Thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, khả năng người bệnh sẽ phải mổ thoát vị là rất cao. Triệu chứng này cần gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của bệnh nhân vì vậy việc nắm rõ thông tin về bệnh qua chia sẻ dưới đây là điều cần thiết để đưa ra cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống là gì?
Đĩa đệm được ví như chiếc lò so ở yên xe đạp, nó có độ đàn hồi giúp bạn ngồi xe thoải mái hơn, êm mông hơn. Và đĩa đệm cũng vậy, bộ phận này nằm giữa 2 đốt sống, cho phép bạn được cúi, ngửa người, quay trái, quay phải, cử động chạy nhảy dễ dàng.
Một khi đĩa đệm bị tổn thương, bị rách, phần nhân nhày trong đĩa đệm tràn ra ngoài, lệch hẳn ra khỏi vị trí vốn có giữa 2 đốt sống, nó sẽ chèn ép các rễ thần kinh hoặc ống sống từ đó gây ra một loạt các triệu chứng đau nhức. Nếu không chữa kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động của người bệnh.
Hẹp ống sống có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống là bệnh nguy hiểm cần được điều trị càng sớm càng tốt. Một vài nguy cơ người bệnh chắc chắn sẽ gặp phải chỉ là thời gian nhanh hay chậm bao gồm:
Yếu cơ, teo cơ: Thoát vị chèn ép dây thần kinh, chèn ống sống từ đó dẫn đến các cơn đau nhức. Theo thời gian người bệnh sẽ bị yếu cơ ở khu vực chân hoặc tay, tùy thuộc vào ống sống cổ hoặc ống sống thắt lưng bị chèn ép. Tình trạng bệnh sẽ diễn tiến theo quá trình đau, tê, yếu cơ, teo cơ nếu không được chữa sớm.
Bại liệt: Hẹp ống sống thắt lưng sẽ làm mất khả năng vận động ở chân, khiến bệnh nhân rơi vào biến chứng bại liệt vĩnh viễn.
Đại tiểu tiện không tự chủ: hẹp ống sống thắt lưng gây rốn loạn cơ tròn sẽ dẫn đến việc đi tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.
Đó là một loạt những biến chứng người bệnh phải đối mặt nếu còn chủ quan với căn bệnh xương khớp nguy hiểm này.
Khi nào cần phẫu thuật hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm
Theo các chuyên gia xương khớp cho hay, chỉ định phẫu thuật hẹp ống sống được xác định khi và chỉ khi:
- Các phương pháp chữa trị bảo tồn không có tác dụng
- Bệnh nhân đi đứng gặp nhiều khó khăn, cần có dụng cụ hỗ trợ hoặc người giúp đỡ
- Người bệnh có nguy cơ bị liệt vĩnh viễn
- Mất chức năng đi đại tiểu tiện
Cách chẩn đoán bệnh
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp x quang, CT, cộng hưởng từ là những cách chẩn đoán bệnh tốt nhất. Trong đó phương pháp chụp cộng hưởng từ mri là cách tối ưu cho kết quả chính xác nhất người bệnh nên tham khảo. Dựa vào phim chụp bác sĩ sẽ nắm rõ được tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh nặng hay nhẹ từ đó đưa ra phác đồ hợp lý.
Các cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Điều trị nội khoa
Các loại thuốc tây y, đông y hay các bài thuốc dân gian sẽ được áp dụng khi triệu chứng bệnh mới bắt đầu. Mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ giúp giảm đau nhức hiệu quả.
- Tây y thuốc giảm đau chống viêm sẽ cho tác dụng nhanh tuy nhiên tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nếu dùng sai cách.
- Đông y cho kết quả an toàn, hiệu quả nhưng đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài
- Các bài thuốc dân gian chỉ giúp hỗ trợ điều trị, giảm đau nhức, không có tác dụng trị bệnh khỏi hoàn toàn vì vậy người bệnh cần lưu ý.
Hãy đến bệnh viện khám chữa sớm, nghe theo lời khuyên của bác sĩ để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
Tập luyện
Các bài tập thể dục kéo dãn cột sống hàng ngày như bơi lội, lên xà sẽ giúp giải phóng đĩa đệm, giảm tình trạng ống sống bị chèn ép từ đó cơn đau nhức giảm thiểu ngay lập tức.
Người bệnh cần kiên trì áp dụng mỗi ngày 1-2 lần, tập thể dục sáng chiều, tập đúng phương pháp để sức khỏe được cải thiện tốt hơn.
Châm cứu bấm huyệt
Đây là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc được nghiên cứu từ ngàn đời nay và được y học hiện đại công nhận hiệu quả mang lại.
Châm cứu bấm huyệt giúp kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy máu và dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và sụn khớp từ đó giúp giảm đau, hỗ trợ việc chữa bệnh đạt kết quả nhanh hơn, tốt hơn.
Tuy nhiên biện pháp này cần được thực hiện bởi các thầy thuốc, bác sĩ có tay nghề. Bệnh nhân tuyệt đối không lạm dụng để tránh phản ứng phụ.
Phẫu thuật, mổ thoát vị đĩa đệm
Khi cách điều trị bằng bảo tồn không mang lại kết quả như mong đợi, người bệnh sẽ phải lựa chọn phương án cuối cùng là phẫu thuật, mổ thoát vị đĩa đệm, giải phóng khối chèn ép vào ống sống từ đó phục hồi hệ vận động.
Một số phương pháp phẫu thuật hiện nay bao gồm: mổ rộng lỗ liên hợp, cắt bản sống, hàn xương… Những người có sức khỏe tổng quát tốt mới được áp dụng biện pháp mổ thoát vị.
Ưu điểm của phẫu thuật là giải quyết căn nguyên bệnh, giải pháp khối thoát vị từ đó cơn đau nhức giảm thiểu.
Nhược điểm là những rủi ro trong và sau quá trình mổ, hơn nữa nhiều trường hợp bệnh nặng tỉ lệ thành công chỉ 50-50, bên cạnh đó là chi phí cao do đó bạn cần tìm hiểu và cân nhắc kĩ.
Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh
- Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, tuy nhiên nghỉ ngơi không có nghĩa là nằm một chỗ, không đi lại. Việc lười vận động, sợ đau nên không dám di chuyển sẽ khiến bệnh tình thêm nặng hơn. Người bệnh hãy di chuyển nhẹ nhàng, có người giúp đỡ nếu tình trạng bệnh nặng.
- Hãy nằm đệm cứng thay vì đệm mềm, lựa chọn gối phù hợp.
- Đeo đai bảo vệ cột sống khi di chuyển, đi lại đặc biệt là khi di chuyển bằng xe máy, ô tô
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin D… có trong thịt cá, rau xanh, hoa quả…
- Môi trường sống cần thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo. Môi trường bụi bẩn, ẩm thấp cũng sẽ góp phần đẩy nhanh sự tiến triển của bệnh
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
- Đắp chườm ngải cứu khi bị đau nhức thay vì uống giảm đau
- Tuyệt đối không làm việc nặng
Lời khuyên dành cho bệnh nhân thoát vị, thoái hóa
- Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh xương khớp càng cao, vì vậy ngay từ khi còn trẻ mọi người nên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống khoa học, tập luyện thể dục mỗi ngày giúp cơ thể được dẻo dai, xương khớp được chắc khỏe.
- Nói không với thuốc lá, các chất kích thích, rượu bia, ma túy… bởi sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng
- Giảm béo, kiểm soát cân nặng: thừa cân, béo phì là nguyên nhân khiến hệ cột sống phải chịu đựng trọng lượng lớn gây áp lực lên đĩa đệm từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị, thoái hóa.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ vì không tốt cho sức khỏe
- Nếu chẳng may gặp chấn thương, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra, chụp chiếu, điều trị triệt để, tuyệt đối không chủ quan.
- Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần
- Có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp nếu gia đình có điều kiện.
Trên đây là thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống và cách phòng ngừa, điều trị. Hãy chủ động đến gặp bác sĩ khi cơ thể phát ra tín hiệu. Sức khỏe, cuộc sống là của bạn, đừng chủ quan để phải chịu đựng những biến chứng nguy hiểm.
Thông tin nên đọc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!