn cần đến sự giúp đỡ từ bác sĩ để được thăm khám và điều trị chuyên sâu:
- Triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài: Nếu bạn thường xuyên bị trào ngược dạ dày ban đêm, gây khó ngủ, ho khan, khàn tiếng hoặc đau ngực kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của GERD nặng hoặc các biến chứng khác.
- Các triệu chứng bất thường: Nếu bạn gặp các triệu chứng như khó nuốt, nôn mửa, sụt cân không rõ nguyên nhân, hoặc phân đen, hãy đi khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư thực quản hoặc dạ dày.
- Không đáp ứng với điều trị tại nhà: Nếu bạn đã thử các biện pháp thay đổi lối sống và sử dụng thuốc không kê đơn nhưng triệu chứng không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để được đánh giá và điều trị chuyên sâu hơn.
- Trẻ em và phụ nữ mang thai: Trẻ em và phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày ban đêm cần được bác sĩ theo dõi và điều trị đặc biệt để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán trào ngược dạ dày ban đêm, bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố sau:
- Tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, thời gian xuất hiện, tần suất, mức độ nghiêm trọng và các yếu tố gây nên sự tăng hoặc giảm triệu chứng.
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát và có thể thực hiện một số thủ thuật như nội soi dạ dày, thực quản để quan sát trực tiếp tình trạng niêm mạc và phát hiện các tổn thương.
- Các xét nghiệm: Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như:
- Đo pH thực quản 24 giờ: Đánh giá mức độ axit trong thực quản trong suốt 24 giờ.
- Nội soi thực quản dạ dày: Quan sát trực tiếp niêm mạc thực quản và dạ dày để phát hiện các tổn thương.
- Xét nghiệm barium nuốt: Theo dõi sự di chuyển của barium qua thực quản và dạ dày để phát hiện các bất thường về cấu trúc và chức năng.
Điều trị trào ngược dạ dày ban đêm bằng cách nào?
Trào ngược dạ dày ban đêm không những làm suy giảm chất lượng cuộc sống, sức khỏe mà còn có thể cướp đi tính mạng của người bệnh. Cách tốt nhất là bạn thăm khám và điều trị sớm để bệnh không có cơ hội biến chứng.
Mẹo dân gian trị chứng trào ngược dạ dày ban đêm
Nếu trào ngược dạ dày ở tình trạng mới chớm bệnh thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo chữa dân gian ngay tại nhà. Không chỉ được đánh giá cao tính hiệu quả, các mẹo này còn rất đơn giản thực hiện và ít tốn kém.
Mẹo chữa trào ngược bằng nghệ
Nghệ rất giàu curcumin - tinh chất vàng chống oxy hóa vô cùng lý tưởng. Nhờ thế mà vết loét do bệnh dạ dày nhanh chóng được làm lành. Người bệnh trào ngược dạ dày ban đêm có thể áp dụng một trong các mẹo chữa bằng nghệ sau đây:
- Mẹo 1: Dùng nghệ trộn với tiêu đen nguyên hạt theo tỷ lệ 1 thìa bột nghệ, 1/4 thìa hạt tiêu. Sau đó, bạn đem hỗn hợp hãm nước sôi như hãm trà rồi lọc lấy nước để dùng.
- Mẹo 2: Bột nghệ trộn lẫn mật ong nguyên chất vừa đủ kết dính để vo thành viên nhỏ. Viên thuốc đem bảo quản trong hũ thủy tinh và dùng mỗi ngày 3 viên sau 3 bữa ăn.
Chữa trào ngược dạ dày vào ban đêm bằng gừng tươi
Gừng tươi phát huy công hiệu mạnh trong việc giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do trào ngược ban đêm gây ra. Biểu hiện điển hình là khó tiêu, buồn nôn… Hơn thế, gừng còn là vị thuốc tiêu viêm, giảm đau từ thiên nhiên rất an toàn, lành tính.
- Mẹo 1: Lấy gừng tươi rửa sạch cất rồi băm nhuyễn rồi bỏ vào cốc nước sôi nóng. Chờ khoảng 10 phút để các hoạt chất có trong gừng phai ra sẽ ngả màu vàng nhạt. Bạn cho thêm một thìa đường và dùng khi nước gừng còn ấm sẽ không bị cơn trào ngược làm phiền.
