Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thoát vị đĩa đệm mất nước là gì? Căn bệnh này có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là thắc mắc, mối quan tâm chung của nhiều người. Để có được câu trả lời chính xác, mời bạn đọc theo dõi bài chia sẻ sau đây.

Thoát vị đĩa đệm mất nước là gì? Có nguy hiểm không?

Đĩa đệm là mô sụn chứa 85% là nước, mô sợi có độ xốp và đàn hồi cao, nằm giữa các đốt sống, hỗ trợ giảm ma sát, giúp cơ thể vận động linh hoạt hơn.

Tình trạng đĩa đệm bị mất nước là do quá trình thoái hóa gây ra. Lúc này đĩa đệm sẽ trở nên khô hơn, suy giảm chức năng, vòng xơ bên ngoài bị tổn thương khiến keo nhầy lồi ra chèn lên rễ thần kinh.

Đĩa đệm bị mất nước sẽ dẫn đến triệu chứng xơ cứng, chức năng cơ xương khớp bị suy giảm, kém linh hoạt làm tăng độ ma sát giữa các đốt sống, gây đau đớn khi vận động. Nếu bao xơ bị rách, nhân nhầy tràn ra ngoài chui vào ống sống, thoát vị đĩa đệm chèn ép các rễ thần kinh sẽ dẫn đến rối loạn cảm giác, tay chân tê bì.

Những cơn đau nhức kéo dọc dây thần kinh, lan sang tay, chân, hai bên hông khiến người bệnh vô cùng khó chịu, mệt mỏi. Đây là căn bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế và bại liệt nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy mọi người tuyệt đối không nên coi thường, chủ quan.

Đĩa đệm là mô sụn chứa 85% là nước, mô sợi có độ xốp và đàn hồi cao
Đĩa đệm là mô sụn chứa 85% là nước, mô sợi có độ xốp và đàn hồi cao

Đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm mất nước

Một số đối tượng có khả năng cao mắc các bệnh về cột sống như thoái hóa, thoát vị mọi người cần biết bao gồm:

  • Người cao tuổi: Đĩa đệm bị thoái hóa theo thời gian, càng già xương khớp thoái hóa càng nhanh từ đó khiến quá trình trao đổi chất suy giảm, quá trình vận chuyển dinh dưỡng nuôi cột sống bị suy giảm.
  • Người lao động nặng thường xuyên: Công nhân, nông dân, những người làm việc chân tay, bốc vác…dễ gặp bệnh nghề nghiệp. Nguyên nhân là do khi khuân vác, cột sống sẽ bị chèn ép một sức nặng lớn từ đó dễ bị tổn thương.
  • Làm việc sai tư thế: Nhân viên văn phòng, tài xế lái xe, giáo viên, nhân viên thu ngân… tất cả những đối tượng này có công việc đặc thù là ngồi nhiều, ít vận động từ đó khiến cột sống bị chèn ép, ngồi sai tư thế sẽ gây thoái hóa, thoát vị.
  • Người thừa cân béo phì: Khi cơ thể thừa cân nghĩa là cột sống phải chống đỡ khối lượng lớn hơn khả năng nó có thể chịu từ đó gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp và các cơ quan nội tạng khác.

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm mất nước

Nhiều người nhầm lẫn những cơn đau của thoát vị đĩa đệm mất nước với đau lưng thông thường nên không kịp thời điều trị. Từ đó có thể dẫn tới biến chứng xấu của bệnh, khó có cơ hội phục hồi.

Một số triệu chứng nổi bật của bệnh lý này mọi người cần thực sự chú ý:

  • Xuất hiện cơn đau âm ỉ một số khu vực nhất định trên lưng hoặc đốt sống cổ.
  • Cảm thấy đau dữ dội hơn khi ho, hắt hơi, cười lớn hoặc đột ngột thay đổi tư thế đứng, nằm, ngồi.
  • Những cơn đau có dấu hiệu lan dần sang hai tay hoặc lan xuống mông, kéo dọc từ thắt lưng đến bàn chân.
  • Tay chân bị tê bì râm ran, mất cảm giác.
  • Cơ bắp yếu dần, mất sức.
  • Đại tiểu tiện mất kiểm soát.
Thoát vị đĩa đệm mất nước gây ra những cơn đau âm ỉ trên lưng hoặc đốt sống cổ.
Thoát vị đĩa đệm mất nước gây ra những cơn đau âm ỉ trên lưng hoặc đốt sống cổ.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm mất nước hiệu quả

Ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường như đau nhức, tê mỏi cột sống, mọi người nên đến gặp bác sĩ để tư vấn, thăm khám cụ thể nhất. Bệnh thoát vị đĩa đệm mất nước có thể chữa khỏi với điều kiện điều trị sớm, phác đồ đúng. Một số phương pháp chữa trị hiện nay được biết đến như:

Sử dụng thuốc

Tùy vào hướng tình trạng bệnh, hướng dẫn của bác sĩ cũng như lựa chọn của người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây Y và Đông Y, đều có tác dụng khắc phục tổn thương đĩa đệm.

  • Sử dụng thuốc Tây Y: Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, meloxicam…; thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal… Ngoài ra có thể có một số thuốc bổ sung nhóm vitamin B tốt cho thần kinh như vitamin B1, B12. Dùng tân dược điều trị có thể giúp bệnh nhân giảm đau nhanh chóng, thuận tiện khi sử dụng. Tuy nhiên chỉ cần ngừng thuốc thì cơn đau sẽ lại tái phát. Ngoài ra, bệnh nhân dễ gặp tác dụng phụ như ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng đặc biệt là đường tiêu hóa, gan thận… Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.
  • Sử dụng thuốc Đông Y: Theo cách điều trị của Đông Y, chữa bệnh cần chữa tận gốc căn nguyên gây bệnh nên sẽ mất một thời gian mới có thể thấy rõ hiệu quả. Thuốc chủ trị cân bằng Âm Dương – Ngũ Hành của cơ thể, bồi bổ xương khớp mang đến hiệu quả ổn định và lâu dài. Đây cũng là phương pháp an toàn, không có tác dụng phụ do sử dụng hoàn toàn dược liệu thiên nhiên. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa và sự thích ứng của từng người bệnh mà kết quả cũng khác nhau.
  • Áp dụng bài thuốc dân gian: Nếu bệnh mới phát triển giai đoạn đầu, tình trạng bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng một vài bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau tức thì tại nhà. Những bài thuốc này tương đối dễ tìm nhưng sẽ mất thời gian chuẩn bị và cần làm liên tục nhiều ngày.
    Hãy tham khảo các bài thuốc chườm nóng với nguyên liệu từ lá lốt, ngải cứu hoặc xương rồng kết hợp với muối trắng.
Điều trị thoát vị đĩa đệm mất nước bằng phương pháp Đông Y sử dụng hoàn toàn dược liệu thiên nhiên.
Điều trị thoát vị đĩa đệm mất nước bằng phương pháp Đông Y sử dụng hoàn toàn dược liệu thiên nhiên.

Vật lý trị liệu – điều trị không dùng thuốc

Ngoài việc sử dụng thuốc uống, đắp lá, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tập một số bài tập vật lý trị liệu tại nhà. Hoặc sử dụng châm cứu bấm huyệt, chiếu đèn hồng ngoại để giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Liệu pháp châm cứu, bấm huyệt, chiếu đèn hồng ngoại giúp kéo giãn cột sống, giảm đau, khai thông kinh lạc, tăng cường tuần hoàn máu. Từ đó hỗ trợ tái tạo xương khớp, gia tăng hiệu quả điều trị.

Một số bài tập như yoga, đu xà, đi bộ cũng tác động rất tốt đến cột sống, giảm áp lực lên các đốt sống đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Châm cứu, bấm huyệt giúp giảm đau, khai thông kinh lạc, tăng cường tuần hoàn máu.
Châm cứu, bấm huyệt giúp giảm đau, khai thông kinh lạc, tăng cường tuần hoàn máu.

Phẫu thuật điều trị

Trong trường hợp sử dụng các phương pháp bảo tồn từ 6 – 8 tuần không thấy hiệu quả hoặc bệnh có biến chứng nặng, bác sĩ sẽ đề xuất phương án phẫu thuật giải phóng khối thoát vị đĩa đệm, thay mới đĩa đệm nếu cần thiết.

Hiện nay có 3 phương pháp mổ thường được dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm mất nước gồm:

  • Phẫu thuật hở: Phương pháp mổ truyền thống, phổ biến trên thế giới. Nhưng dễ bị nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh trong quá trình thực hiện. Người cao tuổi, người mắc bệnh về tim mạch không nên lựa chọn cách này.
  • Phẫu thuật nội soi: Biện pháp hiện đại, ít xâm lấn, rút ngắn thời gian hồi phục. Tuy nhiên, bác sĩ thực hiện cần có chuyên môn cao để tránh xảy ra rủi ro không đáng có.
  • Phẫu thuật bằng tia laser: Sử dụng tia laser với bước sóng phù hợp để tác động lên khối thoát vị, giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép. Đây là phương pháp cải tiến nhất, chi phí rất cao và không phải cơ sở y tế nào cũng có đủ điều kiện trang bị máy móc phù hợp.

Nhìn chung, bệnh thoát vị đĩa đệm mất nước là bệnh xương khớp nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Mọi người nên chú ý thăm khám sức khỏe thường xuyên, đặc biệt lưu tâm đến những triệu chứng bất thường trên cơ thể để được tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp.

Thông tin bạn nên đọc


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp trị bệnh đem lại nhiều kết quả khả quan mà không làm phát sinh tác dụng phụ. Vậy, thực sự bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả thế nào? Đâu là cách thực hiện bấm huyệt chuẩn xác nhất? Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm...
Khi các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nội khoa tỏ ra không hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Tâm lý lo lắng do áp dụng biện pháp xâm lấn khiến nhiều người thắc mắc “Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?” Trong bài viết sau đây, tapchidongy.org sẽ chia sẻ...
Khi tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm chuyển biến nặng, bác sĩ có thể phải chỉ định phẫu thuật để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp đó, mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất là điều người bệnh rất quan tâm. Bài viết sau đây, hãy cùng tapchidongy.org tham khảo những địa chỉ mổ...
Theo các chuyên gia về xương khớp, 3 tháng đầu sau mổ thoát vị đĩa đệm là khoảng thời gian rất nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phẫu thuật. Vậy, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh nên ăn gì? Kiêng gì? Có bài tập nào giúp tăng hiệu quả phục hồi đĩa đệm không? Sau...
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh đi kèm với áp lực công việc khiến tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm tăng mạnh và dần trẻ hóa trong thời gian gần đây. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể làm khởi phát rất nhiều vấn đề nguy hiểm, thậm chí gây bại liệt. Vậy,...
“Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì khi đạp xe...” là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Tapchidongy.org sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích xung quanh chủ đề này qua bài viết dưới đây.  Người mắc thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe...
Thoát vị đĩa đệm đau như thế nào? Làm cách nào để phát hiện bệnh sớm để có phương pháp chữa trị kịp thời? Trong bài chia sẻ sau đây, tapchidongy.org đã có buổi gặp gỡ và trao đổi với bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường và có được câu trả...
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không có lẽ là thắc mắc chung của hầu hết người bệnh. Nhiều người nghĩ rằng việc nằm nghỉ ngơi nhiều sẽ tốt cho quá trình điều trị. Thực tế, liệu có phải như thế không? Chúng ta hãy cùng giải đáp câu hỏi đó qua bài viết dưới đây của Tạp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan