Với bạn, người thầy thuốc tận tụy được định nghĩa như thế nào? Còn với tôi, đôi khi điều này chỉ đơn giản thể hiện ở việc bác sĩ luôn sẵn sàng đưa bàn tay của mình ra đối với tất cả mọi người, dù đó là ngày hay đêm, tại phòng khám hay ở một nơi xa xôi vắng vẻ.
Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập chi nhánh Thuốc dân tộc tại Quảng Ninh – Long trọng mà ấm áp
Ngày 15/09/2019 vừa qua là một ngày đặc biệt. Chặng đường 5 năm phát triển của chi nhánh và gắn bó của Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Chuyên khoa I Vi Văn Thái cùng chi nhánh Quảng Ninh trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã được đánh dấu bằng lễ kỷ niệm đáng nhớ.
Trong buổi lễ, nhìn lại hành trình suốt 5 năm vừa qua thông quan những hình ảnh trong video phóng sự, Bác sĩ Thái lại cảm thấy bồi hồi, xúc động. Khoảng thời gian gắn bó với chi nhánh chưa phải là dài nhưng cũng không quá ngắn. Quãng thời gian ấy cũng phần nào cho người dân vùng đất mỏ thấy được sự tận tình của bác sĩ Thái cũng như niềm đam mê, lòng nhiệt huyết của bác sĩ dành cho nền y học dân tộc.
Trong ngày hôm đó, sau phần lễ kỷ niệm long trọng, bác sĩ Thái đã cùng với các bác sĩ tới từ tất cả các chi nhánh của Trung tâm khám và tư vấn bệnh miễn phí cho từng người dân tới tham gia buổi lễ. Đối với mỗi người, bác đều hỏi thăm kỹ càng về tình hình sức khỏe và quá trình điều trị để từ đó có được lời khuyên, phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho mỗi bệnh nhân. Kết thúc ngày hôm ấy, tất cả các bác sĩ đã tiến hành thăm khám cho gần 100 cô bác quanh địa bàn thành phố Hạ Long – niềm vui ngoài mong đợi khi có rất nhiều người quan tâm tới sức khỏe, tới Trung tâm và tham gia buổi lễ như vậy.
Sau buổi lễ kỷ niệm, chi nhánh Thuốc dân tộc và người dân như đến gần nhau hơn
Tiếp sau ngày kỷ niệm, chi nhánh triển khai chương trình tri ân đặc biệt với món quà 3 buổi xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt miễn phí dành tặng người dân quanh khu vực. Thật vui khi chương trình đã nhận được sự ủng hộ vô cùng lớn từ mọi người khi trong suốt 3 ngày vừa qua, không dưới 50 khách đã tới tham gia và trải nghiệm dịch vụ tại chi nhánh mỗi ngày.
Buổi sáng làm việc bắt đầu từ 7h sáng (sớm hơn đến 1 tiếng so với giờ làm việc bình thường của chi nhánh) và kết thúc vào hơn 6h tối sau khi đã trị liệu cho những vị khách cuối cùng. Ngày nào cũng vậy, nhưng tất cả nhân sự tại chi nhánh, từ lễ tân, trợ lý bác sĩ, các bạn kỹ thuật viên, và đặc biệt là bác sĩ Thái vẫn luôn niềm nở tiếp đón người bệnh, hướng dẫn tận tình và tư vấn nhiệt thành, với mong muốn mọi người có được sức khỏe tốt nhất.
Cảm nhận được sự tận tâm từ bác sĩ Thái cũng như tất cả mọi người, rất nhiều cô bác đã quyết định lựa chọn chi nhánh là người bạn đồng hành trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân khi đăng ký thêm liệu trình Vật lý trị liệu. Hoặc nhờ bác sĩ Thái kê đơn thuốc điều trị.
Trong những lúc đông khách, tôi còn nghe mấy cô nửa đùa nửa thật với nhau: “Bà biết chỗ này mà không bảo tôi gì cả”. Cô bị “mắng yêu” lại phân trần: “Tôi cũng mới biết chỗ phòng khám này thôi, chứ biết sớm thì tôi đã đến từ lâu rồi chứ không phải mất công đi xa như mấy hôm trước”. Tôi nghe mà chỉ cười, có lẽ 2 cô là bạn với nhau, lại cùng đến chi nhánh làm vật lý trị liệu và gặp nhau, khi đó mới nên câu chuyện.
Lại có một cô tôi vẫn còn ấn tượng vào hôm diễn ra buổi lễ kỷ niệm thành lập chi nhánh, khi đến phần các bác sĩ khám và tư vấn bệnh miễn phí, cô vừa xếp hàng ngồi chờ vừa nhanh tay lấy điện thoại ra để gọi điện về cho con và nhắn rằng: “Ở chỗ 116 Văn Lang, gần trường Văn Lang có Trung tâm Thuốc dân tộc hôm nay kỷ niệm thành lập với có khám bệnh miễn phí đấy. Con mau mau ra đây đi không thì đông người khám lắm”. Quả thật, sự tin yêu của người dân dành cho chi nhánh không chỉ trong những ngày vừa rồi, mà trong suốt hành trình 5 năm qua chính là niềm vui, động lực cho tất cả đội ngũ thầy thuốc, bác sĩ của chi nhánh để ngày đêm cống hiến vì người dân đất mỏ.
Còn một câu chuyện khác của một bác trai đang nói chuyện với hai bác khác về cảm nhận của mình sau được bác sĩ Thái khám xong: “Tôi đi chữa bệnh ở nhiều nơi nhưng chưa thấy bác sĩ nào lại có phương khám khám đơn giản mà chính xác đến thế, ông chỉ cần bắt mạch, xem hai con mắt thế thôi… không cần xét nghiệm, siêu âm, chụp chiếu X.quang. Thậm chí không cần hỏi han gì mà có thể đọc được trên 90% các bệnh trong cơ thể bệnh nhân, làm bệnh nhân tôi tâm phục khẩu phục.”
Câu chuyện của buổi chiều muộn
Ba ngày sau sự kiện đều làm việc liên tục từ sáng sớm tới chập tối, tất cả nhân viên tại chi nhánh đều vừa vui vừa mệt. Kết thúc ngày làm việc, sau khi tiễn các cô chú tới khám và dọn dẹp lại phòng khám, mọi người lần lượt ra về. Chỉ còn lại tôi đang ngồi trên tầng 3 cố gắng viết xong bài. Cùng với đó là bác sĩ Thái vẫn ở lại phòng khám, để ghi chép danh sách những bệnh nhân nặng cần theo dõi, cũng như sắp lại tài liệu phục vụ cho buổi khám ngày mai. Lúc đó đã khoảng gần 18h00, khi tôi chợt nghe thấy tiếng gõ cửa và tiếng gọi nhỏ vọng lên từ tầng 1.
Yên lặng lắng nghe một lúc để chắc chắn đúng là tiếng gọi cửa phòng khám, tôi nhẹ nhàng đi ra cửa và bước xuống cầu thang. Khi mới đi được gần xuống tầng 1, tôi chợt nghe tiếng cửa mở, rồi sau đó là tiếng bác sĩ Thái vọng lên: “Chào bác, bác cần giúp gì sao bác?”. Liền sau đó là tiếng trả lời nhỏ bé: “Vâng chào bác, cho hỏi đây có phải phòng khám Thuốc dân tộc không bác? Tôi đến khám mà ở xa và bị lạc đường nên bây giờ mới tới nơi. Phòng khám còn mở cửa không bác?”
Bước nhanh chân xuống một chút để gặp được vị khác vào lúc tối muộn như vậy, tôi nhìn thấy đứng ở ngay cửa phòng khám là một bác đã đứng tuổi, dáng người nhỏ gầy, mặc chiếc áo bộ đội cùng chiếc quần kaki đã cũ được ánh đèn phòng khám chiếu sáng. Bác đứng nép vào một bên cửa, tiếng thở khó nhọc, phía sau lấp ló chiếc xe đạp cũ được dựng gọn vào một phía trước cửa phòng khám.
Nghe tiếng tôi đi xuống, cả bác sĩ Thái và bác trai đều quay lại, vẻ mặt bác trai lộ rõ vẻ lo lắng. Tôi cúi chào rồi đi vài bước lại gần cửa phòng khám. Khi ấy, bác sĩ Thái đã mỉm cười và quay lại nói với bác trai: “Phòng khám vẫn còn khám chứ. Bác vào trong nhà đi, để tôi khám cho bác. Bác bị làm sao nào?” Như chỉ chờ câu nói ấy, vẻ mặt bác sĩ giãn ra hẳn cùng tiếng thở nhẹ nhóm và nụ cười nở trên môi. Rồi vừa đi vào phòng khám với bác sĩ Thái, bác vừa kể câu chuyện của mình. Tôi chạy đi rót một cốc nước rồi đem vào phòng khám mời bác, lại tranh thủ đứng cùng để “nghe ngóng” đôi câu chuyện.
Vị khách đặc biệt cuối ngày
Bác kể bác tên Vĩnh, ở bên kia cầu Bãi Cháy, mấy hôm nay được người thân ở gần phòng khám gọi điện giới thiệu và bảo qua bên này khám nên hôm nay bác cố gắng đạp xe qua. Bác Vĩnh năm nay 74 tuổi, còn thời gian bắt đầu bị bệnh xương khớp cũng phải gần 20 năm. Bác đã chữa nhiều nơi, uống nhiều loại thuốc mà lần thì đỡ chút ít, lần còn chẳng đỡ chút nào. Bác cũng nản, muốn buông xuôi mà bệnh lại không tha. Đến hôm nay được người thân giới thiệu với tha thiết bảo sang bên đây khám, nên bác lại cất công sang 1 lần nữa, hy vọng lần này tìm được thầy được thuốc chữa được bệnh cho bác.
Từng câu từng chữ bác sĩ, bác sĩ Thái đều chăm chú lắng nghe và để tâm, để đến khi bác khám có thể nắm được hoàn toàn tình trạng sức khỏe và tình trạng bệnh của người bệnh. Sau quá trình khám, bác sĩ Thái không ngừng động viên bác Vĩnh, rằng tình trạng của bác vẫn có thể điều trị được bằng thuốc của Trung tâm, và bác sĩ Thái sẽ là người đồng hành với bác trong suốt quá trình điều trị này. Rồi để cho câu chuyện thêm phần gần gũi, sau khi kê đơn thuốc, bác sĩ Thái lại ngồi trò chuyện, tâm sự với bác Vĩnh đôi câu chuyện đời thường, những mẩu chuyện nhỏ trong cuộc sống của những người có tuổi.
Sau đó, bác sĩ Thái tự mình đi chuẩn bị thuốc cho bệnh nhân bởi bạn nhân viên phòng thuốc đã tan làm từ chiều. Còn lại tôi và bác Vĩnh trong phòng khám, bác quay sang tôi nói nhỏ: “Xin lỗi cháu nhé, bác sĩ Thái với cháu vất vả quá, giờ này vẫn phải khám bệnh cho bác”. Tôi lắc đầu trả lời: “Vất vả gì đâu bác, giúp được bác là bác Thái và cháu vui rồi. Cũng may hôm nay bác đi lạc nhưng cuối cùng vẫn đến được phòng khám, bác hôm nay mới vất vả nhiều đấy ạ”. “Không đâu, bác thấy áy náy quá, với bác sĩ Thái nhiệt tình quá, như mấy chỗ trước bác sĩ thì họ không được như thế này đâu”. Nghe vậy tôi chỉ cười: “Vâng bác, mỗi chỗ lại có cái khác nhau ạ”.
Đến lúc này, bác sĩ Thái tay cầm túi thuốc bước vào đưa cho bác Vĩnh, rồi từng loại thuốc bác lại lấy ra để hướng dẫn lại cụ thể cách dùng thuốc cho bác Vĩnh cho bác nắm được, cũng không quên ghi thêm tờ hướng dẫn để phòng trường hợp bác quên.
Sau, cả bác sĩ Thái và tôi cùng nhau tiễn bác Vĩnh ra về. Khi đi, bác Vĩnh lại không ngớt lời xin lỗi và cảm ơn bác Thái, rồi cảm ơn cả tôi. Bác sĩ Thái thì chỉ cười mà rằng: “Việc này không có gì cả mà bác phải thấy áy náy hay cần xin lỗi. Từ mai, khi dùng thuốc, có bất kỳ vấn đề gì đều có thể gọi điện cho tôi, đừng ngại gì cả”.
Người thầy thuốc tận tụy trong lặng thầm
Nhìn bác Vĩnh từ từ đạp chiếc xe đạp đi xa dần nơi cuối đường, tôi và bác sĩ Thái quay lại nhìn nhau và đều mỉm cười – một cái kết thật vui và ấm áp cho 1 ngày làm việc dài và ý nghĩa. Rồi nhìn bóng bác sĩ Thái bước trở vào phòng khám, tôi chợt nhớ mình đã từng gặp 1 bệnh nhân chia sẻ, rằng bệnh nhân là người quen và ở cùng khu chung cư với bác. Và chính bác Thái là người thường xuyên tự mình mang thuốc tới cho bệnh nhân.
Tiếp đón bệnh nhân khi không còn trong giờ khám hay tự tay mang thuốc tới nhà cho bệnh nhân, những công việc như vậy, có bao nhiêu bác sĩ vẫn thường làm. Còn với bác sĩ Thái, những chuyện này lại chẳng đáng để nhắc tới, bởi nó hoàn toàn là điều bác tự nguyện muốn làm vì bệnh nhân khi người bệnh cần đến. Và nếu tôi không đích thân gặp bác Vĩnh vào buổi tối nay hay được nghe chia sẻ của bệnh nhân kia, chắc tôi sẽ chẳng bao giờ được nghe câu chuyện này từ chính bác sĩ Thái kể lại. Bởi vậy, sau khi gặp bác sĩ Thái, hình tượng về một người thầy thuốc tận tụy giờ đây đã gắn liền với bác sĩ, người sẽ luôn sẵn sàng đưa tay ra giúp đỡ bệnh nhân trong mọi hoàn cảnh.
Về cuộc đời và sự nghiệp Bác sĩ Vi Văn TháiBác sĩ Vi Văn Thái sinh năm 1955, quê quán tại tỉnh Cao Bằng. Đến nay, bác sĩ đã có gần 40 năm gắn bó với nghề Y và từng được nắm giữ các vị trí quan trọng tại các bệnh viện lớn về Y học cổ truyền. Ngay từ thuở ấu thơ, bác sĩ Vi Văn Thái đã tỏ ra là một người hiếu học và có tình yêu mãnh liệt với nghề Y khi mong muốn được trở thành một bác sĩ chữa bệnh cứu người trong tương lai. Do có tình yêu với y học, cậu bé Vi Văn Thái đã sớm bộc lộ sự quan tâm đặc biệt với các bài thuốc dân tộc, luôn quan sát tỉ mỉ các loại cây thuốc lá quanh nhà. Bác sĩ Thái từng kể lại, mỗi lần có ai đó thân quen trong nhà bị ốm, việc bác sĩ Thái thích thú nhất chính là theo chân người lớn đi vào các khu rừng sâu tìm lá thuốc về chữa bệnh. Những câu chuyện về các “bà lang ông mế” chữa bệnh bằng Đông y cũng luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với bác sĩ Thái. Khi trưởng thành và đứng trước bước ngoặt lớn của đời mình, bác sĩ Thái đã không ngần ngại đăng ký vào học tại trường Đại học Y Bắc Thái. Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng đại học trên tay, bác sĩ Thái công tác tại bệnh xá E534 và Ban nội 1 Đội điều trị 38 Quân đoàn 26 Quân khu 1. Trải qua nhiều năm, bác sĩ Vi Văn Thái đã không ít lần luân chuyển công tác tại các đơn vị, cơ sở chăm sóc sức khoẻ cộng đồng từ Cao Bằng về Quảng Ninh. Tuy nhiên, duy chỉ có tình yêu dành cho nền y học cổ truyền là không bao giờ thay đổi. Sau năm 2000, khi được cấp trên tin tưởng giao trọng trách là Giám đốc Bệnh viện Y Dược cổ truyền Quảng Ninh, bác sĩ Thái vẫn tiếp tục trau dồi, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Quãng thời gian đó, bên cạnh công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện, bác sĩ còn tham gia đóng góp và giao lưu với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Đông y tại Hội Đông y tỉnh Quảng Ninh. Trước tinh thần tham gia sôi nổi cùng những đóng góp hữu ích, bác sĩ Vi Văn Thái vinh dự được bầu chọn trở thành Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Quảng Ninh. Từ năm 2016 đến nay, bác sĩ Thái gia nhập đội ngũ các y bác sĩ giàu tâm huyết với nền y học cổ truyền của mái nhà Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Hiện bác sĩ giữ vai trò là Giám đốc Phụ trách chuyên môn Phòng chẩn trị Y học cổ truyền – Thuốc dân tộc tỉnh Quảng Ninh. Trong những năm gắn bó với Trung tâm Thuốc dân tộc, bác sĩ Vi Văn Thái luôn là vị bác sĩ tận tâm với nghề và tận tuỵ với bệnh nhân. Bà con đất mỏ gần xa hầu như đều biết tới vị bác sĩ hiền hoà tài đức hơn người là bác sĩ Vi Văn Thái của Thuốc dân tộc. Đã có hàng ngàn bệnh nhân được bác sĩ chăm sóc tận tình và điều trị hiệu quả, giải thoát họ khỏi cơn ám ảnh bệnh tật kéo dài. Điển hình có thể kể đến trường hợp của ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) – một bệnh nhân từng được bác sĩ Thái chữa lành căn bệnh á sừng dai dẳng. Ông Tình cho biết sau khi tiếp nhận phác đồ điều trị của bác sĩ Thái, bệnh tình của ông thuyên giảm rõ rệt. Xem thêm chia sẻ của ông Tình về bác sĩ Vi Văn Thái tại đây Trước nhưng nỗ lực đóng góp cho nền y học cổ truyền nói riêng và nền y học nước nhà nói chung, bác sĩ Vi Văn Thái đã vinh dự nhận được nhiều bằng khen tặng từ Bộ Y Tế, Trung ương hội Đông y Việt Nam. Đặc biệt, bác sĩ Thái còn vinh dự được trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2003, được xét tặng giải thưởng Hải thượng Lão ông Lê Hữu Trác năm 2015. |
Alice Nguyễn
Em nghe về bác Thái nhiều rồi. nhưng em ở xa quá tận mãi Sơn La cơ. Em sẽ thu sếp thời gian để đi khám bác chứ em mới 36 tuổi mà giấc ngủ kém quá
Đúng rồi bạn ah. Bác sĩ Thái lúc trước là giám đốc bệnh viện yhct QN mà. Giờ bác nghỉ hưu sang bên thuốc dân tộc khám và điều trị bệnh rất hiệu quả.
Mình đi làm xa nhà , ăn uống linh tinh nên bị đau dạ dày. Mẹ mình có tìm đến phòng khám chỗ bác sĩ Vi Văn Thái để kể về tình trạng, biểu hiện bệnh của mình để bác sĩ chuẩn đoán và kê thuốc cho mình. Mình sử dụng thuốc chỗ phòng khám được 30 ngày thấy hiện tượng đau trong ngày giảm hẳn. Đặc biệt là hiện tượng hay bị ợ chua gần như mất hết.Mình đang sử dụng thuốc tháng thư 2 chắc tình trạng đau của mình sẽ khỏi hết
có phải bác sĩ Vi Thái khám và điều trị không? Ngày trước mẹ mình cũng chữa chỗ bác sĩ Thái ở viện y học cổ truyền của tỉnh.
Đúng rồi bạn ah. Bác sĩ Thái lúc trước là giám đốc bệnh viện yhct QN mà. Giờ bác nghỉ hưu sang bên thuốc dân tộc khám và điều trị bệnh rất hiệu quả.
Phòng khám ở địa chỉ nào bạn? Phòng khám có làm việc vào cuối tuần không a?
Phòng khám ở chỗ 116 văn lang, phường hồng gai, tp Hạ Long, Quảng Ninh. Bạn muốn đến khám và làm vật lý trị liệu luôn thì lên đên vào các ngày trong tuần chứ đến cuối tuần thì phải đợi lâu lắm. Trước khi đi bạn lên hẹn trước với phòng khám để đến nơi không phải chờ đợi.
Chồng mình cũng bị thoát vị đĩa đệm điều trị chỗ bác sĩ Vi Văn Thái được 3 tháng rồi . Thấy đi lại dễ dàng không bị đau nhức nữa. Chồng đang điều trị tháng thứ 4 để tình trạng này hết hắn.
Điều trị thoát vị đĩa đệm cần phải có thời gian qua trung tâm để thực hiện vật lý tri liệu tại trung tâm kết hợp châm cứu bấm huyệt và sử dung thuốc điều trị vào gôc rễ căn bệnh để thời gian điều trị bệnh nhanh hơn.