- Mẹo 2: Dùng gừng tươi rửa sạch sau đó thái thành từng lát mỏng. Gừng lát đem ngâm vào mật ong nguyên chất. Khi dùng, người bệnh ăn 2 lát gừng ngâm mật ong sau bữa ăn.
Trà hoa cúc làm dịu cơn trào ngược
Theo Đông y gia truyền, hoa cúc là dược liệu có tính mát, vị đắng nên thường được dùng làm thuốc mát gan, tiêu độc. Hơn thế, hoa cúc còn chữa được các bệnh dạ dày nhờ phát hiện ra chất giảm co thắt, ợ chua Anethole. Bên cạnh đó, hàm lượng Bisabolol giúp dạ dày kháng khuẩn, làm lành tổn thương nhanh chóng.
Hoa cúc được phơi khô dùng hãm trà uống mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ khoảng 30 -60 phút. Không chỉ ngăn chặn cơn trào ngược dạ dày ban đêm, trà hoa cúc còn rất tốt cho giấc ngủ.
Thuốc Tây điều trị trào ngược về đêm
Điều trị trào ngược bằng thuốc tây có ưu điểm giảm nhanh triệu chứng bệnh lý. Trong trường hợp này, các bác sĩ chuyên khoa thường kê cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như sau:
- Thuốc kháng axit: Tác dụng điều hòa nhanh lượng axit dư thừa trong dạ dày như thuốc chứa magie; thuốc chứa nhôm như Alusi, Maalox, Hull…
- Thuốc chẹn H2: Cimetidine, Famotidine; Ranitidine… ngăn chặn quá trình tiết axit của niêm mạc dạ dày với tác dụng tăng độ pH.
- Thuốc ngăn bơm Proton: Omeprazol, Rabeprazol, Lansoprazol điều hòa axit có trong dịch vị vào ban đêm.
Chữa trào ngược dạ dày ban đêm bằng thuốc tây cần lưu ý không được tùy tiện cho bệnh nhân uống. Mọi loại thuốc phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh dị ứng thuốc.
Các biện pháp phòng ngừa trào ngược dạ dày vào ban đêm
Bên cạnh các loại thuốc Đông y, Tây y thì chế độ ăn và nghỉ ngơi khoa học cũng rất quan trọng. Điều này giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày ban đêm hiệu quả. Hãy duy trì lối sống lành mạnh để không bị tấn công bởi các bệnh nguy hiểm như trào ngược:
- Dùng bữa tối sớm hơn: Dạ dày còn nhiều thức ăn là nguyên nhân hàng đầu làm trào ngược ban đêm khởi phát. Bạn nên ăn tối trước khi đi ngủ khoảng 2 – 3 tiếng để thức ăn được tiêu hóa gần hết.
- Nằm nghiêng người khi ngủ: Điều này sẽ giúp dạ dày và thực quản không nằm ngang nhau. Dịch vị và thức ăn sẽ được cố định và không thể trào ngược ra khi nghiêng người.
- Kê gối cao khi ngủ: Một giải pháp để đảm bảo thực quản nằm ở vị trí cao hơn dạ dày khi ngủ là gối cao đầu. Lúc này, cơn trào ngược sẽ được kiểm soát và không tác động được đến thực quản.
- Kiêng các loại thực phẩm làm phát sinh cơn trào ngược: Các loại đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ uống caffein, chocolate; hoa quả giàu axit như cam canh, nước có gas… đều nằm trong danh sách đen.
- Tránh thức khuya: Cơ thể thức quá khuya kéo theo việc dạ dày co bóp mạnh và gia tăng cơn trào ngược. Vì thế, bạn hãy đi ngủ sớm, điều độ để phòng trào ngược. Hơn thế, bạn sẽ có một ngày làm việc tỉnh táo vào hôm sau.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào: Nghiên cứu đã cho thấy hút các loại thuốc lá có xu hướng làm tăng áp lực cho cơ vòng ở thực quản. Chính tác nhân này kích thích cổ họng làm người bệnh buồn nôn, trào ngược.
Trào ngược dạ dày ban đêm là bệnh lý báo động đỏ về sức khỏe người mắc. Hy vọng những thông tin chia sẻ đã giúp bạn bỏ túi cách chữa và phòng bệnh trào ngược về đêm hiệu quả nhất.
Đừng bỏ lỡ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!