Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Giãn dây chằng là bệnh có thể bắt gặp ở mọi đối tượng đặc biệt là những vận động viên thể thao hay người lao động quá sức. Căn bệnh này gây ra những tổn thương nguy hiểm tới sức khỏe và sinh hoạt nếu như người bệnh không có phương pháp điều trị đúng cách.

Giãn dây chằng là gì?

Dây chằng là bộ phận tổng hợp các phân tử collagen tạo thành một dải các mô sợi, các mô sợi này liên kết chặt chẽ với nhau, cứng và có độ đàn hồi tốt. Nhiệm vụ chính của dây chằng là kết nối các khớp xương với nhau, liên hệ với khớp để cố định vào bảo vệ đầu khớp. 

Cơ thể con người có hàng trăm loại dây chằng khác nhau phân bổ ở các vị trí như đầu gối, cổ tay, khớp háng, lưng, cổ và vùng khớp vai. Tuy hình thù, kích thước của dây chằng ở từng vị trí khác nhau nhưng khi có những tác động mạnh chúng đều bị tổn thương hay nói cách khác là giãn dây chằng.

gian-day-chang
Giãn dây chằng là tình trạng cơ bị kéo căng quá mức và không dứt hoàn toàn

Giãn dây chằng biểu hiện là tình trạng cơ bị kéo căng quá mức và không dứt hoàn toàn tạo ra các cơn đau nhức dữ dội. Vị trí tổn thương thường có dấu hiệu sưng to lên, hạn chế khả năng vận động, khiến khớp xương của người bệnh trở nên lỏng lẻo hơn, thậm chí kể cả khi đã khỏi bệnh.

Nhận biết dấu hiệu của bệnh giãn dây chằng

Các triệu chứng biểu hiện của giãn dây chằng cũng tương tự như các bệnh lý đau nhức xương khớp. Triệu chứng điển hình đó là đau nhức và khi vận động cảm thấy khó khăn.

Sưng đỏ, bầm tím và có hiện tượng nóng ran

Thực tế, ở bất kỳ vị trí dây chằng nào bị tổn thương cũng có nguy cơ gây ra hiện tượng chảy máu ở bên trong khớp kèm theo sưng tấy. Mức độ sưng tấy và bầm tím sẽ phụ thuộc chính vào độ nghiêm trọng của chấn thương. Thông thường, các dây chằng nhỏ sẽ ít nguy cơ sưng tấy hơn so với dây chằng lớn.

Với những trường hợp tổn thương quá nặng, dây chằng bị xé rách hoàn toàn có thể làm cho hiện tượng sưng tấy diễn ra nhanh hơn, nếu như không có biện pháp xử lý nhanh chóng. Từ đó có thể gây ra hiện tượng lão hóa dây chằng đối với người cao tuổi hoặc bị thoái hóa khớp.

Người bệnh gặp chấn thương càng mạnh thì đồng nghĩa với việc dây chằng bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, người bệnh còn có dấu hiệu sưng đỏ các khớp tại vị trí bị giãn dây chằng, mỗi khi ấn vào có cảm giác đau nhói và nóng ran.

Dù ở bất kỳ ai cũng có thể khó đi lại bình thường được mà phải cần sự hỗ trợ từ người thân.

Đau nhức mỗi khi vận động

Tổn thương dây chằng càng lớn thì mức độ đau nhức càng tăng lên. Những cơn đau có thể với cường độ nhẹ nhàng hoặc cũng có thể âm ỉ lan ra nhiều các quan khác trên cơ thể khiến toàn thân mệt mỏi rã rời.

Cơn đau nhức có thể đột ngột xảy ra mỗi khi cúi gập, xoay người hoặc mang vác nặng các vật nặng, diễn ra khi đứng lên ngồi xuống hoặc đang gắng sức làm việc gì đó. Người bệnh có thể cảm nhận cơn đau đột ngột đến và hết nhanh sau đó, nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến vài giờ hoặc thậm chí vài ngày mà vẫn không đỡ.

Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi ẩm ướt cũng làm cơn đau nhức và tê buốt tăng lên.

Căng cứng khớp

Khi chạm vào khớp xương sẽ cảm thấy mềm ở xung quanh vị trí bị chấn thương. Hiện tượng cứng khớp xuất hiện nhiều nhất là khi mới ngủ dậy, người bệnh phải massage xoa bóp trong một thời gian thì các khớp mới cử động lại bình thường.

gian-day-chang
Giãn dây chằng có biểu hiện căng cứng khớp

Đôi lúc người bệnh cũng cảm nhận thấy các khớp xương bị lỏng lẻo, hai chân đi khập khiễng kèm theo co cứng khớp. Điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân giãn dây chằng phổ biến

Các nguyên nhân gây ra hiện tượng giãn dây chằng đều chủ yếu là do những tổn thương cơ học. Người bệnh thường xuyên gặp những chấn thương do tính chất công việc, hoạt động thể thao hoặc do bệnh lý xương khớp.

Do quá trình lão hóa

Tuổi tác càng cao đồng nghĩa với việc lão hóa trong cơ thể diễn ra càng ngày càng mạnh mẽ. Điều này khiến con người đứng trước nguy cơ mắc nhiều bệnh lý về xương khớp khác nhau khiến cơ bắp và dây chằng bị mất dần chức năng. 

Quá trình lão hóa cũng khiến cho khớp xương không còn linh hoạt dẻo dai như trước nữa do các dưỡng chất dần bị mất đi. Chỉ cần một tác động nhỏ hay va chạm nhẹ cũng khiến giãn dây chằng.

Tính chất công việc

Những người thường xuyên phải làm những công việc nặng như khuân vác, bưng bê cần sức khỏe cơ bắp sẽ dễ bị giãn dây chằng. Tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến cho dây chằng phải kéo giãn liên tục và chịu sức căng quá mức, dần dần sẽ khiến gây nên hiện tượng giãn dây chằng.

Gặp chấn thương và tai nạn

Trong quá trình lao động, người bệnh gặp phải những chấn thương do té ngã, va đập mạnh hoặc tai nạn giao thông khiến các khớp xương bị tổn thương quá mức và làm dẫn đến hiện tượng viêm khớp và trật khớp.

Ngoài ra, trong quá trình luyện tập thể thao hoặc những vận động viên chuyên nghiệp chơi những bộ môn va chạm mạnh gây ra chấn thương không mong muốn. Một số bộ môn khác như đẩy tạ, điền kinh, tennis cũng có thể gây ra hiện tượng căng cơ và hiện tượng giãn dây chằng.

gian-day-chang
Mang vác nặng là nguyên nhân gây ra giãn dây chằng

Nguyên nhân bệnh lý

Đối tượng có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn đặc biệt ở vị trí khớp gối sẽ làm tổn hại đến dây chằng. 

Phân loại vị trí giãn dây chằng thường gặp

Hầu hết các vị trí trên cơ thể người đều có sự xuất hiện của dây chằng từ kích thước lớn đến rất nhỏ. Tuy nhiên khớp gối, cổ tay, lưng, bả vai là nơi thường chịu nhiều tác động nhất nên cũng là thường xuyên bị giãn dây chằng.

Giãn dây chằng đầu gối

Khớp gối là nơi đảm nhận thực hiện các hoạt động của con người như đi đứng, chạy nhảy, ngồi,... và chịu sức nặng cả phần thân trên cơ thể. Khớp gối có cấu trúc khá phức tạp, bao gồm xương lồi cầu đùi, xương bánh chè, lớp sụn bao đầu xương, hệ thống cơ, gân và hệ thống các dây chằng. 

Dây chằng tại khớp gối cũng có nhiều loại từ dây chằng chéo trước, sau đến dây chằng bên ngoài và dây chằng bên trong. Theo thống kê, có khoảng 70% những người gặp chấn thương trong thể thao đều liên quan đến vị trí giãn dây chằng đầu gối và do dây chằng chéo trước, giãn dây chằng chéo sau gây ra.

Tuy nhiên, các kết quả chẩn đoán thông thường lại không phát hiện ra nguyên nhân này nên thường bị người bệnh xem nhẹ. Điều này hết sức nguy hiểm vì nếu không được điều trị kịp thời có thể làm biến chứng tổn thương phần sụn chêm và gây ra thoái hóa.

Giãn dây chằng cổ tay

Cấu tạo cổ tay chủ yếu gồm xương nhỏ và hệ thống dây chằng. Khi người bệnh thực hiện các động tác quá khó, xoay bàn tay quá mức hay dùng tay chống đỡ toàn bộ cơ thể có thể dẫn đến hiện tượng giãn dây chằng.

Triệu chứng khi đó thường là những cơn đau nhức kèm theo sưng tấy ở cổ tay. Nêu không điều trị dứt điểm và có biện pháp phòng ngừa có thể làm suy yếu chức năng cổ tay, chức năng vận động và dẫn đến thoái hóa khớp.

Giãn dây chằng thắt lưng

Hệ thống dây chằng vùng thắt lưng có cấu tạo bao quanh khớp xương ở đốt sống lưng, từ đó giúp cố định và bảo vệ đầu khớp bởi các tác động bên ngoài. Nguyên nhân gây ra giãn dây chằng thắt lưng chủ yếu do người bệnh vận động sai tư thế hoặc làm quá sức khiến dây chằng bị kéo giãn bất thường.

Triệu chứng giãn dây chằng thắt lưng biểu hiện ở hai mức độ chính là đau nhẹ sau vài ngày thì tự biến mắt và những tổn thương nặng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt, mỗi khi thời tiết chuyển mùa sẽ khiến cơn tê buốt và đau nhức tăng lên, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

gian-day-chang
Giãn dây chằng thắt lưng

Giãn dây chằng bả vai

Hiện tượng giãn dây chằng bả vai thường xuất hiện khi hai đầu nối của xương khớp vai bị co giãn quá mức gây đau nhức và khó chịu. Nguyên nhân chính là do người bệnh vận động sai tư thế hoặc mang vác các vật nặng quá mức làm đè nén lên khớp vai.

Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài mà không có phương pháp điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp..

Giãn dây chằng có nguy hiểm không?

Giống như các bệnh lý xương khớp khác, nếu người bệnh không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi dây chằng bị co giãn quá mức khiến cho cấu trúc xương trở nên lỏng lẻo và không còn bền vững nữa. Điều này gây ra mối tương quan động học của xương bị thay đổi, quá trình truyền lực và phân phối lực cho toàn cơ thể bị mất cân bằng.

Từ đó, người bệnh càng tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm. Trường hợp nguy hiểm hơn có thể dẫn tới bại liệt, hoại tử xương và ung thư xương.

Theo nghiên cứu từ Viện nghiên cứu sức khỏe Mỹ (AHRI) trên 5000 bệnh nhân bị giãn dây chằng đã cho kết quả:

  • 10% người bệnh nặng gây ra biến chứng thoái hóa, viêm khớp, đứt dây chằng
  • 6% người bệnh bị bại liệt, hoại tử xương và 2/5000 trường hợp mắc ung thư xương

Do đó bất kỳ người bệnh dù ở mức độ nào cũng không nên chủ quan mà cần có phương pháp điều trị kịp thời.

Cách điều trị giãn dây chằng hiệu quả, an toàn

Để xác định được phương pháp điều trị, người bệnh trước tiên cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác mức độ bệnh thông qua một vài phương pháp chẩn đoán hình ảnh X - Quang và MRI. Từ đó, người bệnh có thể được hướng dẫn sử dụng một trong các biện pháp dưới đây:

Phương pháp sử dụng thuốc

Thuốc điều trị giãn dây chằng thường có tác dụng làm dịu cơn đau, đồng thời có tác dụng kháng viêm, làm chậm quá trình tiến triển bệnh:

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau cho hiệu quả tức thì nhưng sử dụng thường xuyên sẽ gây ra các tác dụng phụ. Người bệnh ở giai đoạn nhẹ có thể sử dụng một số loại thuốc như Tylenol, Paracetamol.
  • Uống Glucosamine: Viên uống Glucosamine là loại thuốc hỗ trợ quá trình điều trị giãn dây chằng. Người bệnh thường xuyên bổ sung Glucosamine vào cơ thể sẽ giúp nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn mới, kích thích sản sinh dịch khớp xương. Ngoài ra còn giúp làm chậm tiến triển các bệnh lý về xương khớp khác.

Ngoài sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cũng có sự lựa chọn khác đó là sử dụng thuốc Đông y với các dược liệu như: Thanh táo, hoàng kỳ, thục địa, quy bản, tam thất thảo, can khương, bổ cốt toái, ngải cứu để giúp giảm đau và tiêu viêm cực kỳ hiệu quả.

gian-day-chang
Sử dụng thuốc Tây điều trị giãn dây chằng

Giãn dây chằng và cách điều trị can thiệp ngoại khoa

Người bệnh sử dụng nhiều biện pháp điều trị giãn dây chằng nhưng không cho tác dụng hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng biện pháp can thiệp ngoại khoa để giúp giảm đau nhức và điều trị dứt điểm bệnh. Biện pháp này thường sử dụng với giãn dây chằng thắt lưng.

Phương pháp can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật thường có thể mất từ vài tuần đến vài tháng người bệnh mới phục hồi lại hoạt động. Sau phẫu thuật đòi hỏi người bệnh chăm chỉ tập luyện hỗ trợ để hồi phục tối đa.

Liệu pháp không dùng thuốc

Bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc, người bệnh có thể kết hợp cùng các biện pháp khác như xoa bóp, chườm trên vị trí giãn dây chằng sẽ cho tác dụng hiệu quả:

  • Xoa bóp/massage: Xoa bóp tại vị trí đau nhức là cách để giúp đả thông kinh mạch, điều hòa khí huyết và làm cho các cơn đau được giảm nhẹ. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp người bệnh có tinh thần thoải mái hơn. Người bệnh nên kết hợp xoa bóp với tinh dầu có chứa chất giảm đau như dầu Glucosamine sẽ cho hiệu quả nhiều lần.
  • Chườm nóng/chườm lạnh: Phương pháp này giúp hoạt động tĩnh mạch trở nên bình thường, đả thông tuần hoàn máu và làm giảm đau nhức, căng cơ.
  • Băng ép: Dùng băng ép hay nịt cố định ở vị trí đầu gối có tác dụng giảm sưng tấy. Tuy nhiên, người bệnh không nên ép chặt quá hoặc lỏng quá khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn.
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Người bệnh nên hạn chế sử vận động mạnh, để cơ thể nghỉ ngơi và thư giãn để dây chằng giảm tổn thương. Đôi khi, người bệnh nên vận động và xoa bóp chứ không nên ngồi nhiều một chỗ khiến dây chằng bị chèn ép.

Các bài tập hỗ trợ điều trị giãn dây chằng

Để giúp quá trình điều trị phục hồi nhanh hơn, người bệnh nên thường xuyên tập những bài tập sau đây:

  • Yoga: Yoga giúp cho cơ xương khớp được dẻo dai hơn, săn chắc cơ bắp và giúp dây chằng cố định, ngăn ngừa viêm khớp và lão hóa khớp.
  • Vật lý trị liệu: Biện pháp vật lý trị liệu giúp tình trạng đau sưng cải thiện, làm mạnh cơ vùng cơ dưới bụng và lưng, từ đó giúp khớp cử động linh hoạt và ổn định hơn.

Những lưu ý để phòng bệnh hiệu quả

Bị giãn dây chằng bao lâu thì khỏi là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm.Để giúp hồi phục tổn thương do giãn dây chằng và giúp phòng bệnh hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Hạn chế vận động và làm việc quá sức tác động đến vai, đầu gối,...
  • Điều chỉnh những thói quen sinh hoạt xấu và làm lưu ý khi làm việc cần điều chỉnh đúng tư thế
  • Kết hợp tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe của bản thân. Một số môn thể thao tốt như đi bộ, bơi lội, yoga,...
  • Theo dõi tình hình bệnh bằng cách thường xuyên thăm khám tại các cơ sở y tế để có hướng điều trị đúng nhất.

Giãn dây chằng được các chuyên gia xương khớp cảnh báo là dễ tái phát lại nếu không có phác đồ điều trị dứt điểm. Do đó khi có bất kỳ triệu chứng đau nhức nào xuất hiện người bệnh nên đến cơ sở uy tín để được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Giãn Dây Chằng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan