Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Việc xây dựng một chế độ ăn hợp lý cho người viêm dạ dày là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ quá trình hồi phục tổn thương. Tuy nhiên, làm sao để thiết kế một thực đơn phù hợp và hiệu quả? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để cùng thảo luận về vấn đề này và tìm ra những gợi ý hữu ích.

Nguyên tắc thực hiện chế độ ăn cho người viêm dạ dày

Đối với những nước phát triển, tỷ lệ bệnh viêm dạ dày ước tính chỉ dao động từ 10% và tỷ lệ tăng khoảng 0,2%. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 26% trong những năm gần đây. Căn bệnh này thường ON-TOP trong danh sách các bệnh về đường tiêu hóa và có xu hướng ngày càng tăng.

che-do-an-cho-nguoi-viem-da-day (1)
Thực hiện đúng nguyên tắc chế độ ăn cho người viêm dạ dày giúp hỗ trợ điều trị bệnh

Trong số các yếu tố gây ra bệnh lý dạ dày, chế độ dinh dưỡng không phù hợp là một trong những nguyên nhân chính khiến tỉ lệ mắc bệnh ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Việc ăn uống không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và khiến bệnh kéo dài, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

Dạ dày đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống tiêu hóa. Mọi loại thực phẩm chúng ta tiêu thụ đều tác động trực tiếp đến chức năng của dạ dày. Dưới đây là năm nguyên tắc quan trọng trong chế độ dinh dưỡng mà người bị viêm loét dạ dày cần lưu ý:

  • Nấu chín thức ăn và tránh sử dụng thực phẩm sống: Việc nấu kỹ thức ăn giúp giảm thiểu gánh nặng cho dạ dày, đồng thời hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn từ thực phẩm sống.
  • Ăn từ tốn và nhai kỹ: Điều này không chỉ giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa thức ăn mà còn giúp giảm áp lực lên dạ dày.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Thay vì ăn quá no trong một bữa, hãy chia nhỏ thành 4-5 bữa để dạ dày không phải làm việc quá sức.
  • Hạn chế uống canh trong bữa cơm: Uống quá nhiều canh trong bữa ăn có thể làm loãng dịch tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của dạ dày.
  • Tránh vận động mạnh sau khi ăn: Sau bữa ăn, dạ dày cần thời gian để tiêu hóa thức ăn. Vận động mạnh ngay sau khi ăn có thể gây rối loạn tiêu hóa và làm nặng thêm tình trạng viêm loét.

Áp dụng đúng các nguyên tắc dinh dưỡng này sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày.

Những thực phẩm nên dùng trong chế độ ăn của người viêm dạ dày

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên ăn gì khi bị viêm dạ dày, đừng bỏ qua các loại thực phẩm sau đây. Chúng không chỉ giúp giảm bớt triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt và nôn ói mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Nhóm thức ăn giàu protein

Protein là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn của người viêm dạ dày, giúp tái tạo niêm mạc dạ dày và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Các thực phẩm như trứng, sữa tươi, sữa bò, pho mát, và bơ là nguồn protein dồi dào và dễ tiêu hóa. Bổ sung những thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày giúp giảm các triệu chứng khó chịu như buồn nôn và mệt mỏi.

che-do-an-cho-nguoi-viem-da-day (2)
Protein là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn của người viêm dạ dày

Nhóm thực phẩm giàu đạm

Ngoài protein, đạm cũng là một yếu tố quan trọng trong chế độ ăn của người viêm dạ dày. Thịt, cá, các loại đậu, hạt và khoai là những thực phẩm giàu đạm cần thiết. Đạm không chỉ giúp cung cấp năng lượng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và hỗ trợ quá trình phục hồi dạ dày.

Rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất

Rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm. Những loại rau như súp lơ, cải bó xôi, xà lách không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn dễ tiêu hóa, thích hợp cho người bị viêm dạ dày. Thêm rau củ vào bữa ăn không chỉ cải thiện hương vị mà còn cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết.

che-do-an-cho-nguoi-viem-da-day (3)
Rau củ quả giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm

Dầu ăn sống

Dầu ăn sống có khả năng giảm bớt lượng dịch vị trong dạ dày, từ đó giảm thiểu triệu chứng ợ chua và khó tiêu. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng dầu ăn sống với một lượng nhỏ để tránh tác động tiêu cực lên hệ tiêu hóa. Một chút dầu ô liu hay dầu hạt lanh trong món salad là lựa chọn hợp lý.

Những thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn cho người viêm dạ dày

Ngoài việc chú ý đến những thực phẩm có lợi cho dạ dày, người bệnh cũng cần tuyệt đối tránh những loại đồ ăn sau nếu muốn điều trị hiệu quả:

Đồ chiên rán

Đồ chiên rán là kẻ thù số một của dạ dày, đặc biệt là đối với người bị viêm dạ dày. Thức ăn chiên rán chứa nhiều chất béo, khó tiêu và dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến tình trạng ợ nóng và khó tiêu. Tránh xa các món ăn như gà rán, khoai tây chiên và bánh rán sẽ giúp dạ dày của bạn “dễ thở” hơn.

che-do-an-cho-nguoi-viem-da-day (4)
Người viêm dạ dày không nên ăn đồ chiên rán

Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, lạp xưởng chứa nhiều chất bảo quản và muối, dễ gây kích ứng dạ dày và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Thay vì chọn các món ăn nhanh, người bệnh nên ưu tiên thực phẩm tươi, nấu tại nhà để kiểm soát được chất lượng và lượng gia vị sử dụng.

Thực phẩm cứng

Thực phẩm cứng như sụn, rau xơ già, thịt nhiều gân,… không chỉ khó tiêu mà còn có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Hãy chọn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa để giảm áp lực cho dạ dày.

Thức ăn có chứa chất kích thích

Các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, và đồ uống có gas đều có thể làm tăng lượng acid dịch vị, gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, ợ nóng và khó chịu. Hạn chế hoặc tránh hoàn toàn những loại thức uống này sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng viêm dạ dày.

Trái cây nhiều vitamin C

Mặc dù vitamin C rất quan trọng đối với sức khỏe, nhưng với người viêm dạ dày, các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm tình trạng viêm nặng hơn. Nếu cần bổ sung vitamin C, bạn nên chọn các nguồn khác như dâu tây hoặc kiwi.

che-do-an-cho-nguoi-viem-da-day (5)
Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày

Một số lưu ý về chế độ ăn cho người viêm dạ dày

Để thực hiện tốt chế độ ăn uống cho người viêm dạ dày, bạn đọc cần lưu ý một số thao tác chế biến trong quá trình làm món ăn:

  • Nên thái nhỏ các loại thực phẩm khi nấu, có thể xay hoặc nghiền nát để giảm áp lực lên thành dạ dày, hạn chế bài tiết dịch vị.
  • Không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quả lạnh. Bởi thực phẩm quá nóng sẽ làm cho niêm mạc bị xung huyết, hay thức ăn nguội lạnh lại khiến cơ dạ dày co bóp mạnh, khiến cơn đau và triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Nồng độ của thức ăn cũng ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa. Nếu thức ăn quá đặc thì men tiêu hóa không thấm vào được thức ăn. Hay khi thức ăn quá lỏng, men tiêu hóa loãng đi khiến hoạt động tiêu hóa sẽ kém dần. Vì vậy bạn chỉ nên tiêu thụ 100 đến 20ml nước trong bữa ăn. Nếu trường hợp bị tiêu chảy và mồ hôi nhiều thì có thể uống nhiều hơn để bổ sung lượng nước cho cơ thể, nhưng nhớ là ngoài bữa ăn nhé.

Với tất tần tật thông tin về chế độ ăn cho người viêm dạ dày cùng với thực đơn mẫu được gợi ý trong bài viết này giúp bạn đọc xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan