Thoái hóa đĩa đệm được coi như một phần của quá trình lão hóa khi các đĩa đệm bị hao mòn theo thời gian. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, bệnh có xu hướng trẻ hóa hơn. Triệu chứng bệnh thời gian đầu tương đối không rõ nên dễ dàng bị bỏ qua dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và khó điều trị. Trong bài viết ngay sau đây, tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về căn bệnh này.
Thoái hóa đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là mô sụn giữa các đốt sống, đóng vai trò kết nối các đốt sống lại với nhau, hỗ trợ cơ thể xoay gập, vặn mình linh hoạt; vừa hỗ trợ giảm ma sát, phân tán lực đều trên các đốt sống.
Theo thời gian, quá trình lão hóa tự nhiên xảy ra dẫn đến đĩa đệm bị hao mòn, suy giảm chức năng giảm xóc và hấp thụ tác động lên cột sống. Lúc này, đĩa đệm có thể bị giảm kích thước, khiến khoảng cách giữa đốt sống bị thu hẹp, gia tăng áp lực và làm hại đến cột sống, khả năng gây rách vòng xơ đĩa đệm, phá hủy nhân nhầy trung tâm.
Nguyên nhân thoái hóa đĩa đệm
Nguyên nhân gây ra thoái hóa đĩa đệm ngoài do thời gian, tuổi tác còn có thể kể đến những điều sau:
- Lão hóa: Đây là nguyên nhân thường thấy nhất. Không chỉ đĩa đệm mà còn nhiều bộ phận khác cũng suy giảm hoạt động.
- Do khô đĩa đệm: 90% đĩa đệm là nước, yếu tố này giúp đĩa đệm căng phồng và đàn hồi. Khi đĩa đệm bị mất nước sẽ dần co rút, mất đi sự đàn hồi gây ra tình trạng lão hóa.
- Chấn thương: Các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động hàng ngày hay tai nạn giao thông có thể gây chấn thương tới đĩa đệm. Nếu không điều trị dứt điểm lâu ngày dẫn tới thoái hóa gây đau nhức.
- Viêm khớp, loãng khớp: Khi cơ thể thiếu đi các chất dinh dưỡng tăng cường sức khỏe xương khớp, đĩa đệm, chất lượng của những bộ phận này trở nên suy yếu, nguy cơ thoái hóa cao hơn.
- Chế độ sinh hoạt không phù hợp: Như lao động nặng lâu ngày, sai tư thế, không dành thời gian nghỉ ngơi đủ để tái tạo cấu trúc xương khớp, đĩa đệm nên thoái hóa nhanh hơn.
Các dạng thoái hóa đĩa đệm và triệu chứng
Các triệu chứng thoái hóa đĩa đệm ở những vị trí khác nhau sẽ có biểu hiện khác nhau:
Thoái hóa đĩa đệm đốt sống cổ
- Đau âm ỉ cổ vai gáy, không thuyên giảm sau một thời gian.
- Gặp khó khăn khi xoay vặn, cúi gập cổ
Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Đau thắt lưng khi cử động, thay đổi tư thế đột ngột. Đau cả khi ho, hắt hơi, cười lớn
- Cơn đau âm ỉ và tăng dần nhức nhối, có khi kéo dọc theo dây thần kinh tọa xuống chân.
Nhìn chung, thoái hóa đĩa đệm là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không kịp thời phát hiện triệu chứng sớm để điều trị sẽ khiến khó khăn trong sinh hoạt và lao động, làm giảm chất lượng cuộc sống. Thậm chí, khi thời gian kéo dài, bệnh có thể dẫn đến gai cột sống, thoát vị đĩa đệm với nhiều biến chứng nặng nề hơn, trở nên khó chữa.
Cách điều trị bệnh
Sau khi thăm khám, chẩn đoán hình ảnh để nhận định tình trạng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp điều trị thoái hóa đĩa đệm phù hợp. Các phương pháp điều trị chính là: Điều trị nội khoa và Điều trị ngoại khoa.
Điều trị nội khoa
Sử dụng thuốc
- Thuốc Tây Y: Không có thuốc đặc trị chữa hoàn toàn thoái hóa đĩa đệm mà thường bác sĩ kê đơn thuốc để kiểm soát các triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ…Tuy nhiên, người bệnh cần tuân theo chỉ định liều lượng chính xác do bác sĩ kê đơn bởi thuốc Tây Y thường để lại nhiều tác dụng phụ cho người dùng.
- Thuốc Đông Y: Trường hợp một số người không muốn dùng thuốc Tây Y vì sợ tác dụng phụ có thể cân nhắc đến phương pháp Đông Y an toàn và lành tính hơn. Theo Y học cổ truyền chủ trị bệnh tận gốc, dùng những dược liệu thiên nhiên vì thế sẽ mất thời gian lâu hơn để thấy rõ hiệu quả. Tùy vào cơ địa từng người mà kết quả hấp thụ thuốc sẽ khác nhau.
Vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, giảm đau để bệnh nhân có thể trở lại hoạt động thường ngày.
Một số phương pháp trị liệu được biết đến như:
- Châm cứu bấm huyệt: Tác động trực tiếp lên huyệt đạo chủ trị của người bệnh để giảm đau, thư giãn cơ bắp, khai thông kinh lạc và tăng tuần hoàn máu.
- Massage xoa bóp: Những kỹ thuật xoa bóp phù hợp giúp cơ bắp khỏe mạnh hơn, kích thích sản sinh chất nhờn ở đĩa đệm và cơ xương khớp. Các động tác massage cũng giúp người bệnh giảm đau vô cùng hiệu quả.
- Vật lý trị liệu: Các phương pháp trị liệu được đánh giá rất an toàn, hỗ trợ kéo giãn cột sống, giảm áp lực chèn ép lên đốt sống và đĩa đệm. Một số phương pháp trị liệu được biết đến như: một số bài thuốc dân gian sử dụng lá ngải cứu, nhánh xương rồng…để chườm nóng giúp giảm đau; dùng máy hỗ trợ kéo giãn cột sống; tập bài tập vật lý trị liệu…
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật giúp đưa đĩa đệm và các đốt sống về hình dáng ban đầu. Các kỹ thuật thường sử dụng là mổ hở, mổ nội soi, mổ bằng tia laser hoặc sóng cao tần. Tuy nhiên những phương pháp này có thể xảy ra biến chứng và tốn kém chi phí.
Một số lưu ý phòng tránh thoái hóa đĩa đệm
Thoái hóa đĩa đệm là điều khó tránh trong quá trình lão hóa theo thời gian. Tuy nhiên mọi người có thể làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn ngừa biến chứng xấu của bệnh bời một số điểm lưu ý sau:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức mạnh cơ gân khớp, cải thiện độ dẻo dai, linh hoạt xương khớp.
- Tránh ngồi lâu một tư thế, khuân vác đồ vật nặng.
- Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì gây áp lực trọng lượng lên cột sống, đĩa đệm.
- Lưu ý chế độ ăn uống, bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp tăng cường sức khỏe xương khớp, đĩa đệm.
- Hạn chế chất kích thích, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về tình trạng thoái hóa đĩa đệm, dấu hiệu nhận biết bệnh. Nếu bạn đọc nhận thấy mình có những dấu hiệu bệnh tương tự hãy đến ngay cơ sở bệnh viện, gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Chúc bạn khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!